Thuốc trị virus HIV không hiệu quả trong điều trị COVID-19
Các kết quả thu được chứng minh một cách thuyết phục rằng việc sử dụng thuốc lopinavir-ritonavir trong điều trị cho bệnh nhân nhập viện điều trị COVID-19 không làm giảm nguy cơ tử vong.
Chuyên gia nghiên cứu vắcxin phòng COVID-19 trong phòng thí nghiệm tại London, Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Việc kết hợp thuốc điều trị virus HIV không mang lại hiệu quả trong điều trị cho các bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã nhập viện. Đây là kết quả của một thử nghiệm ngẫu nhiên quy mô lớn mà các nhà khoa học Anh mới công bố ngày 29/6.
Các nhà khoa học thực hiện dự án kiểm nghiệm mang tên Recovery (hồi phục) tại Đại học Oxford cho biết các kết quả thu được chứng minh một cách thuyết phục rằng việc sử dụng thuốc lopinavir-ritonavir trong điều trị cho bệnh nhân nhập viện điều trị COVID-19 không làm giảm nguy cơ tử vong.
Trong quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học không tìm thấy sự khác biệt trong tỷ lệ tử vong, thời gian nhập viện điều trị hoặc nguy cơ phải dùng tới máy trợ thở khi so sánh 1.596 bệnh nhân COVID-19 được điều trị kết hợp lopinavir-ritonavir với 3.376 bệnh nhân COVID-19 trong một nhóm có kiểm soát khác không sử dụng thuốc này.
Video đang HOT
Nhà khoa học Peter Horby, phụ trách thử nghiệm, cho biết các kết quả sơ bộ chỉ ra ở các bệnh nhân COVID-19 nhập viện điều trị mà không cần máy trợ thở, việc sử dụng kết hợp lopinavir-ritonavir không phải cách điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, thử nghiệm trên chưa đưa ra kết luận về hiệu quả sử dụng thuốc ở bệnh nhân COVID-19 cần sử dụng máy trợ thở.
Thuốc Kaletra là sản phẩm do công ty dược phẩm AbbVie Inc phát triển với sự kết hợp giữa lopinavir và ritonavir, để điều trị các bệnh nhân HIV/AIDS.
Hiện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đang tiến hành thử nghiệm sử dụng lopinavir-ritonavir trong điều trị COVID-19.
Trong dự án Recovery của Oxford, các nhà khoa học tiến hành kiểm tra hiệu quả của 6 phương pháp điều trị COVID-19, với 11.800 bệnh nhân tham gia.
Trong số này, phương pháp sử dụng dexamethasone, một loại hợp chất steroid, đã được chứng minh giúp giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 cần dùng tới máy trợ thở trong khi phương pháp sử dụng thuốc chữa sốt rét hydroxychloroquine được chứng minh không có tác dụng./.
Cách điều trị mới cho Covid-19: Sử dụng "miếng xốp" tí hon để bảo vệ phổi
Các nhà khoa học đã tìm ra một cách mới để bảo vệ bệnh nhân khỏi những tác động chết người của Covid-19. Theo đó, những "miếng xốp nano" được sử dụng nhằm ngăn ngừa virus corona mới tấn công vào phổi.
Nhà nghiên cứu Anna Honko chuẩn bị xét nghiệm BSL-4 trong Phòng thí nghiệm quốc gia về bệnh nhiễm trùng mới nổi (NEIDL)
Phương pháp điều trị Covid-19 tiềm năng, được mô tả trên tạp chí Nano Letters, hoạt động bằng cách thấm hút virus và đưa chúng ra xa để ngăn ngừa nhiễm trùng. Các thí nghiệm cho thấy những miếng xốp nano có thể làm giảm gần 90% "khả năng nhiễm" của virus.
Virus corona mới tấn công phổi bằng cách bám vào màng tế bào, sau đó, nó sử dụng các tế bào chủ đó để sao chép vật liệu di truyền của chính chúng, dẫn đến nhiễm trùng.
Các nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm quốc gia về bệnh nhiễm trùng mới nổi của Đại học Boston (NEIDL) và Đại học California San Diego đã lợi dụng quy trình đó để tạo ra phương pháp điều trị mới cho Covid-19. Nhóm nghiên cứu đã tạo ra các giọt polymer chứa màng tế bào phổi nhằm thu hút virus corona và đưa nó xa khỏi tế bào thực.
Những "miếng xốp" nano cũng gắn với virus tốt hơn các tế bào sống. Một khi những "kẻ xâm nhập" bám vào chúng, hệ thống miễn dịch có thể loại bỏ chúng như một phần của chu kỳ tế bào bình thường.
"Dự đoán của chúng tôi là nó hoạt động như một mồi nhử, nó cạnh tranh với các tế bào của virus", Anthony Griffiths, đồng tác giả nghiên cứu và là một chuyên gia vi sinh cho biết. "Chúng là những mảnh nhựa nhỏ, chỉ chứa những mảnh vỏ ngoài của tế bào mà không có bộ máy tế bào bên trong như trong tế bào sống. Về mặt khái niệm, đây là một ý tưởng đơn giản. Nó thấm hút virus như một miếng bọt biển."
Griffiths và cộng sự đã thử nghiệm công nghệ nano trên tế bào nuôi cấy. Nhưng họ bày tỏ sự tin tưởng rằng các miếng xốp nano sẽ hoạt động với hiệu quả tương tự trong cơ thể.
Cách tiếp cận mới cũng cho thấy khả năng điều trị các tình trạng bệnh khác. Sử dụng miếng xốp nano cũng có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng do cúm và Ebola.
Anna Honko, đồng tác giả nghiên cứu, cho rằng: "Từ góc độ của một chuyên gia miễn dịch học và virus học, nền tảng "miếng xốp nano" đã ngay lập tức trở thành một loại thuốc kháng virus tiềm năng vì khả năng chống lại virus dưới bất kỳ hình thức nào". Điều này có nghĩa là khác với một thuốc hoặc một kháng thể có khả năng ngăn chặn rất đặc hiệu sự lây nhiễm hoặc sao chép SARS-CoV-2, các miếng xốp nano màng tế bào này có thể hoạt động một cách toàn diện hơn trong điều trị một loạt các bệnh nhiễm virus."
Các nhà nghiên cứu dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu trong những tháng tới về hiệu quả của miếng xốp nano trên động vật thí nghiệm.
Thử nghiệm sử dụng tế bào gốc chữa cho bệnh nhân Covid-19 thể nặng Cụ thể, các tế bào gốc có nguồn gốc từ mô mỡ sẽ được nuôi cấy và tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân Covid-19. Nhân viên y tế xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở Kanagawa, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN Vào tháng 8/2020, Công ty Dược phẩm Rohto của Nhật Bản sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào...