Thuốc trị mụn khiến người dùng muốn tự sát
Một phụ nữ Pháp đâm đơn kiện bác sĩ da liễu vì người này kê toa thuốc trị mụn trứng cá cho con trai bà và chàng trai trẻ sau khi uống thuốc đã thay đổi hẳn tính tình, dẫn đến hành vi tự sát!
Thường thức về mụn
Một nghiên cứu thực hiện tại Khoa Dược, Đại học Y Dược TP HCM, cho thấy nhiều nữ công nhân trẻ ở khu công nghiệp Biên Hòa đã tự ý mua dùng isotretinoin để trị mụn (ở khu công nghiệp rất dễ bị mụn do hóa chất) mà hoàn toàn không biết thuốc có thể gây quái thai.
Ở thiếu niên, nổi mụn là hiện tượng tự nhiên khi đến tuổi dậy thì do cơ quan sinh dục phát triển, hormone sinh dục nam là testosteron làm tuyến bã ở da mặt hoạt động quá đáng đưa đến nổi mụn. Hiện tượng này có thể kéo dài một thời gian. Các bạn trẻ có thể làm giảm nổi mụn bằng cách: Ăn uống điều độ (ăn nhiều rau quả để tăng cường chất bổ dưỡng và tránh táo bón); không lạm dụng gia vị cay nóng hoặc thức uống kích thích như cà phê, trà…; tránh lo lắng phiền muộn; rửa mặt hằng ngày 4 – 5 lần với nước thường hoặc nước pha muối (pha 1 – 2 muỗng càphê muối ăn vào 1 lít nước), lưu ý tránh sử dụng xà bông không thích hợp với da mặt làm mụn nổi nhiều hơn; luôn đội mũ khi ra nắng.
Thuốc trị mụn khiến người dùng muốn tự sát
Nếu thấy nổi mụn nhiều, đặc biệt có dấu hiệu viêm nhiễm, có thể tự mua và dùng loại thuốc bôi cho tác dụng tại chỗ như thuốc bôi ngoài da chứa benzoyl peroxyd hoặc thuốc bôi chứa kháng sinh như erythromycin, clindamycin. Các thuốc bôi loại này có tác dụng làm tiêu nhân mụn và diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm ở mụn. Trước khi dùng, nên bôi thử trên một vùng da nhỏ ở mặt truớc cẳng tay, để yên trong 6 – 8 giờ, nếu không thấy phản ứng gì đặc biệt mới bôi lên mặt và chỉ bôi chỗ mụn. Nếu tình trạng mụn nặng, có thể bôi một số thuốc trị mụn khác được bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định và hướng dẫn sử dụng. Đặc biệt, nếu có nhiễm khuẩn (mụn bọc có mủ), bác sĩ phải cho dùng thêm thuốc kháng sinh uống trong thời gian dài, có khi nhiều tháng.
Đối với người nữ bị nổi mụn, mặc dù còn rất trẻ chưa lập gia đình, bác sĩ có thể cho dùng thuốc nội tiết tố (hormone) đặc biệt là thuốc tránh thai vì trong cơ thể người nữ vẫn có testosteron tuy rất ít (thuốc tránh thai chính là thuốc chứa hormone sinh dục nữ để đối kháng lại hormone sinh dục nam). Người trưởng thành, thậm chí ở tuổi trung niên vẫn có thể bị mụn do hormone sinh dục nam hoạt động quá đáng.
Trong trường hợp bị trứng cá nặng mà các thuốc dùng nêu trên không hiệu quả, bác sĩ có thể cho dùng isotretinoin.
Cực kỳ nguy hiểm nếu dùng sai
Isotretinoin có tên biệt dược nổi tiếng trước đây là Roaccutane, được dùng thay thế vitamin A trị mụn trứng cá loại nặng (severe cystic acne vulgaris). Từ năm 1930, vitamin A được dùng trị mụn trứng cá loại nặng này với liều rất cao: 500.000 UI/ngày. Isotretinoin được tìm ra vào năm 1982, là một hoá chất tổng hợp rất giống vitamin A, lại tiện lợi hơn. Cơ chế trị mụn của isotretinoin vẫn chưa biết rõ hoàn toàn, chỉ dựa vào giả thuyết là chất này làm giảm tiết bã nhờn do gây chết các tuyến bã nhờn và diệt Propionibacterium acnes (vi khuẩn gây mụn).
Isotretinoin nếu dùng sai rất nguy hiểm vì có nhiều tác dụng phụ có hại, đặc biệt là gây quái thai. Theo bảng phân loại thuốc của cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), isotretinoin được phân vào bảng X: Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai.
