Thuốc từ con dế
Ở nước ta có nhiều loài dế như dế dũi, dế mèn, dế than… Dế giàu dinh dưỡng như có chất moisture, chất than, protein, chất béo… nên dế không những là món ăn khoái khẩu của cánh mày râu mà còn là vị thuốc trị bệnh rất tốt.
Đông y cho rằng, dế có vị mặn tính hàn, không độc, quy vào kinh bàng quang, đại tràng và tiểu tràng, công năng thông trệ, lợi đại tiểu tiện, thúc đẻ, sau đẻ rau thai không ra. Dùng trong các trường hợp chữa thủy thũng, táo bón và tiểu tiện bí dắt, sỏi đường niệu. Có thể dùng dưới dạng bột hoặc dạng thuốc sắc, liều trung bình mỗi ngày từ 6 – 12g.Xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ con dế để tham khảo và áp dụng.
Chữa đau khắp mình mẩy:Dế dũi (bỏ chân, càng), sa nhân (bỏ vỏ ngoài), lượng hai vị bằng nhau, phơi khô, sao vàng tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống hai lần, mỗi lần 2 – 3g với rượu.
Chữa chứng viêm bàng quang: Dế 4 con (đã sơ chế như trên), lá sen tươi 2 lá. Uống dưới dạng nước sắc. Ngày một thang, uống liền một tuần.
Dế không những là món ăn khoái khẩu mà còn là vị thuốc trị bệnh đường tiết niệu.
Chữa sỏi bàng quang:
Video đang HOT
Kim tiền thảo 40g, xa tiền thảo 40g, ngư tinh thảo 40g, dế mèn hoặc dế dũi 5 con. Đem các con dế rửa sạch đất cát, ngắt bỏ chân, cánh, ngắt đầu, rút ruột, rồi đem đặt trên mảnh ngói mới hoặc mảnh bát sạch đã có sẵn một ít muối ăn. Đặt mảnh ngói lên mặt bếp than hồng đến khi các con dế bị cháy, hết khói là được. Lấy ra để nguội, bỏ hết muối, nghiền thành bột mịn. Đem sắc ba loại dược liệu trên lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày với bột dế. Có thể uống liền vài tuần.
Chữa “lậu ké đau buốt” (chứng có sỏi trong đường niệu):Dế dũi 7 con, muối ăn 40g. Cho muối vào miếng ngói sạch rồi đặt các con dế đã sơ chế như trên vào chính giữa khối muối, đặt trên bếp lò, sấy khô. Lấy dế ra, bỏ hết muối, nghiền thành bột mịn, uống với rượu hoặc nước ấm, mỗi lần 4g vào lúc đói. Uống vài tuần liền.
Chữa chứng cam tẩu mã:Dế dũi 1 con, bọc bằng màng trắng trứng gà, cho vào miệng một con cóc, lấy đất sét bọc kín lại, đem nung lửa đến khô. Lấy ra, nghiền nhỏ, dùng tăm bông thấm thuốc bôi nhiều lần cho đến khi khỏi.
Chữa tiểu tiện bí, nước tiểu ít:Dùng dế và bột cam thảo, đồng lượng, mỗi lần uống 2 – 6g, ngày 2 – 3 lần trước khi ăn. Nếu không có bột dế chế sẵn có thể lấy khoảng 20 – 30 con dế, rửa sạch, bỏ chân, cánh, ngắt đầu, rút ruột, sao nhỏ lửa tới khi khô giòn, vàng đều, nghiền mịn. Mặt khác, dùng bột cam thảo, đồng lượng, trộn đều uống với nước ấm, ngày 2 lần.
Người già tiểu khó khăn: Dế mèn 4 con, dế dũi 4 con. Nếu không có đủ hai loại dế thì dùng 8 con (một loại). Đem ngắt bỏ chân cánh, bỏ đầu, rút ruột, cùng với 3g cam thảo, sắc với 300ml nước, còn khoảng 150ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Theo SKĐS
Tháng nào dễ viêm bàng quang?
