Thuốc tiêm hiệu quả giảm tới gần 100% nguy cơ phơi nhiễm HIV
Cabotegravir là loại thuốc tiêm đang được giới y khoa kỳ vọng sẽ hiệu quả hơn so với thuốc dạng viên PrEP khi giúp giảm tới 99% nguy cơ nhiễm HIV.
Theo Viện Sức khỏe Mỹ, tiêm cabotegravir cứ 8 tuần/lần có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và thậm chí còn hiệu quả hơn so với viên uống hàng ngày PrEP đã được phát triển trước đó.
Đây là kết quả sơ bộ cuộc thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn được tiến hành trong suốt hơn 3 năm qua tại 7 quốc gia, trong đó có Mỹ, Brazil, Thái Lan và Nam Phi đối với những nam giới ở độ tuổi dưới 30 từng quan hệ tình dục với người đồng giới hoặc phục nữ chuyển giới. Đây là nhóm người có nguy cơ cao nhất bị phơi nhiễm HIV/AIDS. Một thử nghiệm khác cũng đang được tiến hành đối với phụ nữ.
(Ảnh minh họa: AFP)
Không gây bất tiện với liều 2 tháng/lần
Video đang HOT
Hiện nay, loại thuốc phòng ngừa duy nhất được cấp phép hiện nay là thuốc dạng viên nén PrEP, viết tắt của từ tiếng Anh Pre-Exposure Prophylaxis, có nghĩa là dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Nếu sử dụng PrEP hàng ngày, nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không được bảo vệ có thể giảm tới 99%. Tuy nhiên, việc làm sao để người bệnh tuân thủ đúng liệu trình. Uống thuốc hàng ngày suốt đời không phải là điều dễ dàng. Người bệnh có thể quên uống thuốc, hoặc quên thuốc khi đi du lịch. Họ cũng có thể bị hết thuốc hoặc không có đủ tiền mua thuốc. Vì thế các nhà nghiên cứu đã hướng tới một phương pháp điều trị vừa hiệu quả, lại vừa thuận tiện hơn cho người sử dụng.
Hiệu quả lên tới 100%
Kết quả: 50 người tham gia nhiễm HIV trong giai đoạn thử nghiệm, song lại có sự khác biệt lớn giữa 2 nhóm: 12 người tại nhóm sử dụng thuốc tiêm cabotegravir và 38 trong nhóm sử dụng thuốc uống PrEP. Điều này có nghĩa là việc sử dụng thuốc tiêm cabotegravir mang lại hiệu quả cao hơn 69% so với PrEP, vốn lâu nay vẫn được xem là một cột trụ trong chính sách phòng ngừa, đặc biệt là tại Mỹ nơi có ít nhất 200.000 người có nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS.
Trước những kết quả tích cực này, các nhà nghiên cứu đã quyết định kết thúc sớm thử nghiệm chia nhóm để tất cả những người tham gia đều có thể sử dụng phương pháp tiêm cabotegravir hiệu quả hơn. Theo Giám đốc nghiên cứu và phát triển của ViiV Healthcare (tập đoàn GSK), kết quả rất đáng khích lệ, không chỉ bởi hiệu quả mạnh mẽ của cabotegravir mà còn bởi hiệu quả của một nghiên cứu đại diện đầy đủ cho nhóm người có nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS cao nhất./.
Nhiều khó khăn trong điều trị HIV cho người đồng giới
Số bệnh nhân nhiễm HIV là người đồng giới ngày càng gia tăng ở Khánh Hòa. Đặc biệt, độ tuổi ngày càng trẻ hóa dần.
Khi phát hiện bệnh, mặc cảm và ngại giới tính của mình, nhiều người không muốn đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời, bệnh nặng thêm và nguy cơ lây lan cho người khác.
Tăng và trẻ hóa
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa thì: Trong năm 2018, dù đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa với HIV, các nhóm tuyên truyền đã tiếp cận nhiều địa bàn dân cư để phổ biến các kiến thức cần thiết nhưng vẫn có trên 30 trường hợp bị nhiễm HIV do quan hệ tình dục đồng giới. Riêng hết tháng 9/2019, số người đồng giới nhiễm HIV tăng lên gần 40 người. Đặc biệt, đáng báo động là 80% số người nhiễm nằm trong độ tuổi 14 - 29 tuổi.
Chị Nguyễn Thị Thu - tình nguyện viên tuyên truyền phòng chống HIV ở Nha Trang (Khánh Hòa) nhìn nhận: Là tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển năng động, nhất là lĩnh vực du lịch nên kéo theo nhiều dịch vụ khác phát triển. Chúng tôi đã mở rộng tuyên truyền đến tận các cơ sở, các tụ điểm có nguy cơ lây nhiễm HIV cao như: quán bar, các tiệm hớt tóc, tiệp spa, massage... Tuy nhiên, người đồng giới rất ngại tiếp xúc với các tuyên truyền viên, khi họ đã cặp với nhau thì chỉ muốn tìm không gian riêng cho mình hoặc xúc tiếp với những người có cùng sở thích tâm sinh lý như họ. Có người đồng giới cùng lúc quan hệ với 2-3 người. Đó cũng là rào cản lớn trong việc ngăn ngừa lây nhiễm trong các đối tượng này.