Isotretinoin đã được chứng minh làm cho thai nhi bất toàn về thị giác và thính giác (trẻ sinh ra không có vành tai), dị dạng mặt, chậm phát triển tâm thần. Vì chắc chắn gây quái thai nên khi bác sĩ quyết định dùng isotretinoin trị mụn cho người nữ trong tuổi còn sinh nở, bắt buộc phải có bản thoả thuận trong đó, người được điều trị cam kết đã biết rõ thuốc có thể gây quái thai. Thậm chí ở các nước phương Tây, bác sĩ phải cho thuốc tránh thai kèm theo isotretinoin để bảo đảm người nữ dùng thuốc không có thai trong suốt thời gian trị mụn. Người nữ đang dùng isotretinoin nếu muốn có thai phải ngưng dùng thuốc một tháng trước rồi mới tính chuyện có thai (vì thuốc tích luỹ trong cơ thể dài ngày có thể gây hại).
Ở Mỹ, có sự phối hợp giữa bác sĩ và dược sĩ khi cho phụ nữ dùng thuốc isotretinoin: Bác sĩ phải thuộc chuyên khoa da liễu, khi kê đơn phải ghi website của mình, dược sĩ kiểm tra website thấy tuân thủ các quy định mới bán thuốc.
Video đang HOT
Hiện nay, Bệnh viện Da liễu TP HCM tuân thủ rất chặt chẽ các điều vừa kể khi cho người bệnh dùng isotretinoin. Bác sĩ trước khi kê đơn phải đưa biên bản thoả thuận điều trị, phải tránh thai, hiểu biết tác dụng phụ có hại của thuốc cho người bệnh ký.
Mạng đi theo mụn
Ngoài tác dụng gây quái thai, isotretinoin còn có thể gây khô da, khô môi, khô miệng, khô mắt (nên nhiều khi bác sĩ phải kê thêm nước mắt nhân tạo), viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ, đau khớp… Isotretinoin có thể gây tác dụng có hai loại hiếm là làm viêm gan, viêm tuỵ và đặc biệt gây loạn thần, trầm cảm (có ý muốn tự tử). Trở lại trường hợp tự tử vì dùng thuốc isotretinoin ở Pháp được nêu trên: Qua lời kể của mẹ nạn nhân, trong vòng sáu tháng, con trai bà là Jordan, 22 tuổi, được điều trị bằng thuốc Curacné, thuốc generic của isotretinoin ở Pháp (từ năm 2008, biệt dược đầu tiên của isotretinoin là Roaccutane không còn sản xuất nữa mà chỉ có thuốc generic, như ở Việt Nam có Acnotin, Isotina chính là isotretinoin). Sau một thời gian uống thuốc, Jordan bỗng thay đổi thái độ và hành vi: Đêm không ngủ, tự nhốt mình trong phòng, chịu đựng nhiều cơn đau dữ dội ở lưng và bị trầm cảm. Sau đó, chàng sinh viên trẻ tự kết liễu đời mình bằng cách treo cổ ngay trong phòng.
Vì vậy, để tránh hậu quả đáng tiếc do dùng sai thuốc trị mụn, tốt nhất nếu bị mụn nhiều các bạn nên đến bác sĩ để được hướng dẫn chữa trị.
PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên chính bộ môn dược lâm sàng, Khoa Dược, Đại học Y dược TP HCM
Theo Người Lao Động
Mẹ già thần kinh chăm con gái bị viêm tủy
Mỗi tháng, hai mẹ con bà Lý chỉ biết trông cậy vào khoản tiền trợ cấp tàn tật 180.000 đồng. Giờ đây, sức khỏe của bà Lý ngày càng yếu, bệnh tình của chị Châu ngày càng nặng.
Mỗi tháng, hai mẹ con bà Lý chỉ biết trông cậy vào khoản tiền trợ cấp tàn tật 180.000 đồng. Giờ đây, sức khỏe của bà Lý ngày càng yếu, bệnh tình của chị Châu ngày càng nặng.
Nghèo không lối thoát
Có dịp về thôn 7, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh vào một ngày mưa tầm tã, cuốc bộ hơn 500m đường đất sụt lún, tìm gặp hoàn cảnh bi đát của bà Phan Thị Lý (1934) và cô con gái chưa chồng Lê Thị Châu (1975), nỗi đau từ hai con người ấy chiếm trọn mạch xúc cảm nhân ái trong tôi.
