Thuốc trị mỡ máu có thể kéo dài sự sống cho người ung thư tuyến tiền liệt
Nghiên cứu mới, được công bố ngày 8.2.2020 trên tạp chí Ung thư Mỹ, cho thấy thuốc giảm mỡ máu statin có thể giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt ác tính, theo Health Day.
Thuốc giảm mỡ máu statin có thể giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt – Ảnh minh họa: Shutterstock
Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt ác tính hơn là người có kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt trong máu cao và “điểm Gleason” từ 8 trở lên. Điểm Gleason là chỉ số để đánh giá tiên lượng bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Nam giới có điểm số Gleason cao có thể phát triển ung thư ác tính hơn.
Nghiên cứu trước đây đã đề cập rằng thuốc trị mỡ máu statin và thuốc trị tiểu đường metformin (thường được kê đơn cùng nhau) có đặc tính chống ung thư tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ loại thuốc nào trong 2 loại thuốc này có khả năng chống ung thư mạnh hơn hoặc loại nào có thể chống lại ung thư tuyến tiền liệt.
Để giúp trả lời những câu hỏi này, nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Grace Lu-Yao, từ Trung tâm Ung thư Sidney Kimmel – Jefferson Health, Philadelphia (Mỹ), đã theo dõi dữ liệu của gần 13.000 bệnh nhân ung thư tuyến tiền ác tính, trong suốt 4 năm.
Kết quả cho thấy statin, khi dùng một mình hoặc kết hợp với metformin, dường như có khả năng gia tăng tỷ lệ sống sót.
Trong đó, metformin kết hợp với statin cho kết quả khả quan nhất, giảm đến 36% nguy cơ tử vong so với chỉ dùng một mình statin.
Những người dùng cả statin và metformin có tỷ lệ sống trung bình cao hơn (3,9 năm) so với những người chỉ dùng mình statin (3,6 năm) hoặc chỉ dùng mình metformin (3,1 năm) hoặc không dùng thuốc (3,1 năm), theo Health Day.
Cả metformin và statin đều giúp kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt ác tính, tuy nhiên vì 2 loại thuốc này thường được kê đơn cùng nhau, nên chưa có nghiên cứu nào xem xét riêng rẽ 2 loại thuốc này, tiến sĩ Lu-Yao cho biết.
Vì ung thư tuyến tiền liệt phát triển mạnh do testosterone, bệnh nhân thường được điều trị bằng cách làm giảm mức nội tiết tố nam này.
Nhóm nghiên cứu tin rằng, từ các bằng chứng này, cần tiến hành thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả của statin và sự kết hợp giữa statin/metformin trong việc kéo dài sự sống của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt ác tính.
Cả hai chuyên gia ung thư tuyến tiền liệt, không liên quan đến nghiên cứu này, cũng đồng ý những phát hiện này là đầy hứa hẹn.
Video đang HOT
Tiến sĩ Elizabeth Kavaler, chuyên gia tiết niệu tại Bệnh viện Lenox Hill, New York (Mỹ), cho biết: “Bằng chứng này cho thấy statin có thể điều trị ung thư tuyến tiền liệt”.
Tiến sĩ Kavaler tin rằng mấu chốt vấn đề có thể là testosterone. Mức cholesterol cao hơn dẫn đến mức testosterone cao hơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt. Statin với tác dụng làm giảm cholesterol, có thể giúp làm chậm quá trình này.
Bác sĩ Manish Vira, Phó chủ tịch nghiên cứu tiết niệu tại Viện tiết niệu Arthur Smith ở New Hyde Park, New York (Mỹ), đồng ý rằng những phát hiện này rất đáng khích lệ, và lưu ý rằng “rất nhiều thử nghiệm lâm sàng về sử dụng thuốc trị tiểu đường metformin hoặc trị mỡ máu statin trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt” đang được tiến hành, theo Health Day.
Theo Thanh niên
Những thói quen hàng ngày gây ung thư nhanh không thể ngờ
Những thói quen tưởng chừng rất vô hại dưới đây thực chất chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư cực kỳ nguy hiểm.
