Thuốc viên điều trị COVID-19 của Merck có nhiều hứa hẹn trong việc giảm nguy cơ nhập viện
Một nghiên cứu mới của Ấn Độ cho thấy thuốc kháng virus molnupiravir của hãng Merck có thể giúp giảm 65% nguy cơ nhập viện vì COVID-19.
Tỷ lệ này cao hơn kết quả ghi nhận trong nghiên cứu trước đó về tính hiệu quả của thuốc.
Molnupiravir – loại thuốc kháng virus do hãng Merck & Co (Mỹ) phát triển. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu, do các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu điều trị lâm sàng và thuốc kháng virus Chennai đứng đầu, được thực hiện với 1.281 người trưởng thành, nhiễm virus SARS-CoV-2 và có triệu chứng nhẹ, chia làm các hai nhóm có quy mô tương đương nhau để so sánh. Kết quả cho thấy chỉ có 1,5% nhóm được uống thuốc phải nhập viện trong khi con số này là 4,3% đối với nhóm không uống thuốc.
Một nghiên cứu thực hiện năm 2021 của hãng Merck cho thấy thuốc giúp giảm 30% nguy cơ nhập viện. Theo tiến sĩ Eliav Barr, Phó Chủ tịch mảng nghiên cứu thí nghiệm của Merck, nghiên cứu trước có một số khác biệt nên khó so sánh với nghiên cứu mới. Người tham gia nghiên cứu của Merck là người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng sau khi đã có xét nghiệm dương tính. Nghiên cứu này cũng được tiến hành trên toàn cầu và bao gồm các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và vừa. Trong khi đó, nghiên cứu của Ấn Độ không nhằm vào các bệnh nhân có nguy cơ trở nặng.
105 quốc gia sẽ có thuốc điều trị COVID-19 giá rẻ hơn
Ngày 20/1, tổ chức y tế Medicines Patent Pool (MPP), có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, ra tuyên bố cho biết các công ty sản xuất thuốc gốc sẽ tạo ra một phiên bản giá rẻ hơn của loại thuốc viên điều trị COVID-19 của hãng Merck và cung cấp cho 105 nước nghèo trên thế giới.
Thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir do hãng dược phẩm Merck của Mỹ bào chế. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
MPP đã ký các thỏa thuận với 27 công ty dược phẩm để sản xuất loại thuốc kháng virus dạng uống mang tên Molnupiravir để cung cấp cho các nước có thu nhập thấp và trung bình (LMIC). Giám đốc Điều hành (CEO) của MPP, ông Charles Gore cho biết: "Đây là một bước tiến quan trọng hướng đến việc đảm bảo tiếp cận toàn cầu với một loại thuốc điều trị COVID-19 khẩn cấp và chúng tôi tin tưởng rằng các loại thuốc điều trị này sẽ nhanh chóng có mặt tại các nước LMIC".
Hãng Merck đã trao bản quyền cho MPP theo một thỏa thuận thông báo vào tháng 11/2021. Đổi lại, MPP cung cấp bản quyền phụ cho các nhà sản xuất thuốc di truyền trong khuôn khổ thỏa thuận vừa thông báo trên. Bản quyền phụ sẽ cho phép các hãng dược sản xuất các thành phần của thuốc Molnupiravir hoặc đóng gói thuốc.
Các công ty tham gia thỏa thuận trên nằm rải rác trên khắp thế giới, ở các nước Ai Cập, Jordan, Kenya, Nam Phi, Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia và Việt Nam. 5 hãng dược sẽ tập trung sản xuất nguyên liệu đầu vào, 13 hãng sản xuất cả nguyên liệu đầu vào và thuốc thành phẩm, trong khi 9 hãng sẽ đảm trách khâu đóng gói.
Tháng 12/2021, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (CDC) Mỹ đã cấp phép sử dụng Molnupiravir cho người trưởng thành có nguy cơ cao, một ngày sau khi cấp phép cho một sản phẩm tương tự hiệu quả hơn của hãng Pfizer. Các loại thuốc kháng virus như Molnupiravir và Paxlovid (của Pfizer) có tác dụng kìm hãm sự sinh sôi của virus, từ đó làm chậm lại diễn tiến của bệnh. Molnupiravir được dùng trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng. Thử nghiệm trên 1.400 người đã cho thấy thuốc giúp giảm 30% số ca nhập viện và tử vong vì COVID-19 ở những người có nguy cơ. Trong khi đó, hiệu quả tương tự của Paxlovid lên tới gần 90%.
Các nhà sáng chế Molnupiravir - hãng Merck và công ty Ridgeback Biotherapeutics có trụ sở tại Miami (Mỹ) - sẽ không hưởng tiền bản quyền của thuốc này trong thời gian bệnh COVID-19 vẫn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào loại tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng đáng quan ngại cấp quốc tế (PHEIC). PHEIC là mức cảnh báo cao nhất. Tuần trước, Ủy ban Khẩn cấp của WHO đã tái khẳng định mức cảnh báo cao nhất này của đại dịch.
Sau khi kết thúc PHEIC, tiền bản quyền sẽ là 5% doanh thu ròng đối với các hợp đồng trong lĩnh vực công và 10% doanh thu ròng đối với các hợp đồng bán cho các thực thể thương mại.
Trong số 105 quốc gia được hưởng lợi từ thỏa thuận của MPP có những nước đông dân nhất thế giới như Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Nigeria, Bangladesh, Ethiopia, Philippines và Ai Cập.
Mỹ hạn chế sử dụng 2 liệu pháp điều trị kháng thể đơn dòng cho bệnh nhân COVID-19 Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ ngày 24/1 đã hạn chế đáng kể việc sử dụng 2 liệu pháp điều trị kháng thể đơn dòng do 2 hãng dược phẩm Eli Lilly và Regeneron bào chế cho các bệnh nhân COVID-19 vì hai liệu pháp này không hiệu quả đối với biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Theo...