Thương bà lão 90 tuổi vẫn còm cõi nuôi cháu chạy thận
Mẹ mất vì không có tiền chạy thận. Ba năm sau ông nội qua đời vì bạo bệnh. Không lâu sau, bố lại bị điện giật chết. Bà nội gần 90 tuổi bệnh tật liên miên và cô em gái út đang học lớp 4 có nguy cơ bị nghỉ học.
Đó là hoàn cảnh rất đỗi thương tâm của anh Nguyễn Phúc Tiến(sinh năm 1984), thôn Dẫm Chùa, xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Mất khoảng hơn 4 giờ đồng hồ bằng xe máy từ trung tâm Hà Nội về đến xóm Dẫm Chùa, băng qua những cung đường khúc khuỷu giữa một ngày lộng gió, chúng tôi tìm về được gia đình anh Nguyễn Phúc Tiến. Chỉ hỏi thăm đôi chút là người dân quanh đó chỉ cho chúng tôi về đến tận nhà anh. Căn nhà nhỏ nằm sâu trong triền đê hun hút gió. Bà cụ gần 90 tuổi nghe tin chúng tôi về đã chống gậy lóc cóc ra đứng đợi đầu ngõ tự lúc nào.
Đã ở tuổi gần đất, xa trời nhưng bà nội vẫn là chỗ dựa cho hai cháu, một đứa chạy thận, một đứa mới học lớp 4
Hỏi đến hoàn cảnh nhà anh Nguyễn Phúc Tiến ai cũng chỉ chậc lưỡi, lắc đầu. Gia đình có bảy người, tuy cũng bữa đói, bữa no nhưng cuộc sống êm ấm, thuận hòa. Bố mẹ đều là Đảng viên. Mẹ anh (cô Nguyễn Thị Oanh, 52 tuổi) là một cán bộ phụ nữ xã năng nổ, nhiệt tình, luôn hết lòng vì công việc. Việc nhà, việc xã cô luôn cố gắng làm thật tốt. Tuy cuộc sống nghèo khó nhưng cô quyết không để các con phải nghỉ học.
Thế rồi tai ương đột ngột ập xuống gia đình bé nhỏ. Năm 2007, cô phát hiện mình bị suy thận nặng. Vốn miếng ăn trong nhà đã phải xoay sở đủ đường giờ trong nhà lại có người phải nằm viện nên cuộc sống thêm phần khó khăn. Vay mượn mãi đến mức không còn chỗ để vay được nữa, cuộc sống túng quẫn, nghèo khó cùng cực. Chữa trị được một thời gian, gia đình nuốt nước mắt buộc phải đưa cô về vì không còn khả năng lo tiền chạy chữa. Cô đã mất sau đó không lâu.
Phiếu điều trị ngoại trú bệnh suy thận mãn của anh Tiến
Mẹ mất không lâu anh Nguyễn Phúc Tiến cũng bị phát hiện suy thận. Gia đình suy sụp thêm một lần nữa. Ông bà nội lại thay nhau bệnh tật liên miên. Bố anh Tiến (chú Nguyễn Phú Tuyến, 54 tuổi), nai lưng ra làm lụng. Ai thuê việc gì chú cũng làm, việc đồng áng, việc nhà, từ cơm nước đến dọn dẹp nhà cửa đều do một tay chú làm. Người đàn ông tội nghiệp cứ héo hon dần theo năm tháng.
Ba năm dài nguôi ngoai sau ngày mẹ mất, ông nội lại lâm bệnh nặng. Dù đã cố gắng chạy chữa thuốc thang nhưng ông nội ốm không lâu sau thì qua đời. Nước mắt chưa khô, nước mắt lại đầy. Lo xong tang ông nội, gia đình thêm phần kiệt quệ. Gánh nặng kinh tế, con thơ đè nặng lên đôi vai người cha, người anh trong gia đình.
Đang học lớp 4, bé Thảo có nguy cơ phải bỏ học vì không có điều kiện
Tháng 11/2012, gia đình lại một phen suy sụp khi bố anh (chú Tuyến) trụ cột tài chính và tinh thần của cả gia đình lại đột ngột qua đời vì bị điện giật trong khi bơm máy nước. “Bố em chết đau đớn lắm chị ạ”- anh Tiến bùi ngùi cho biết. Nỗi đau lại như chồng thêm nỗi đau. Cú sốc quá lớn khiến bà nội ngã bệnh, sức khỏe bà yếu hẳn đi từ đó. Thỉnh thoảng bà lại bị lên cơn co giật, hai ngón chân vẹo hẳn sang một bên.
