[Thuốc&Sức khỏe] Dâm dương hoắc – ôn thận, tráng dương
Dâm dương hoắc (tên khoa học là epimedium, thuộc họ hoàng liên gai – Berberidaceae) là một trong những vị thuốc bổ dương của y học cổ truyền.
Đây là lá phơi hay sấy khô của nhiều loại cây thuộc chi Epimedium như dâm dương hoắc lá to, dâm dương hoắc lá mác, dâm dương hoắc lá hình tim, dâm dương hoắc có lông mềm…
Ảnh minh họa
Theo y học cổ truyền, dâm dương hoắc vị cay ngọt, tính ấm; có công dụng ôn thận, tráng dương (làm ấm tạng thận và khỏe dương khí), cường cân tráng cốt (làm mạnh gân xương) và khứ phong, trừ thấp. Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh liệt dương, di tinh, tinh lạnh, muộn con, lưng đau gối mỏi, gân cốt co rút, bán thân bất toại, tay chân yếu lạnh, phong thấp… Dâm dương hoắc có ở Trung Quốc và một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Y học hiện đại ghi nhận, trong dâm dương hoắc có chứa hàm lượng L-Arginine rất cao (L-Arginine là chất kích thích sản xuất hoóc-môn tăng trưởng, tăng cường sinh dục, thiếu chất này sẽ làm ảnh hưởng đến sự ham muốn). Chiết xuất được trong lá dâm dương hoắc những nhóm chất có tác dụng làm tăng lưu lượng máu và cải thiện chức năng tình dục bao gồm: Alcaloid, flavonoid và saponosid, phytosterol, tinh dầu, axít béo, vitamin E.
Dâm dương hoắc thường được dùng là thuốc ngâm rượu, có thể dùng độc vị, dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Để đảm bảo dược tính cho dâm dương hoắc cần chọn dược liệu tốt, không ẩm mốc và sao tẩm đúng. Có mấy cách sao dâm dương hoắc:
Sao với mỡ dê: 1 lạng dâm dương hoắc sao với 20g mỡ dê, sao sao nhỏ lửa cho đến khi thấm hết mỡ là được. Sao với muối: Dùng nước muối 2% với lượng vừa đủ, sao dâm dương hoắc cho đến khi khô hết nước, dược liệu chuyển màu hơi đen là được. Sao với rượu: Mỗi lạng dâm dương hoắc cần dùng 20 – 25ml rượu, phun đều rồi sao nhỏ lửa cho đến khi dược liệu khô. Sao với bơ: mỗi lạng dâm dương hoắc cần dùng 25g bơ, đem bơ đun nóng chảy rồi cho dược liệu vào sao cho đến khi khô. Sao thường: Cho dâm dương hoắc vào chảo, sao lửa nhỏ cho đến khi chuyển màu hơi đen.
Video đang HOT
Chúng tôi thường dùng cách sao dâm dương hoắc với mỡ dê để vừa tăng dược tính vừa tạo mùi thơm.
Rượu dâm dương hoắc ngâm độc vị có màu xanh đẹp. Thường ngâm 500g dâm dương hoắc với 5 lít rượu gạo ngon. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 15 – 20ml.
Để nâng cao hiệu quả của rượu dâm dương hoắc, người ta thường phối hợp nó với một số vị thuốc như tiên mao, ba kích và nhục thung dung, uy linh tiên… Qua kinh nghiệm điều trị cho đàn ông bị vô sinh – hiếm muộn (thường kèm theo triệu chứng dương nuy; xét nghiệm thấy tinh trùng thiếu, yếu…), tôi lập bài thuốc ngâm rượu có vị dâm dương hoắc phối hợp với: thục địa, huỳnh tinh, kỷ tử, sinh địa, hắc táo nhân, quy đầu, cam cúc hoa, cốt toái bổ, xuyên ngưu tất, xuyên tục đoạn, nhân sâm, bắc huỳnh kỳ, phòng đảng sâm, đỗ trọng, đảng sâm, trần bì, đại táo, lộc giác giao.
Trong đó, dâm dương hoắc cùng thục địa, nhục thung dung, huỳnh tinh, kỷ tử: Bổ thận sinh tinh; lộc nhung, lộc giác giao: Bổ mạnh tinh huyết; nhân sâm, đảng sâm, bắc kỳ, đan sâm: Bổ khí; đương quy, xuyên khung: Dưỡng huyết; sinh địa, táo nhân: Dưỡng huyết, an thần…
Với bài thuốc ngâm rượu có dâm dương hoắc này, nhiều người đã có sức khỏe tình dục tốt hẳn lên, đặc biệt là đã có con sau nhiều năm hiếm muộn.
Cần lưu ý: Dùng dâm dương hoắc phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc có kinh nghiệm; phụ nữ có thai không nên dùng.