Ăn quá nhiều đường: Tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm hỏng các tế bào, tăng nguy cơ phát triển ung thư. Nghiên cứu mới cho thấy, đường thực sự có thể thúc đẩy sự phát triển khối u trong cơ thể.
Uống trà quá nóng: Uống trà xanh thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, vú và dạ dày. Nhưng theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống trà quá nóng thực sự có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Người ta nghĩ rằng nhiệt độ cực cao của trà có thể gây hại cho niêm mạc thực quản.
Ngồi quá nhiều: Lối sống ít vận động là một trong những thói quen có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nghiên cứu cho thấy rằng, ngồi 6 giờ trở lên mỗi ngày ngoài giờ làm việc có liên quan đến tỷ lệ tử vong tăng 19%, so với ngồi ít hơn 3 giờ mỗi ngày.
Ảnh minh họa: Internet
Uống nước trực tiếp từ chai nhựa: Vi hạt nhựa (microplastic) được tìm thấy trong phần lớn các chai nhựa. Những vi hạt nhựa này đang đe dọa sức khỏe con người bằng cách giảm khả năng sinh sản, ảnh hưởng đến sự phát triển bộ phận sinh dục nam, tăng mỡ trong cơ thể, gây béo phì ở trẻ em, tác động tiêu cực đến hệ thần kinh và hệ miễn dịch, đồng thời tăng khả năng phát triển bệnh tim mạch.
Những chai nhựa này còn tác động mạnh hơn tới trẻ em.
Ảnh minh họa: Internet
Sử dụng quần áo giặt khô: Giặt khô là một quá trình làm sạch chứa đầy hóa học. Rất nhiều hóa chất nguy hiểm được sử dụng khi giặt khô quần áo, và một số loại có thể dính vào vải. Khi hít phải các hóa chất này, bạn có thể bị kích thích hệ hô hấp, đau đầu, chóng mặt và gặp các vấn đề về thị lực.
Nhịn hắt hơi: Bạn không bao giờ nên nhịn hắt hơi. Nếu bạn cố nín hơi, có khả năng bạn sẽ làm vỡ màng nhĩ do không khí - mà đáng lẽ cơn hắt hơi sẽ giải phóng - di chuyển đến tai bạn. Cố nhịn hắt hơi cũng có thể làm cho các mạch máu trong mắt, mũi và màng nhĩ co bóp quá mức và vỡ.
Ăn nhiều thực phẩm chế biến: Một nghiên cứu của Pháp cho thấy, tiêu thụ thực phẩm chế biến có liên quan mật thiết đến một số rối loạn sức khỏe như bệnh tim mạch cũng như ung thư.
Thường xuyên ăn thịt xông khói, xúc xích: Thường xuyên ăn các loại thịt đỏ đã qua chế biến như thịt xông khói, giăm bông và một số loại xúc xích có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư và tử vong.
Ảnh minh họa: Internet
Sử dụng nước xả vải: Nước xả làm mềm sợi vải giúp tăng mùi hương có thể chứa rất nhiều các hóa chất độc hại. Các thành phần có hại nhất được tìm thấy trong nước xả vải là: Benzyl acetate (liên quan đến ung thư tuyến tụy), rượu benzyl (chất kích thích đường hô hấp trên), ethanol (liên quan đến rối loạn hệ thần kinh trung ương), limonene (một chất gây ung thư được biết đến) và chloroform (chất độc thần kinh và chất gây ung thư)...
Dùng nước hoa chứa nhiều hóa chất: Rất nhiều loại nước hoa có đầy các thành phần độc hại nhưng các công ty sản xuất đã giữ bí mật với người tiêu dùng. Những thành phần này đến từ dầu mỏ, có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và hormone, tạo ra các triệu chứng như buồn nôn và nôn. Trong trường hợp xấu nhất, người dùng thậm chí có thể bị ngộ độc hoặc ung thư do nước hoa.