Bố mẹ mất, không có ai chăm sóc nhưng bé Thảo (đang học lớp 4) vẫn rất chăm ngoan. Một góc tường nhà treo đầy những giấy khen khiến chúng tôi rất bất ngờ. Cụ tâm sự: “Thôi cố cho cháu học nốt năm nay rồi cho cháu nghỉ cô ạ. Giờ tiền đâu mà đi học nữa”. Thảo ngoan lắm, con bé không bao giờ đòi mua quần áo mới hay đồ chơi đâu. Quần áo đều là do các anh chị để lại hoặc của các cô bác trong xóm xin cho. Lúc chúng tôi ra về con bé chạy vội theo ra đến cổng, bẽn lẽn dúi vào tay tôi một mẩu giấy nhỏ. Nét chữ viết vội nhìn rõ những đường run run ghì trên trang giấy. Đọc mẩu giấy chúng tôi không khỏi xúc động. “Con chỉ mong anh con khỏi bệnh… Con ước sao bà con khỏe lên… Con muốn được đi học lắm cô ạ…”
Lúc nào trong lòng bà nội cũng canh cánh lo cho hai đứa cháu. Bà sợ khi bà nhắm mắt rồi không biết cả hai anh em nó sẽ ra sao?
Trong nhà chất đầy những thùng chứa dịch. Mỗi tháng anh Tiến lại phải khăn gói đi Hà Nội ít nhất một lần để lấy thuốc. Chi phí đi lại, thuốc men mỗi tháng tốn trên dưới 4 triệu đồng. Khoản tiền khổng lồ ấy với một gia đình không ai có khả năng lao động quả thực quá sức tưởng tượng. Nhưng dịch thì vẫn phải truyền để duy trì sự sống cho anh Tiến. Những thứ có giá trị nhất trong nhà cứ thay nhau “đội nón” ra đi. Mảnh đất trước hiên cũng bán cho người ta lâu rồi. “Bán đất ở đây ai người ta mua hả cô, lại là đất triền đê nữa. Bán được vài đồng là may lắm rồi”, anh Tiến chia sẻ.
Ra về, chặng đường dài mà lòng chúng tôi nặng trĩu. Bệnh tình của anh Tiến ngày càng nặng thêm, suy thận đã ở giai đoạn cuối. Bé Thảo thì đứng trước nguy cơ bỏ học. Bà nội thì cũng đã già yếu lắm rồi… Mong rằng sẽ có những tấm lòng hảo tâm của bạn đọc giúp đỡ để gia đình vơi bớt nỗi đau và bé Thảo có thể tiếp tục được đi học.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 987: Anh Nguyễn Phúc Tiến, thôn Dẫm Chùa, xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. ĐT: 0989.208.488
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
Video đang HOT
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Cô gái sợ chết khi ngủ mà quên... nằm sấp
Vừa tròn tuổi 25, nhưng hơn nửa thời gian đó, Hiền phải chống chọi với bạo bệnh. Hơn 13 năm qua, Hiền sống dở, chết cũng không xong vì căn bệnh viêm tủy, viêm xương và có khả năng phải tháo đôi chân.
Gương mặt Hiền đầy quyến rủ - mang vẻ đẹp của của một thiếu nữ miền sơn cước khó mà tìm thấy ở vùng đất Lạng Sơn này.
Nhưng ít ai biết được rằng, đằng sau vẻ đẹp ấy, Hiền bây giờ gắn với chiếc giường vì bạo bệnh.
Hiền - một cô gái có khuôn mặt xinh đẹp, giọng nói dễ mến nhưng 13 năm nay cô luôn phải chống chọi với bạo bệnh và gắn chặt cuộc sống với chiếc giường. Nếu không trực tiếp chứng kiến, ít ai biết rằng cô đang chống chọi với bệnh tật bằng những nghị lực phi thường.
Hoàn cảnh đau đớn mà chúng tôi muốn nhắc tới là em Nguyễn Thanh Hiền (SN 1988, ở xóm 8, xã Lạng Sơn, huyện miền núi biên giới Anh Sơn, tỉnh Nghệ An). Hiện Hiền đang bị viêm tủy, viêm xương và bại liệt nửa người dưới.