Ở vùng đất sỏi đá, việc làm nông chỉ là nghề phụ bởi với vài ba thước đất cấy cày thì khó mà đủ ăn, công việc làm thuê, xây trát, phụ hồ mới là nghề kiếm ra thu nhập. Vai trò của những người chồng càng trở nên quan trọng. Cuộc sống nghèo khó của gia đình bà Lý càng túng quẫn hơn khi chồng là ông Lê Đình Lý ra đi vì căn bệnh viêm phổi. Một mình nuôi 3 đứa con khôn lớn, một mình gánh vác mọi chuyện trong gia đình, bà Lý trải qua những năm tháng vô cùng vất vả.
Tại thời điểm chúng tôi đến thăm, bà Lý đã cập kệ tuổi 80, cơ thể bà gầy còm, mắt mờ, tai điếc, bà không còn nhận biết âm thanh cũng như hình ảnh xung quanh. Vào tận trong nhà, lại gần bà, chạm vào bàn tay nhăn nheo, chỉ còn da bọc xương của bà, bà mới biết có người lạ vào. Tôi khẽ chào to mấy tiếng, bà vẫn không nói không rằng, cơ thể bà cứ run lên cầm cập. Rồi một giọng nói thất thểu từ trong nhà cất lên: "Ai đó, mệ tui nỏ nghe được mô, ai hỏi chi thì đi lên đây". Trên nhà là chị Lê Thị Châu - cô con gái út của bà Lý, chị đã nằm liệt giường hơn chục năm nay vì căn bệnh viêm tủy.
Bước vào căn phòng nặc mùi nước tiểu, không gian tĩnh lặng, độc tiếng vi vu của ruồi muỗi, tôi bước lại gần cơ thể đang nằm soãi trên chiếc giường kia. Dòng tâm sự đẫm nước mắt của chị khiến lòng tôi thắt lại: "Nhà giờ chỉ có hai mệ con. Bố mất sớm, một mình mệ tui nuôi 3 anh em. Giờ 2 anh đã lấy vợ nhưng cả hai đều nghèo, không có chi cả. Tui bị bệnh gần 20 năm, bị liệt chân, không đi lại được, không có tiền chữa trị. Mẹ tui ngày càng yếu, không biết sống chết khi mô. Thương bà hằng ngày cứ phải mò mẫm bên bếp củi để nấu nước, nấu cơm cho tui ăn, trong khi mắt mờ, tai điếc rồi đấy chứ".
Trận lũ năm 2010 đã quét đi ngôi nhà đất - cơ ngơi vun vén của hai vợ chồng bà Lý. Người dân trong thôn, trong xã thương tình, quyên góp dựng cho mẹ con bà một ngôi nhà ngói tạm bợ. Ngoài căn nhà và chiếc giường, hai mẹ con bà Lý không còn gì đáng giá. Cái nghèo song hành cũng cái đau cứ thế bám riết lấy thân xác hai con người ấy.
Mẹ bệnh chăm con bệnh
Trước đây, trong một lần giúp hàng xóm hái chuối, bà Lý bị điện giật suýt chết. Từ đó đến nay, thần kinh của bà không còn được bình thường, cơ thể mắc chứng run. "Mệ tui bị run nên hay làm rơi vỡ chén bát lắm. Có bữa mệ đang cầm bát cơm, chuẩn bị và cơm vô miệng thì bát rơi, cơm vãi ra giữa nhà. Nhìn cảnh ấy thương mệ cực kỳ mà không biết kiếm mô tiền để đưa mệ đi khám". Hiện bà Lý bị nổi một cục u phình to giữa bụng, chưa rõ nguyên nhân. Do không có tiền đi khám chữa nên bà thường phải chịu những cơn đau vật vã ở bụng.
Từ lúc 13 tuổi, chị Châu có biểu hiện đau nhức xương khớp. Gia đình vay mượn được 1 triệu đồng, đưa ra bệnh viện tỉnh khám, tại đây bác sĩ chẩn đoán bị viêm tủy và đề nghị chuyển ra Bệnh viện Bạch Mai. Song vì gia đình quá khó khăn, không xoay được tiền đưa ra Hà Nội chữa trị nên chị Châu phải ở nhà chịu bệnh. Bao nhiêu năm trời không có tiền đi khám chữa, chị cứ thế liệt dần cả hai chân. Đến nay, mọi sinh hoạt chị đều nhờ vào người mẹ già yếu.
