Thuốc trị rối loạn lo âu ở trẻ em
Cũng như người lớn, trẻ em cũng có rối loạn lo âu lan tỏa (không biệt định) trong đại dịch COVID-19. Để phòng ngừa những rối loạn này cha mẹ và người thân cũng như bản thân các em cần phải làm gì, nếu trẻ có rối loạn lo âu thực sự thì cần ứng phó như thế nào?
Vì sao trẻ bị rối loạn lo âu do đại dịch COVID-19?
Nhìn chung, đại dịch COVID-19 gây lo âu do 3 nguyên nhân sau: sợ bị lây bệnh; sợ bị cách ly; sợ mất việc làm, không có thu nhập.
Với người lớn, cả 3 nguyên nhân trên đều có vai trò rất lớn, đặc biệt là nguyên nhân thứ ba (nặng dần theo thời gian cách ly xã hội). Nhưng với trẻ em là đối tượng ít bị lây nhiễm, khó diễn biến nặng và rất hiếm khi tử vong do nhiễm COVID-19. Hơn nữa, trẻ em chưa đi làm nên cũng chưa biết lo về vấn đề mất việc làm, giảm thu nhập… Trẻ em lo âu chủ yếu là do sợ bị cách ly.
Khi bị cách ly, các cháu mất khả năng gặp trực tiếp với bạn bè, không thể đùa chơi dưới sân như khi chưa cách ly và đặc biệt là không đến trường học, gián đoạn học hành…
Với trẻ em, nhà trường, bạn bè và thầy cô là một phần xã hội rất quan trọng, chiếm một phần đáng kể thời gian trong ngày của các em. Khi cách ly xã hội kéo dài vài tuần thì tình trạng lo âu ở các cháu sẽ rất rõ ràng dù cường độ không nặng nề như ở người lớn.
Trẻ em cũng có thể bị rối loạn lo âu do đại dịch COVID-19.
Ứng phó với rối loạn lo âu ở trẻ
Video đang HOT
Để làm giảm lo âu ở trẻ em do COVID-19, có thể thực hiện các biện pháp sau:
Tập thở thư giãn: Hướng dẫn cho trẻ ngồi khoanh chân dưới sàn nhà, hai tay để lên đầu gối, thả lỏng cơ toàn thân, hít sâu và thở chậm 10 – 20 lần.
Thuốc điều trị rối loạn lo âu ở trẻ em:
Thuốc chỉ dùng khi tình trạng lo âu mạnh, kéo dài, ảnh hưởng rõ ràng đến giấc ngủ, trẻ hay cáu gắt. Các thuốc này chỉ sử dụng dưới sự tư vấn và theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, các bậc cha mẹ và trẻ em tuyệt đối không được tự ý dùng để phòng tránh các hậu quả đáng tiếc do dùng thuốc không đúng gây ra. Thường dùng các thuốc sau để điều trị rối loạn lo âu cho trẻ:
Grandaxin: Đây là thuốc bình thần không thuộc nhóm benzodiazepine, có tác dụng tốt trên cả tình trạng lo âu quá mức và các triệu chứng cơ thể như run, ra quá nhiều mồ hôi, mạch nhanh… Thuốc không gây lệ thuộc dù dùng kéo dài.
Bromazepam: Thuốc này có tác dụng giảm lo âu rất nhanh và mạnh, gây ngủ giống giấc ngủ tự nhiên. Sau khi dùng thuốc vài giờ, các triệu chứng lo âu có thể sẽ hết. Tuy nhiên, đây là benzodiazepam nên chỉ dùng liều thật thấp và không nên dùng liên tục quá 3 ngày.
Stresam: Đây là thuốc giải lo âu không gây phụ thuộc thuốc. So với các thuốc bình thần họ benzodiazepin thì stresam tác dụng kém hơn. Bù lại, bệnh nhân có thể uống thuốc dài ngày hơn mà không sợ bị phụ thuộc thuốc.
Clonazepam: Cũng là benzodiazepine. Sau khi dùng thuốc vài giờ, các triệu chứng lo âu có thể hết. Tuy nhiên, đây là benzodiazepam nên chỉ dùng liều thật thấp và không nên dùng liên tục quá 3 ngày.
Paroxetin: Là thuốc chống trầm cảm nhóm SSRI, có tác dụng chống lo âu, ám ảnh mạnh. Tuy nhiên, tác dụng của nó xuất hiện khá chậm, thường sau 4 tuần các triệu chứng lo âu mới thuyên giảm rõ rệt.
Vì vậy chỉ nên dùng cho các trường hợp bệnh nhân có lo âu bền vững (trên 4 tuần) hoặc có các triệu chứng của trầm cảm như chán nản, bi quan, tự buộc tội, mất ngủ, chán ăn… Trong thực tế, người ta thường phối hợp thuốc paroxetine với các thuốc bình thần để làm tăng tác dụng điều trị của hai thuốc.
Fluvoxamin: Đây là thuốc chống trầm cảm SSRI có tác dụng chống lo âu rất tốt. Khi so sánh tác dụng lo âu của thuốc chống trầm cảm này với benzodiazepin, người ta nhận thấy các triệu chứng lo lắng quá mức không thể kiểm soát, khó tập trung chú ý, nhanh mệt khi phải tập trung chú ý thuyên giảm tốt hơn ở nhóm dùng fluvoxamin.