Các nhóm CBO (nhóm tình nguyện dựa vào cộng đồng) đang hoạt động trên địa bàn Khánh Hòa cũng cho rằng, quan hệ đồng giới ngày càng trẻ và hầu như không biết sử dụng hoặc ít sử dụng các biện pháp an toàn. Gần 40 ca mới ghi nhận nhiễm HIV là người đồng giới - đó chỉ là con số thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật còn thực tế có thể cao hơn nhiều.
Khi có dấu hiệu nhiễm HIV, hãy đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để được tư vấn chữa trị tốt nhất.
Đồng đẳng viên Lê Thị Trang chia sẻ: Ở Khánh Hòa, hầu hết các cặp quan hệ đồng giới tập trung chủ yếu ở Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa... Khi bị phát hiện nhiễm HIV, tâm lý chung là tự ti, phó mặc cho số phận hoặc sẵn sàng quan hệ tiếp với những đối tượng khác làm lây cho chính bạn tình của mình. Đó chính là nguyên nhân người đồng tính nhiễm HIV không ngừng gia tăng. Việc chuyển biến nhận thức của nhóm đối tượng này cần áp dụng linh hoạt nhiều giải pháp khác nhau.
Nên cởi bỏ mặc cảm
Nguyễn Duy C (ở Nha Trang) bị nhiễm HIV khi mới 17 tuổi bộc bạch: Sợ nhất là gia đình buồn và xã hội kỳ thị nên khi biết bị nhiễm HIV, ban đầu không dám đi chữa trị, cũng không dám cho bạn mình biết. Cứ để liều vậy cho đến khi diễn biến bệnh nặng thêm, được người thân động viên mới đi điều trị. Nguyễn Văn Tr ở Cam Ranh (Khánh Hòa) vừa phát hiện nhiễm HIV cũng cho biết: Đồng giới cũng là bệnh, vậy nên chúng tôi rất cần được cảm thông. Có người bị nhiễm khi còn là học sinh, sinh viên nên ảnh hưởng lớn đến học tập. Hiểu rõ tâm trạng của người cùng cảnh nên giờ khi biết ai bị như mình, chúng tôi đều tìm đến an ủi kịp thời. Cởi bỏ mặc cảm càng sớm, điều trị ngay từ đầu thì sẽ kiểm soát bệnh được tốt hơn, tránh tối đa sự lây lan trong cộng đồng, người thân.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa thì: Kỹ năng truyền thông phòng, tránh nhiễm HIV trong người đồng giới được nâng cao, đổi mới liên tục. Hàng tuần đều có kế hoạch tiếp cận các nhóm, cặp đồng giới để kịp thời phát hiện người nhiễm HIV động viên, khích lệ họ đi xét nghiệm. Bên cạnh đó, các dịch vụ y tế trong điều trị HIV cũng không ngừng được nâng cao, thích ứng với hầu hết các nhóm đối tượng. Để ngăn ngừa sớm nhiễm HIV với người đồng giới là học sinh, sinh viên, công tác phối hợp phổ biến kiến thức với các trường học cũng được thực hiện thường xuyên. Bất kể độ tuổi nào, khi có dấu hiệu nhiễm HIV, hãy đến với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để nhận được tư vấn, phác đồ điều trị tốt nhất.
Cùng với việc cởi bỏ mặc cảm, người đồng tình cần bảo vệ an toàn cho mình và bạn tình khi sử dụng đầy đủ các biện pháp, dụng cụ phòng ngừa như: dùng bao cao su, không tiêm chích ma túy, không quan hệ bừa bãi khi phát hiện nhiễm HIV... Các bậc phụ huynh, người thân khi có con em đồng giới nhiễm HIV nên động viên điều trị bằng thuốc ARV ngay từ đầu, xem người nhiễm là bệnh nhân đặc biệt để chăm sóc chu đáo.
HÀ VĂN ĐẠO
Theo SK&ĐS
3 căn bệnh lây qua đường tình dục đang tăng mạnh, cần được phổ biến rộng để mọi người chú ý Thường thì khi nhắc đến bệnh lây truyền qua đường tình dục, chúng ta sẽ nghĩ đến những bệnh như giang mai, lậu, chlamydia... Tuy nhiên, danh sách các bệnh lây truyền qua đường tình dục đang ngày càng gia tăng, điển hình là 3 bệnh sau đây. Có hơn 30 loại bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) đã được biết...