Khi được hỏi về bệnh, chị ngậm ngùi nói: "Lúc đầu, mới bị liệt một chân thì tui còn đi nhắc quanh nhà chứ giờ liệt luôn cả hai chân, không còn đi lại được nữa. Mỗi lần bị viêm, sưng tấy lên, làm mủ máu, đau lắm. Những lúc như thế là tui lại hét lên cho thỏa cơn đau, mệ tui lại nắm chặt chân, thoa thoa bóp bóp. Nhiều lần, tui chẳng muốn sống nữa".
Bữa ăn hằng ngày của hai người bệnh đơn giản chỉ là "có rau ăn rau, có mắm ăn mắm" mà thôi. Mỗi tháng, hai mẹ con bà Lý chỉ biết trông cậy vào khoản tiền trợ cấp tàn tật 180.000 đồng. Giờ đây, sức khỏe của bà Lý ngày càng yếu, bệnh tình của chị Châu ngày càng nặng.
Trước hoàn cảnh thương tâm của mẹ con bà Lý, anh Lê Ngọc Hải - Bí thư Đoàn xã Cẩm Duệ cho hay: "Gia đình bà Lý thuộc diện hộ nghèo của xã, chồng mất sớm vì bệnh viêm phổi, một mình bà nuôi 3 đứa con trưởng thành. Giờ cô con gái út bị bệnh nặng, nằm một chỗ, bà Lý đau yếu liên miên, nhà không có tiền để đưa con đi chữa trị. Vừa rồi trận lũ quét trôi nhà, chúng tôi kêu gọi người dân ủng hộ, giúp đỡ, xây cho hai mẹ con một mái nhà, làm nơi trú ngự. Tôi cũng hy vọng các nhà hảo tâm ra tay cứu giúp gia đình bà, giúp cô con gái có tiền chữa bệnh".
Mọi tấm lòng hảo tâm xin gửi về:
Chị Lê Thị Châu (con gái bà Phan Thị Lý)
Địa chỉ: thôn 7, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Xin Trân trọng cảm ơn!
Nghèo không lối thoát
Có dịp về thôn 7, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh vào một ngày mưa tầm tã, cuốc bộ hơn 500m đường đất sụt lún, tìm gặp hoàn cảnh bi đát của bà Phan Thị Lý (1934) và cô con gái chưa chồng Lê Thị Châu (1975), nỗi đau từ hai con người ấy chiếm trọn mạch xúc cảm nhân ái trong tôi.
Ở vùng đất sỏi đá, việc làm nông chỉ là nghề phụ bởi với vài ba thước đất cấy cày thì khó mà đủ ăn, công việc làm thuê, xây trát, phụ hồ mới là nghề kiếm ra thu nhập. Vai trò của những người chồng càng trở nên quan trọng. Cuộc sống nghèo khó của gia đình bà Lý càng túng quẫn hơn khi chồng là ông Lê Đình Lý ra đi vì căn bệnh viêm phổi. Một mình nuôi 3 đứa con khôn lớn, một mình gánh vác mọi chuyện trong gia đình, bà Lý trải qua những năm tháng vô cùng vất vả.
Mẹ già thần kinh chăm con gái bị viêm tủy
Tại thời điểm chúng tôi đến thăm, bà Lý đã cập kệ tuổi 80, cơ thể bà gầy còm, mắt mờ, tai điếc, bà không còn nhận biết âm thanh cũng như hình ảnh xung quanh. Vào tận trong nhà, lại gần bà, chạm vào bàn tay nhăn nheo, chỉ còn da bọc xương của bà, bà mới biết có người lạ vào. Tôi khẽ chào to mấy tiếng, bà vẫn không nói không rằng, cơ thể bà cứ run lên cầm cập. Rồi một giọng nói thất thểu từ trong nhà cất lên: "Ai đó, mệ tui nỏ nghe được mô, ai hỏi chi thì đi lên đây". Trên nhà là chị Lê Thị Châu - cô con gái út của bà Lý, chị đã nằm liệt giường hơn chục năm nay vì căn bệnh viêm tủy.
Bước vào căn phòng nặc mùi nước tiểu, không gian tĩnh lặng, độc tiếng vi vu của ruồi muỗi, tôi bước lại gần cơ thể đang nằm soãi trên chiếc giường kia. Dòng tâm sự đẫm nước mắt của chị khiến lòng tôi thắt lại: "Nhà giờ chỉ có hai mệ con. Bố mất sớm, một mình mệ tui nuôi 3 anh em. Giờ 2 anh đã lấy vợ nhưng cả hai đều nghèo, không có chi cả. Tui bị bệnh gần 20 năm, bị liệt chân, không đi lại được, không có tiền chữa trị. Mẹ tui ngày càng yếu, không biết sống chết khi mô. Thương bà hằng ngày cứ phải mò mẫm bên bếp củi để nấu nước, nấu cơm cho tui ăn, trong khi mắt mờ, tai điếc rồi đấy chứ".