Ngược lại, nhóm bệnh nhân dùng benzodiazepin, các triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực, đầy bụng, run tay, ra nhiều mồ hôi thuyên giảm nhanh và rõ ràng hơn. Cũng như paroxetin, thuốc fluvoxamin chỉ nên dùng khi có lo âu và ám ảnh bền vững hoặc có các triệu chứng trầm cảm rõ ràng. Lý do là tác dụng chống lo âu của thuốc chỉ xuất hiện rõ ràng sau vài tuần dùng thuốc. Trong thực tế, người ta kết hợp với benzodiazepin để làm tăng tác dụng điều trị lo âu của thuốc.
Các thuốc điều trị rối loạn lo âu ở trẻ em đều được dùng vào buổi tối.
Trẻ em các nước "vật lộn" với bệnh bèo phì, thiếu kỹ năng xã hội
Bất hạnh, béo phì, kỹ năng xã hội, học tập kém... là những vấn đề đáng quan ngại của trẻ em ở các quốc gia có thu nhập cao, báo cáo mới nhất do Văn phòng Nghiên cứu UNICEF công bố.
Báo cáo của UNICEF, hiện đã hoạt động được 20 năm - sử dụng dữ liệu quốc gia có thể so sánh được để xếp hạng các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu (OECD) về thời thơ ấu.
Qua đó, báo cáo cho biết điều gì hình thành nên hạnh phúc của trẻ em ở các nước giàu có (sử dụng dữ liệu trước đại dịch Covid-19) dựa vào việc đánh giá các khía cạnh: sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ em cũng như bộ kỹ năng xã hội và học tập.
Dựa trên các chỉ số này, Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy được xếp hạng là ba địa điểm hàng đầu để sinh con trong số các quốc gia giàu có. Đây là 3 quốc gia tốt nhất về phúc lợi trẻ em.
Gunilla Olsson, Giám đốc UNICEF Innocenti, cho biết: "Nhiều quốc gia giàu có nhất trên thế giới - những quốc gia có nguồn lực cần thiết để mang lại tuổi thơ tốt đẹp cho tất cả mọi người - lại đang có những đứa trẻ... thất bại".
Trẻ em các nước giàu nhất thế giới "vật lộn" với bệnh bèo phì, sức tâm thần, các kỹ năng học tập và xã hội kém.
Ở hầu hết các quốc gia, hơn 4/5 trẻ em cho biết hài lòng với cuộc sống của mình. Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ hài lòng về cuộc sống thấp nhất với 53%, tiếp theo là Nhật Bản và Vương quốc Anh. Những trẻ có gia đình ít hỗ trợ hơn và những trẻ bị bắt nạt có sức khỏe tâm thần kém hơn đáng kể.
Cộng hòa Litva có tỷ lệ trẻ vị thành niên tự tử cao nhất - nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở lứa tuổi 15-19 ở các nước giàu - tiếp theo là New Zealand và Estonia.
Về sức khỏe thể chất: Tỷ lệ béo phì và thừa cân ở trẻ em gia tăng trong những năm gần đây. Khoảng 1/3 trẻ em trên tất cả các quốc gia bị béo phì hoặc thừa cân, trong đó tỷ lệ này ở Nam Âu cũng tăng mạnh.
Về kỹ năng: Trung bình 40% trẻ em ở tất cả các nước OECD và EU không có các kỹ năng đọc và làm Toán cơ bản ở độ tuổi 15. Trẻ em ở Bulgaria, Romania và Chile kém thành thạo nhất các kỹ năng này. Estonia, Ireland và Phần Lan thành thạo nhất.
Ở hầu hết các quốc gia, ít nhất 1/5 trẻ em thiếu tự tin vào các kỹ năng xã hội để kết bạn mới. Trẻ em ở Chile, Nhật Bản và Iceland kém tự tin nhất trong lĩnh vực này.
Báo cáo cũng chứa dữ liệu về các lĩnh vực tiến bộ rõ ràng về sức khỏe của trẻ. Trung bình, 95% trẻ em trước tuổi đi học hiện đang theo học các chương trình học tập có tổ chức, và số thanh niên 15-19 tuổi không tham gia giáo dục, việc làm hoặc đào tạo đã giảm ở 30 trong số 37 quốc gia. Tuy nhiên, những lợi ích quan trọng này có nguy cơ giảm trở lại do tác động của Covid-19.
Do sự bùng phát Covid-19, trong nửa đầu năm 2020, hầu hết các quốc gia được đề cập trong báo cáo đã đóng cửa trường học hơn 100 ngày trong khi các chính sách nghiêm ngặt về việc ở nhà cũng được thực hiện.
Báo cáo lưu ý rằng sự mất mát của các thành viên trong gia đình và bạn bè, lo lắng, hạn chế ở nhà, thiếu hỗ trợ, đóng cửa trường học, cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình, tiếp cận chăm sóc sức khỏe kém, kết hợp với thiệt hại kinh tế do đại dịch gây ra là một "thảm họa" cho hạnh phúc của trẻ em, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất và sự phát triển của trẻ.
Thuốc lá ảnh hưởng thế nào tới người hít thụ động? Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Khói thuốc lá có tác hại đến người xung quanh, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em. (Ảnh minh họa) Hỏi: Ở những nơi công cộng việc hút thuốc lá vẫn ra phổ biến. Những người không hút như tôi mà...