Tháng nào trong năm cũng có thể bị viêm bàng quang, nhất là ở phụ nữ (do ống dẫn tiểu ngắn hơn ở đàn ông) nhưng bệnh rõ ràng có khuynh hướng bội tăng vào các tháng nóng bức.
Lý do là vì khác biệt nhiệt độ thái quá, chẳng hạn vừa từ ngoài trời nóng gắt bước vào phòng có gắn máy lạnh hay ngược lại
Để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm tấn công ngược lên trái thận, thầy thuốc tất nhiên phải dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào viêm bàng quang cũng đều do nhiễm khuẩn.
Chườm nóng vùng bụng dưới để bớt đau khi đi tiểu
Trái lại, không dưới 2/3 trường hợp không cần dùng thuốc kháng sinh. Hơn nữa, đó không hẳn lúc nào cũng là giải pháp vì ngay cả trong trường hợp nhiễm khuẩn và được điều trị đúng cách, bệnh vẫn tái phát dễ dàng với khuynh hướng càng lúc càng cứng đầu với thuốc kháng sinh.
Chính vì thế, thầy thuốc ở các nước có nền y tế tiên tiến từ lâu đã khuyên các đối tượng dễ bị viêm bàng quang, thay vì chỉ trông mong vào thuốc kháng sinh thì nên chủ động thực hiện một số biện pháp sinh học như dưới đây:
- Uống thật nhiều nước, được 3 lít trong ngày càng hay, ngay khi phát hiện các triệu chứng viêm bàng quang (ớn lạnh, tiểu gắt, tiểu lắt nhắt...) để mượn dòng nước tiểu kéo bệnh nguyên ra ngoài. Đừng ngại đi tiểu trong ngày, tốt nhất là đi tiểu mỗi giờ nhưng đừng quên uống ngay ly nước lớn sau mỗi lần "xả xú bắp".
- Chườm nóng vùng bụng dưới để bớt đau khi đi tiểu.
- Ngưng mọi hoạt động thể dục thể thao. Nằm nghỉ càng thường xuyên càng hay trong suốt thời gian viêm bàng quang.
- Uống nước ép trái dâu tây càng nhiều càng tốt vì hoạt chất trong trái này có tác dụng kháng sinh không thua thuốc đặc hiệu. Đã vậy, nước dâu tây vừa không gây lờn thuốc lại thêm ngon miệng.
- Tăng lượng nấm trong khẩu phần để tận dụng tác dụng giảm đau tương tự aspirin của hoạt chất trong nấm.
- Giữ lòng bàn chân cho ấm bằng cách mang vớ, ngâm chân nước ấm, hơ chân bằng máy sấy tóc, bằng đèn hồng ngoại...
Trong bối cảnh của môi trường ô nhiễm lại thêm khí hậu oi bức, viêm bàng quang hẳn không mời cũng đến. Nếu không có cách "tống cổ cho yên thân" thì tốt hơn hết là nên chuẩn bị để bệnh nếu có đến cũng đừng đến quá thường và đã đến thì đừng ở lại quá lâu, khi đi thì đừng bỏ lại vài di chứng nào đó. Điều đó hoàn toàn khả thi nếu nạn nhân đừng khoanh tay "há miệng chờ sung rụng" rồi trúng nhằm... thuốc kháng sinh.
Theo PLXH
Nguy hiểm tính mạng nếu cố nhịn tiểu mùa rét Theo các bác sĩ, nước tiểu có chứa chất độc, nếu lưu trữ lâu trong cơ thể vi khuẩn không được bài tiết ra ngoài, dễ gây ra viêm bang quang. Nhịn tiểu do sợ lạnh sẽ có thể dẫn tới choáng ngất, viêm nhiễm đường tiết niệu. Trong thời tiết rét lạnh trong mùa đông, do nhiệt độ rất thấp nên người...