Thuốc tránh thai liệu có ảnh hưởng tới trí nhớ
Cháu được kê uống thuốc tránh thai để chữa rong kinh. Do đang ôn thi đại học nên cháu lo lắng không biết loại thuốc này có ảnh hưởng tới sự thông minh và khả năng ghi nhớ.
Cháu 18 tuổi, có kinh năm 14 tuổi. Gần đây, do bận thi cử, cháu bỏ bê ăn uống, ngủ nghỉ, lúc nào cũng lo lắng, mệt mỏi. Thi xong kết quả mỹ mãn nhưng cháu gặp rắc rối về sức khỏe. Trong một tháng rưỡi cháu có kinh nguyệt 4 lần, mỗi lần hơn một tuần mới hết, 3-4 ngày sau có lại. Lần thứ 4 kéo dài 24 ngày. Lúc cháu bị, máu ra nhiều, đỏ thẫm và có mùi hôi. Cháu không bị viêm ngứa gì.
Cháu lo lắng và đã đến Bệnh viện Từ Dũ khám. Bác sĩ cho cháu uống Mavelon – thuốc có tác dụng tránh thai. Hôm đầu uống cháu bị ói, buồn nôn, đau đầu, đau bụng, hôm sau mới khỏi. Hiện giờ cháu uống được một tháng rồi. Bác sĩ dặn tái khám nhưng do ở Lâm Đồng, trái tuyến, đi lại khó khăn, cháu lại không có thời gian vì đang lo ôn thi đại học nên cháu muốn hỏi, liệu cháu không đi khám lại, tiếp tục uống Mavelon có được không. Thuốc này có ảnh hưởng gì đến sự thông minh và trí nhớ không? (Lan Ngọc)
Ảnh minh họa: BBC.
Trả lời:
Chào bạn,
Video đang HOT
Mavelon là thuốc chứa nội tiết, có tác dụng chính là giúp phụ nữ tránh thai. Cũng giống như các loại thuốc ngừa thai khác, Mavelon điều chỉnh hoóc môn của cơ thể, ức chế sự rụng trứng, làm thay đổi nội mạc tử cung, làm đặc chất dịch mình cổ tử cung, giảm sự di chuyển của tinh trùng trong ống dẫn trứng.
Trong trường hợp của cháu, có lẽ do căng thẳng và những thay đổi về sinh hoạt, ăn uống trước những ngày thi cử đã gây rối loạn nội tiết, góp phần làm kinh nguyệt thất thường, rong kinh. Bác sĩ cho cháu sử dụng thuốc Mavelon chủ đích là muốn điều chỉnh nội tiết, tạo lại sự cân bằng nội tiết trong cơ thể cháu, có như vậy mới chấm dứt hiện tượng rong kinh.
Hiện nay, chưa có tài liệu nào nói thuốc này ảnh hưởng đến trí nhớ. Vì vậy, cháu không nên lo lắng. Sau khi dùng hết vỉ thuốc đầu tiên, cháu dừng lại mấy hôm sẽ thấy ra kinh. Nếu không có điều kiện tái khám, để đề phòng tái phát bệnh, cháu có thể tiếp tục mua thuốc uống trong vòng 2 tháng nữa.
Sau hai tháng này, nếu thấy không còn rong kinh, cháu không cần uống thuốc nữa và có thể không đi khám lại. Ngược lại, nếu tình vẫn kéo dài, cháu không nên tiếp tục tự ý mua thuốc uống mà cần đi khám để bác sĩ kiểm tra kỹ và hướng dẫn biện pháp điều trị phù hợp.
Chúc cháu luôn vui khỏe và thành công trong kỳ thi đại học sắp tới.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung
Trung tâm y khoa Thái Hà
Theo VNE
Một cách đơn giản làm giảm nguy cơ bị ung thư vú
Những phụ nữ ăn nhiều thịt gia cầm, cá, các loại hạt, đậu và ít thịt đỏ... ở tuổi thiếu niên có thể sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú về sau này.
Các nhà nghiên cứu người Mỹ đã xem xét gần 89.000 phụ nữ tuổi từ 26-45 và theo dõi họ trong 20 năm để xem xét mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và nguy cơ ung thư vú. Những người phụ nữ hoàn thành một bảng câu hỏi về chế độ ăn uống trong năm 1991, 1995, 1999, 2003 và 2007. Người tham gia được hỏi về tiêu thụ hàng ngày của thịt đỏ chưa qua chế biến, như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và hamburger, và chế biến thịt đỏ như xúc xích, thịt xông khói và xúc xích.
