Thuốc trị ho và các lưu ý đặc biệt
Ho là phản xạ xảy ra đột ngột và lặp đi lặp lại nhằm làm sạch đường thở khỏi bị ứ đọng các chất dịch tiết, chất kích thích, vật lạ, vi khuẩn… Vào mùa hè, dưới tiết trời nắng nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi, cộng với việc bị thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ra vào phòng điều hòa… nên cũng rất dễ bị ho.
Các dạng ho thường gặp
Ho là một cơ chế sinh lý bảo vệ cơ thể, nhưng cũng là triệu chứng của một số bệnh. Ho gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày do đó cần được điều trị dứt điểm. Thông thường hay gặp hai loại ho: ho khan và ho có đờm.
Ho khan: thường gây ngứa họng và không có đờm, loại ho này có thể gây khàn giọng hoặc mất giọng. Ho khan thường là do hít phải những mẩu vụn thực phẩm hoặc hít phải các loại khói bụi gây kích thích như khói thuốc, khói than, mùi hóa chất hoặc có thể phản ứng của cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Ho khan có thể do tình trạng mới nhiễm vi rút, do cúm hay cảm lạnh, có thể là triệu chứng của các nguyên nhân khác như hen phế quản, trào ngược dạ dày, thực quản, suy tim. Một số người sử dụng các thuốc ức chế men chuyển điều trị tăng huyết áp cũng có thể gây ho khan, khi ngừng thuốc sẽ hết ho. Bệnh nhân ho khan thường vẫn cảm thấy khỏe mạnh, không có cảm giác nặng ngực và khó thở.
Khi có hiện tượng ho kéo dài, cần đến bác sĩ khám điều trị. Ảnh: M. Thuận
Ho có đờm: có đặc trưng là nặng ngực và cơn ho thường khạc ra chất nhầy và đờm. Bệnh nhân có cảm giác nghẹt thở và khó thở, thường làm cho người bệnh mệt lả. Các triệu chứng thường tăng lên khi đi bộ và nói chuyện. Ho đờm có thể là triệu chứng còn lại sau khi viêm họng, viêm mũi và viêm xoang… Nguyên nhân gây ho thường tùy thuộc vào thời gian xuất hiện triệu chứng.
Các thuốc trị ho
Thuốc chữa ho có nhiều loại như siro, viên uống, viên ngậm với nhiều thành phần khác nhau như: chất kháng khuẩn, giảm đau, kháng viêm hoặc thuốc tê.
Video đang HOT
Thuốc đặc trị ho khan: codein, eucalyptine, dextromethorphan, pholcodine, calyptin, chericof, neo-codion…
Thuốc trị ho có đờm: mucomyst, mucusan, rinathiol promethafine, terpicod, terpin hydrat… Thông thường mỗi đợt điều trị chỉ nên dùng từ 3 – 5 ngày, không dùng kéo dài.
Ho có đờm thường liên quan đến các bệnh đường hô hấp mạn tính. Việc dùng các thuốc long đờm, tiêu chất nhầy, giãn phế quản kết hợp với corticoid, các enzym (serrapeptase hoặc chymotrypsin) và kháng sinh là khá hữu ích. Tuy nhiên, các thuốc long đờm, tiêu chất nhầy giúp làm tăng thể tích các dịch tiết đường hô hấp để chúng dễ bị bật ra ngoài, tránh vướng cổ gây khó chịu.
Thuốc có thể gây các cục đờm, đôi khi làm tắc nghẽn đường thở, có thể gây tràn dịch phổi (ngập) và phá hỏng lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cần thận trọng với người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng. Không dùng loại thuốc này cho người suy hô hấp, hen suyễn, trẻ em và phụ nữ cho con bú.
Lưu ý đặc biệt khi điều trị ho
Ho chỉ là triệu chứng của một bệnh nên việc điều trị ho phải song song điều trị nguyên nhân gây bệnh thì triệu chứng ho sẽ giảm. Trong trường hợp ho khan do cảm cúm, chỉ cần điều trị chứng cảm cúm thì tình trạng ho cũng dần dần tự khỏi.