Những ngày cuối tháng 4, nhận được đơn thư cầu cứu từ gia đình Hiền, từ thành phố ồn ào náo nhiệt chúng tôi ngược quốc lộ 7 vượt qua hơn 150km có mặt tại xã Lạng Sơn. Đường đến nhà Hiền quanh co và khó tìm lắm. Hỏi người dân nơi đây về Hiền ai cũng bảo cô bé xinh xắn nhưng phải nằm một chỗ ấy ai cũng bảo nhà nó nằm trong núi ấy.
Quả thật, sau khi đánh xe lộn vòng vèo rồi chúng tôi cũng tìm được nhà Hiền. Vượt qua con dốc mới được san ủi và hiện ra trước mắt chúng tôi là ngôi nhà nhỏ 3 gian nằm cheo leo trên dốc núi. Và càng ngạc nhiên hơn khi trước mắt chúng tôi là một cô gái với khuôn mặt xinh xắn, giọng nói dễ mến ấy lại chính là người đã hơn 13 năm nay phải chống chọi với bệnh tật, đang từng ngày chịu đựng những cơn đau dày vò của căn bệnh. Có thể nói với Hiền lúc này sống dở chết cũng không xong.
Nằm sấp trên chiếc giường cũ kỹ, sập sệ, Hiền cố gắng tâm sự cho chúng tôi về số phận nghiệt ngã của đời mình. Sinh ra trong một gia đình làm nông nghèo khó có 4 chị em ở vùng núi khó khăn hiểm trở của huyện miền núi Anh Sơn. Là chị cả, lại hiền lành, ngoan ngoãn, chịu thương chịu khó nên từ nhỏ, ngoài một buổi đến trường, một buổi Hiền lại theo mẹ ra đồng, lên rừng để kiếm thêm hạt gạo, gánh củi về phụ giúp mẹ nuôi các em.
Mỗi khi trái gió trở trời là Hiền lại đau đến chết đi được. Và có lẻ mẹ Hiền - bà Lương người hiểu con nhất nên bà luôn túc trực bên con.
Hiền đã khóc khi kể về cuộc đời mình.
Năm 2000, khi đang học lớp 5, trong một lần tới trường học đi xe đạp Hiền bị trượt ngã. Về nhà, thấy chân tay bị tê cứng, đi lại khó khăn, sợ sau này sẽ bị ảnh hưởng nên gia đình lại vội vàng khăn gói đưa Hiền xuống bệnh viện Đa khoa tỉnh để được thăm khám. Tại đây, sau khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ kết luận, Hiền bị viêm tủy và nguy cơ bại liệt nửa người dưới rất cao nếu như không được chữa trị kịp thời. Để biết kết quả chính xác hơn và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời, các bã sĩ đã yêu cầu gia đình sớm đưa Hiền ra bệnh viện Nhi trung ương để được điều trị.
Gia đình vốn là hộ nghèo, khó khăn cũng vào hạng nhất nhì của cái xã Lạng Sơn này nên cuộc sống quanh năm chỉ biết dựa vào mấy sào ruộng nên lúc Hiền lâm bệnh, gia đình cũng chẳng làm được gì hơn để cứu con mình ngoài chạy vạy, vay mượn anh em, hàng xóm. "Nhà nghèo khó lắm, bữa ăn còn phải lo từng ngày nói chi đến có tiền để đưa con ra Hà Nội chữa trị. Muốn đưa con đi chữa bệnh, gia đình tôi lại chạy vạy khắp làng trên xóm dưới. Có ai là anh em thân thích tôi lại đi vay mượn từng đồng tích góp đưa nó đi chữa cho yên tâm. Chứ giờ nó bị như thế, nhà nghèo nhưng để ở nhà cũng không đành lòng chú ạ. Thương con lắm...", bà Hoàng Thị Lương (SN 1966 - mẹ của Hiền) ngậm ngùi chia sẻ.
Hơn 4 năm qua, Hiền luôn phải nằm như thế này từ ăn uống, vệ sinh cho....
...đến giấc ngủ... Hiền cũng phải nằm sấp. Bởi theo Hiền, thì nằm ngửa rất dễ bị nghẹt thở.