Họ cũng được hỏi bao nhiêu gia cầm (bao gồm cả gà và gà tây); cá (bao gồm cá ngừ, cá hồi, cá thu và cá mòi) và các loại đậu (bao gồm cả các loại đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan và các loại hạt) - họ ăn mỗi ngày. Các câu trả lời đã được xếp hạng từ "không bao giờ" hoặc "ít hơn một lần mỗi tháng" hoặc "6 hoặc nhiều hơn 6 khẩu phần mỗi ngày."
Vào cuối thời gian nghiên cứu, 2.830 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Theo kết quả báo cáo ngày 10 tháng 6 thì những phụ nữ tiêu thụ nhiều hơn 2 khẩu phần thịt đỏ hàng ngày có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 22% so với những phụ nữ ăn rất ít thịt đỏ.
Trong báo cáo nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết "Ăn thịt đỏ mỗi ngày có liên quan đến một sự gia tăng nguy cơ ung thư vú tới 13%. Sự gia tăng này tuy chưa cao lắm nhưng vì bệnh ung thư vú là một loại ung thư tương đối phổ biến nên đây cũng là một mối quan tâm sức khỏe cộng đồng".
Những phụ nữ ăn nhiều thịt gia cầm, cá, các loại hạt, đậu và ít thịt đỏ... ở tuổi thiếu niên có thể sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú về sau này. Ảnh minh họa
Các kết quả cũng cho thấy rằng ăn thịt gia cầm ở tuổi trưởng thành sớm có liên quan tới khả năng giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ ở thời kì sau mãn kinh.
"Các nhà nghiên cứu ước tính rằng thay thế một phần ăn thịt đỏ hàng ngày bằng một khẩu phần thực phẩm giàu protein khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú tới 14%. Lựa chọn thay thế thịt đỏ bao gồm các loại đậu, các loại hạt, gia cầm và cá", nhà nghiên cứu Maryam Farvid đã báo cáo với Bộ môn Dinh dưỡng Y tế công cộng của Trường Đại học Harvard.
"Giảm ăn thịt đỏ trong chế độ ăn uống không chỉ làm giảm nguy cơ ung thư vú mà còn làm giảm nguy cơ các bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tiểu đường và các loại bệnh ung thư..." Farvid nói.
Nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra được mối liên kết giữa ăn thịt đỏ với tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết. Mặc dù lý do thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư không được giải thích rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu đang điều tra một số cơ chế có thể. Ví dụ, thịt được chế biến ở nhiệt độ cao có thể sản xuất các hóa chất gây ung thư, protein thịt cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng của khối u bằng cách kích hoạt hormone tăng trưởng...
Trong nghiên cứu này, thịt đỏ bao gồm các sản phẩm thịt cả chưa qua chế biến và xử lý. Thịt gia cầm bao gồm gà và gà tây, cá ngừ và cá tính, cá hồi, cá thu và cá mòi. Khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã tính toán cả những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú, như tuổi tác, cân nặng, chủng tộc, lịch sử gia đình bị ung thư vú, tiền sử bệnh vú lành tính, thói quen hút thuốc và sử dụng thuốc ngừa thai...
Các nhà nghiên cứu kiểm tra xem mối liên hệ giữa thịt đỏ và nguy cơ ung thư vú sẽ thay đổi như thế nào khi mức độ của các yếu tố nguy cơ khác thay đổi. Họ phát hiện ra rằng chỉ có thuốc tránh thai dường như làm tăng thêm nguy cơ liên quan với thịt đỏ. Đối với những người ăn thịt đỏ hàng ngày, nguy cơ ung thư vú cao hơn 54% trong số những phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai và 11% ở những phụ nữ đã từng sử dụng thuốc tránh thai trước đây.
Theo Trí Thức Trẻ
Chữa bệnh tiểu đường bằng loại cây mọc hoang dân dã Rau bợ hay còn gọi là cỏ bợ, cỏ tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, dạ hợp thảo... là một loại rau dại mọc khắp nơi trên đất nước ta, tập trung nhiều ở ao, mương, hồ và đầm lầy. Theo Đông y cỏ bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn vào kinh tâm, tỳ; có tác dụng thanh nhiệt, lợi...