Tuy nhiên, khi ho nếu thấy có kèm theo bất kỳ một trong những biểu hiện sau, bạn cần phải đi khám bệnh ngay để có hướng điều trị tích cực, tránh những biến chứng nguy hiểm: ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng, ho ra máu, ho ra mủ có mùi hôi; ho có kèm đau ngực; ho có khó thở hay khò khè; có triệu chứng phù hai chân; ho thường tái đi tái lại vào ban đêm; ho ở người hút thuốc, khi triệu chứng này trở nên nặng hơn; sút cân đột ngột; sốt, vã mồ hôi; khản tiếng ở người ho mạn tính.
Không dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản) vì ho được coi như cơ chế bảo vệ có lợi, làm sạch đường thở.
Khi dùng thuốc trị ho phối hợp nhiều thành phần gồm: kháng sinh, sát khuẩn (guaifenesin), opioid, các chất làm long đờm, tiêu chất nhầy, đặc biệt là các chất giống giao cảm và kháng histamin – hai chất này có rất nhiều tác dụng phụ nặng nề với những người tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, bệnh tuyến giáp, glaucom, u phì đại tuyến tiền liệt, người mang thai, trẻ em và người cao tuổi, người suy hô hấp, bệnh tim, tai biến mạch máu não.
Cần cân nhắc và thận trọng với các biệt dược như ameflu, atussin, tiffy… vì đó đều là những thuốc phối hợp từ 3 đến 5 chất, ngoài tác dụng phụ lại còn tương tác bất lợi với các thuốc khác dùng cùng lúc. Do vậy, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của thầy thuốc.
Theo DS Hồng Hà
Sức khỏe và Đời sống
Quả khế nhiều công dụng
Khế là loại trái cây quen thuộc thường được ăn kèm với chuối chát, rau thơm trong các món thịt luộc dân dã. Tùy theo giống mà khế có vị chua, ngọt và được dùng để ăn sống, làm mứt, làm nước ép sinh tố, nước sốt hoặc để trang trí. Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào vitamin C, vitamin B1, B2, B3, B6, protein, glucid, lipid, chất xơ, năng lượng (33kcal/100g), sắt, kẽm..., quả khế mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-Quả khế chứa dồi dào vitamin C, vitamin A và các khoáng chất khác nên rất thích hợp cho việc làm thức uống giải khát và bồi bổ sức khỏe.
-Chất xơ hoà tan trong quả khế còn có khả năng kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm lượng đường huyết và ngừa bệnh tim mạch.
-Không chỉ vậy, thành phần beta carotene trong quả khế còn có tác dụng chuyển hoá thành vitamin A giúp tăng cường thị lực.
-Bên cạnh đó, quả khế còn có khả năng kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại các bệnh tật nhờ vào lượng vitamin C dồi dào chứa. Vitamin C là một loại chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh cảm, đồng thời giúp cơ thể tổng hợp chất collagen làm da mặt mịn màng và tràn đầy sức sống.
-Hơn nữa, ăn khế cũng rất có lợi với những người bị rụng tóc do có chứa hàm lượng vitamin nhóm B cao, cần thiết cho sự tăng trưởng của tóc.
-Lá khế còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian để trị viêm họng, ho khan, ho có đờm, nổi mề đay và mẩn ngứa. Bạn cũng có thể dùng lá và rễ cây khế phơi khô, xay nhuyễn đắp lên vết thương để điều trị bệnh thuỷ đậu và bệnh sởi cho trẻ em.
-Khế cũng chứa một lượng nhỏ các khoáng chất kali, phốt pho, kẽm và sắt có tác dụng kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Uống nước ép khế thường xuyên cũng là cách làm hay để hạ sốt, trị nhức đầu, giải rượu, bia, chống táo bón, lợi tiểu và trị các bệnh về gan.
Lưu ý: các bệnh nhân về thận không nên ăn khế vì khế chứa nhiều axit oxalic gây bất lợi cho những quả thận yếu ớt. Dấu hiệu nhận biết cơ thể không thích hợp để ăn khế là sau khi ăn khế từ 1-5 giờ, cơ thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa, nấc cụt và mất ngủ.
Theo PNO
Đường phèn trị ho, huyết áp hiệu quả Trong dân gian, đường phèn thường được biết nhiều đến việc dùng làm bài thuốc trị ho. Có một số cách dùng đường phèn phối hợp với các thực phẩm khác để chữa bệnh, theo lương y Phạm Như Tá. Quả bầu gọt bỏ vỏ, rửa sạch, dùng khoảng 50 gr cùng một ít đường phèn cho vào nồi với 3 chén nước...