Ảnh minh họa: Internet
Nặn mụn: Trước hết, nặn mụn có thể làm cho các nốt mụn trở nên tồi tệ hơn, thậm chí gây ra sẹo/thâm, vì vậy điều thực sự không cần thiết. Có một khu vực trên khuôn mặt được gọi là "tam giác tử thần", có liên kết trực tiếp đến não. Nếu bạn cố gắng nặn mụn ở khu vực này và bị nhiễm trùng, hệ thần kinh có thể bị ảnh hưởng và xuất hiện các biến chứng với thị lực, tê liệt, viêm màng não. Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là tử vong. Nếu bạn cảm thấy muốn nặn mụn, thay vào đó chỉ cần chơi với dây đeo ở cổ tay và "ham muốn" sẽ biến mất.
Sử dụng mỹ phẩm có thành phần tổng hợp: Một điều rất quan trọng cần biết nếu khi mua mỹ phẩm là liệu nó có chứa các thành phần tổng hợp không. Những hợp chất này có thể gây nguy hiểm cho bạn: chúng sẽ tích luỹ theo thời gian và gây kích ứng da, thậm chí là ung thư.
Thói quen ăn mặn: Nghiên cứu đã chỉ ra bằng chứng rõ ràng rằng, một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao có thể gây ung thư dạ dày. Các loại thực phẩm như dưa muối, thịt muối,... cũng là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư dạ dày là "kẻ giết người" lớn thứ 3 và là bệnh ung thư phổ biến thứ 5 trên thế giới, theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới Quốc tế.
Thường xuyên sơn móng tay: Hầu hết các chất đánh bóng thông thường có chứa formaldehyd, một chất làm cứng móng tay mà Cơ quan An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Hoa Kỳ cho biết, chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Cũng ẩn trong chai sơn móng tay là chất dung môi butyl acetate và ethyl methacrylate. Tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư này cũng có thể dẫn đến tổn thương hệ thần kinh trung ương và các vấn đề sinh sản.
Không thay vỏ gối: Mỗi đêm khi bạn ngủ, gối sẽ "hấp thụ" da, tóc và dầu tư. Điều này sẽ tạo ra môi trường sống lí tưởng cho ve bụi phát triển trong gối của bạn, và nó có thể gây dị ứng nghiêm trọng cho nhiều người.
Ảnh minh họa: Internet
Nhổ lông mũi: Nhổ lông từ mũi có thể gây kích ứng và viêm da. Loại bỏ lông ở mũi đồng nghĩa với việc làm cho hệ thống miễn dịch yếu hơn, có thể dẫn đến viêm màng não và các loại nhiễm trùng não khác.
Thường xuyên dùng đồ đựng thực phẩm bằng xốp: Các vật dùng này làm từ Polystyrene, chúng chứa styrene hóa học có liên quan đến ung thư, rối loạn hệ thần kinh, giảm thị lực và thính giác, suy giảm chức năng nhận thức,...
Thường xuyên dùng đồ nhựa: Trong khi hầu hết các sản phẩm làm từ nhựa đều an toàn, nhưng một số sản phẩm chứa BPA (bisphenol A) rất nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.
BPA có thể gây ung thư ở người, cùng với một loạt các vấn đề nghiêm trọng khác dần dần tích tụ trong cơ thể. BPA là một hóa chất công nghiệp bắt chước estrogen có thể là một chất gây rối loạn nội tiết tố mạnh mẽ.
Phụ nữ có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bất lợi từ BPA vì estrogen có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Trẻ em và trẻ sơ sinh cũng là một nhóm dễ bị tổn thương vì chúng nhạy cảm hơn nhiều với phơi nhiễm hóa chất và tác dụng phụ của nó, ngay cả ở liều thấp hơn nhiều.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt như thế nào? Ung thư tuyến tiền liệt có 4 giai đoạn với những phương pháp điều trị không giống nhau. Bạn cần biết mình đang ở giai đoạn nào để được bác sĩ tư vấn điều trị hiệu quả. Ung thư tiền liệt tuyến là một khối u ác tính phát triển trong tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm và có...