Sau khi vay mượn được ít tiền, đầu năm 2000, gia đình lại khăn gói đưa Hiền ra bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội để chữa trị. Tại đây, các bác sĩ kết luận Hiền bị viêm tủy, nếu không được phẫu thuật và chữa trị kịp thời thì Hiền sẽ bị liệt mãi mãi. Thế là Hiền phải ráng ở lại BV Nhi để được điều trị. Thế là bà Lương lại nhắn tin về gia đình ở quê để vay mượn tiền hầu mong để được ở lại bệnh viện chữa trị.
Sau hơn 1 tháng điều trị, bệnh tình của Hiền không những thuyên giảm mà càng phải chịu đựng những cơn đau nhiều hơn. Từ viêm tủy, Hiền còn bị thêm bệnh viêm xương ở cả hai chân. Thế rồi, các bác sĩ lại chuyển Hiền sang bệnh viện Châm cứu trung ương để tiến hành châm cứu và tìm phương pháp điều trị mới.
Sau hơn 11 tháng điều trị tại viện này, bệnh tình của Hiền đã có chút tiến triển. Nhưng để khỏi hẳn, Hiền phải được phẫu thuật kịp thời mới mong sẽ được bình thường như bao người khác. Nhưng ngặt nỗi, nhà nghèo, tiền ăn uống chi tiêu hàng ngày còn không một xu dính túi thì lấy đâu ra cả hàng chục triệu đồng để phẫu thuật, nên bà Lương đành ngậm ngùi xin đưa Hiền về nhà trong trong tuyệt vọng.
Về nhà được mấy ngày, bệnh cũ lại tái phát, những cơn đau lại dày vò Hiền nhiều hơn nữa khiến Hiền nhiều lúc chán nản và muốn tìm đến cái chết để tự "giải thoát" cho mình và gia đình bớt khổ. "Em không muốn thấy cha mẹ em phải khổ vì bệnh tật của em. Nhà em nghèo quá nên để có được những đồng tiền điều trị bố mẹ em vất vả đi làm bất cứ việc gì miễn là hợp pháp, góp nhặt nhặt từng xu tiền lẻ, rồi đi vay đi mượn anh em làng xóm để chữa trị bệnh cho em. Thương cha mẹ lắm nên nhiều lúc em tìm đến cái chết để cha mẹ bớt khổ, nhưng không được. Hôm ở bệnh viện Hà Nội, em tưởng chết nên đã viết bức thư xin hiến xác cho khoa học nhưng cha mẹ nói phải cứu em bằng được, nhưng em biết cha mẹ không có tiền, em chỉ biết khóc vì thương cha mẹ thôi", nói đoạn Hiền đã khóc.
Rồi cứ thế, hết năm này qua năm khác, lúc đi làm hay vay mượn được đồng nào thì hai mẹ con lại dắt díu nhau tiếp tục ra Hà Nội chữa trị cho Hiền. Và những đồng tiền ít ỏi chỉ cầm cự được một thời gian ngắn thì mẹ con Hiền lại ôm nhau về trong nước mắt mà không biết phải làm gì hơn.
Từ năm 2008, căn bệnh của Hiền càng nặng hơn. Kể từ đó, hằng ngày Hiền không thể đi lại được mà chỉ nằm một chỗ trên chiếc giường. Tất cả mọi sinh hoạt đều nhờ vào người mẹ chăm sóc. Rồi như một vận may trời ban đến với Hiền. Mọi cái dường như tuyệt vọng vì bệnh tật, thì Hiền được một người thầy nhận làm cha đỡ đầu và tài trợ tiền phẫu thuật.
Nhưng cũng phải đợi đến đầu năm 2010, gia đình vay mượn được ít tiền cộng với người cha đỡ đầu giúp đỡ, Hiền được đi phẫu thuật (Hiền phải trải qua 5 lần phẫu thuật và điều trị kéo dài trong vòng 2 tháng). Ca phẫu thuật cơ bản thành công, bệnh của Hiền đã tiến triển hơn trước, sức khỏe cũng đã dần hồi phục. Từ cảnh nằm một chỗ, Hiền đã có thể đứng dậy để tập đi trên đôi chân của mình. Vui mừng vì hy vọng lại được nhen nhóm, Hiền được các bác sĩ cho về nhà điều trị và hẹn đến tháng 6/2011 tiếp tục ra bệnh viện để rút đinh và theo dõi những vết thương cũ.