[Thuốc & Dinh dưỡng] Câu kỷ tử bổ thận, ích tinh
Câu kỷ tử hay còn gọi kỷ tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi tử có tên khoa học Lycium barbarumL. (Lycium chinense mill).
Ảnh minh họa
Đây là vị thuốc quý nên còn có tên: thiên tinh, địa tiên, khước lão (từ chối tuổi già, trẻ mãi)... Đối với sức khỏe tình dục, có câu: "Đi xa ngàn dặm không nên dùng câu kỷ tử vì nó bổ thận quá cho nên kích thích đến tình dục" (Danh y Biệt lục).
Câu kỷ tử vị ngọt, tính bình, vào ba kinh Can, Thận và Phế; có công dụng tư bổ Can, Thận, dưỡng huyết minh mục và nhuận phế; thường dùng để chữa can thận âm suy, lưng gối yếu mỏi, đầu choáng mắt hoa, mắt nhìn không rõ, di tinh, vô sinh...
Can có chức năng tàng huyết, chủ về cân, khai khiếu ở mắt; Thận tàng tinh, chủ về xương, khai khiếu ở tai. Hai cơ quan này đều nằm ở phần dưới của cơ thể (hạ tiêu), có chức năng tương hỗ lẫn nhau, "Ất quý đồng nguyên, Can Thận đồng trị", tinh huyết hỗ sinh.
Nếu Can Thận âm hư, tinh và huyết đều thiếu nên không thể nuôi dưỡng mắt đầy đủ được mà phát sinh chứng trạng hoa mắt, mắt mờ, thị lực giảm sút... Kỷ tử là vị thuốc vào được cả kinh Can và Thận, một mặt bổ ích Thận tinh, một mặt bổ dưỡng Can huyết nên có thể chữa được các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, nhìn mờ, tai ù, điếc, lưng đau gối mỏi... và đặc biệt là chữa được di tinh, liệt dương dùng trong hiếm muộn, vô sinh.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, câu kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú:
Câu kỷ tử có tác dụng tăng cường miễn dịch, xúc tiến quá trình tạo máu, giảm mỡ máu, chống tích đọng mỡ ở tế bào gan, chống oxy hóa và kiềm chế quá trình lão suy.
Câu kỷ tử bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan; điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản. Câu kỷ tử có một chất độc đáo là cerebroside để bảo vệ tế bào gan chống lại độc tố, ngay cả loại độc tố mạnh như chlorinated hydrocarbons. Câu kỷ tử là một chất sinh sản và tái tạo ra máu...
Câu kỷ tử có thể dùng độc vị để ngâm rượu, làm trà, thậm chí nhai sống. Bài thuốc dùng câu kỷ tử để bổ thận, sinh tinh vừa để giúp sức cho thục địa trong bổ thận âm. Bài thuốc:
Thục địa 100g, nhục thung dung 100g, huỳnh tinh 100g, câu kỷ tử 50g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, hắc táo nhân 40g, quy đầu 50g, cam cúc hoa 30g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, nhân sâm 40g, bắc kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đỗ trọng 50g, đan sâm 40g, trần bì 20g, đại táo 30 quả, lộc nhung 20g, lộc giác giao 40g.
Ngoài ra, bài thuốc còn gia giảm một số vị thuốc quý hiếm khác tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân.
Công dụng: đại bổ thận, bổ mạnh tinh huyết, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, sinh tinh, tăng cường sinh lực. Đối với nam: Tăng số lượng và chất lượng tinh trùng; tinh trùng sẽ hoạt động mạnh, di chuyển nhanh hơn, từ đó người hiếm muộn có thể có con.
Trong đó: Thục địa, nhục thung dung, huỳnh tinh, câu kỷ tử: bổ thận, sinh tinh; lộc nhung, lộc giác giao: bổ mạnh tinh huyết; nhân sâm, đảng sâm, bắc kỳ, đan sâm: bổ khí, tăng cường sức khỏe; đương quy, xuyên khung: dưỡng huyết điều kinh; sinh địa, táo nhân: dưỡng huyết an thần.
Các vị thuốc khác trong bài có tác dụng hỗ trợ bổ thận, cường dương sinh tinh huyết.
Cách ngâm và uống: Cho toàn bộ vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa tốt, loại bình 10 lít, đổ vào 6 lít rượu 40 độ, sau đó lấy 300g đường phèn nấu với nửa lít nước cho tan ra, để nguội đổ chung vào. Ngâm 1 tháng mới được uống. Ngày uống 3 ly nhỏ, mỗi ly khoảng 25ml, sau bữa ăn.
Bài thuốc đông y và cách xoa bóp chữa đau lưng Biểu hiện đau nhức một bên hoặc cả hai bên thắt lưng; đau nhói, đau âm ỉ, cũng có thể có cảm giác đau nhức, lạnh tê, có khi lan sang vùng mông. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Theo Sức khỏe đời sống, BS. Lê Thị Hương cho biết, đau lưng bắt nguồn từ các tư thế sai...