Trận lũ năm 2010 đã quét đi ngôi nhà đất - cơ ngơi vun vén của hai vợ chồng bà Lý. Người dân trong thôn, trong xã thương tình, quyên góp dựng cho mẹ con bà một ngôi nhà ngói tạm bợ. Ngoài căn nhà và chiếc giường, hai mẹ con bà Lý không còn gì đáng giá. Cái nghèo song hành cũng cái đau cứ thế bám riết lấy thân xác hai con người ấy.
Mẹ bệnh chăm con bệnh
Trước đây, trong một lần giúp hàng xóm hái chuối, bà Lý bị điện giật suýt chết. Từ đó đến nay, thần kinh của bà không còn được bình thường, cơ thể mắc chứng run. "Mệ tui bị run nên hay làm rơi vỡ chén bát lắm. Có bữa mệ đang cầm bát cơm, chuẩn bị và cơm vô miệng thì bát rơi, cơm vãi ra giữa nhà. Nhìn cảnh ấy thương mệ cực kỳ mà không biết kiếm mô tiền để đưa mệ đi khám". Hiện bà Lý bị nổi một cục u phình to giữa bụng, chưa rõ nguyên nhân. Do không có tiền đi khám chữa nên bà thường phải chịu những cơn đau vật vã ở bụng.
Từ lúc 13 tuổi, chị Châu có biểu hiện đau nhức xương khớp. Gia đình vay mượn được 1 triệu đồng, đưa ra bệnh viện tỉnh khám, tại đây bác sĩ chẩn đoán bị viêm tủy và đề nghị chuyển ra Bệnh viện Bạch Mai. Song vì gia đình quá khó khăn, không xoay được tiền đưa ra Hà Nội chữa trị nên chị Châu phải ở nhà chịu bệnh. Bao nhiêu năm trời không có tiền đi khám chữa, chị cứ thế liệt dần cả hai chân. Đến nay, mọi sinh hoạt chị đều nhờ vào người mẹ già yếu.
Khi được hỏi về bệnh, chị ngậm ngùi nói: "Lúc đầu, mới bị liệt một chân thì tui còn đi nhắc quanh nhà chứ giờ liệt luôn cả hai chân, không còn đi lại được nữa. Mỗi lần bị viêm, sưng tấy lên, làm mủ máu, đau lắm. Những lúc như thế là tui lại hét lên cho thỏa cơn đau, mệ tui lại nắm chặt chân, thoa thoa bóp bóp. Nhiều lần, tui chẳng muốn sống nữa".
Bữa ăn hằng ngày của hai người bệnh đơn giản chỉ là "có rau ăn rau, có mắm ăn mắm" mà thôi. Mỗi tháng, hai mẹ con bà Lý chỉ biết trông cậy vào khoản tiền trợ cấp tàn tật 180.000 đồng. Giờ đây, sức khỏe của bà Lý ngày càng yếu, bệnh tình của chị Châu ngày càng nặng.
Trước hoàn cảnh thương tâm của mẹ con bà Lý, anh Lê Ngọc Hải - Bí thư Đoàn xã Cẩm Duệ cho hay: "Gia đình bà Lý thuộc diện hộ nghèo của xã, chồng mất sớm vì bệnh viêm phổi, một mình bà nuôi 3 đứa con trưởng thành. Giờ cô con gái út bị bệnh nặng, nằm một chỗ, bà Lý đau yếu liên miên, nhà không có tiền để đưa con đi chữa trị. Vừa rồi trận lũ quét trôi nhà, chúng tôi kêu gọi người dân ủng hộ, giúp đỡ, xây cho hai mẹ con một mái nhà, làm nơi trú ngự. Tôi cũng hy vọng các nhà hảo tâm ra tay cứu giúp gia đình bà, giúp cô con gái có tiền chữa bệnh".
Mọi tấm lòng hảo tâm xin gửi về:
Chị Lê Thị Châu (con gái bà Phan Thị Lý)
Địa chỉ: thôn 7, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Xin Trân trọng cảm ơn!
Theo VNN
Hai thủ khoa đất Quảng mơ trở thành bác sĩ Đạt giải cao kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và được đặc cách vào đại học nhưng Quang và Văn (Quảng Ngãi), 2 tân thủ khoa trường ĐH Y dược TP HCM, vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ cháy bỏng trở thành bác sĩ giỏi cứu người. Suốt từ đêm qua đến sáng nay, gia đình của hai cậu học trò...