Trong giai đoạn này, Hiền được uống thuốc và tập đi theo lời bác sĩ dặn. Tuy nhiên, đến cái ngày bệnh viện hẹn ra để rút đinh và tiếp tục điều trị thì Hiền không thể ra chỉ vì ... mọi thứ trong gia đình không còn một thứ gì đáng một xu, nhà không vườn trống. Bởi bao nhiêu tiền của đã ra đi theo năm tháng điều trị cho Hiền. Còn những người có thể vay mượn được giờ cũng không ai dám cho vay, bởi biết đến khi nào gia đình Hiền mới có tiền mà trả. Kề từ ngày đó, những vết thương, những chiếc đinh ghim trong thân hình sau khi phẫu thuật với Hiền bắt đầu lành lặn, đã bắt đầu lở loét nhiều hơn, đau đớn hơn khiến Hiền ngày đêm không ngủ được.
Căn bệnh của Hiền đang phải chịu khi đôi chân, phần nửa dưới dường như đã chết.
Hằng ngày, Hiền chỉ nằm sấp một chỗ trên chiếc giường xập xệ. Thỉnh thoảng những cơn đau trên cơ thể hành hạ khiến Hiền như chết lặng. Năm nay, Hiền vừa tròn 25 tuổi nhưng đã hơn 13 năm nay qua, Hiền luôn phải chống chọi với bạo bệnh trong đau khổ và tuyệt vọng. Để có được tiền chữa trị cho Hiền suốt 13 năm qua, giờ đây số nợ mà gia đình đã phải vay mượn ngân hàng, anh em lên đến gần 100 triệu cũng không biết có cách nào để trả.
"Em nằm một chỗ trên giường đã 5 năm nay. Em chỉ nằm sấp, giờ nằm ngửa thì có thể chết bất cứ lúc nào. Năm trước (2011) bác sĩ hẹn gia đình đưa em ra lấy đinh nhưng vì không có tiền nên đành ngậm ngùi ở nhà các anh ạ. Giờ những chỗ ấy nó lại loét ra, chảy máu nhiều lắm, nhửng mảng thịt cũng bong tróc... Giờ em chỉ mong có một phép màu nào có thể giúp em chữa bệnh, được đi lại bình thường em sẽ đi làm để giúp cha mẹ trả hết nợ, để ba mẹ không phải khổ vì em nữa...", Hiền nói trong đau đớn tuyệt vọng.
Cũng theo bà Lương, để Hiền không phải chết, để Hiền đi được, để Hiền không phải nằm một chỗ các bác sỹ bảo phải có ít nhất từ 500-700 triệu đồng tiến hành phẫu thuật, mở khớp háng thì mới hy vọng cứu được Hiền. Nhưng với hoàn cảnh hiện nay của bà Lương có trong nhà 10.000 đồng đã khó chứ nói đến chuyện hàng trăm, gần cả tỷ đồng xem ra là trong mơ.
Còn với chúng tôi, những người đem ước nguyện của Hiền lên mặt báo, cầu mong sự chung tay góp sức của tất cả cộng đồng để Hiền được chữa bệnh lần cuối. Đó là thay hai khớp háng, hai khớp gối và tháo đinh của những ca phẫu thuật trước còn để lại. Hy vọng sẽ có phép nhiệm màu nào đó giúp đỡ Hiền thoát khỏi cảnh khó khăn và thực hiện được những mơ ước của mình.
Bà Lương bao năm theo con đi bệnh viện nay cứ đớ đớ người ra vì quá túng quẫn.
Bà Lương chỉ có cách duy nhất để ăn ủi con là mỗi khi con đau lại xóa bóp.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 980: Bà Hoàng Thị Lương, xóm 8, xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An
ĐT: 0988.621.196 - em Hiền
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Đau lòng nhìn mắt thiếu nữ sắp nổ tung Khối u trên trán Ni to dần, sưng bóng và che hết con mắt bên trái. Thương con, cha mẹ Ni bán hết đất, vay bà con thêm 50 triệu đồng đưa em đi phẫu thuật nhưng bệnh tình vẫn "dậm chân tại chỗ". Thiếu nữ mang khối u não tội nghiệp nêu trên là tình cảnh của em Nguyễn Thị Hằng Ni...