Thuốc thử Thủ tướng Nhật Abe về những thử thách kinh tế
Cuôc bầu cử sớm của Nhật Bản ngày 14.12 được xem là cuộc thăm dò ý dân, và là thuốc thử Thủ tướng Nhật Abe về những thử thách kinh tế.
Các thăm dò cho biết rất nhiều khả năng đảng Dân chủ tự do (LDP) của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ chiếm 320 trong 475 ghế hạ viện.
Với sự hỗ trợ của đồng minh lâu năm Tân Komeito (NKP), liên minh cầm quyền này sẽ duy trì được 2/3 thế “siêu đa số” cần thiết ở để có thể thông qua bất kỳ chủ trương nào ở Hạ viện và Thượng viện mà không vấp phải rào chắn nào.
Cuộc bầu cử thượng viện ngày 21.7.2013 đã có kết quả LDP và NKP thắng lớn với 71/121 ghế, cho phép liên minh cầm quyền kiểm soát lưỡng viện quốc hội Nhật.
Thủ tướng Nhật Abe gặp cử tri
Thượng viện Nhật có 242 ghế, một nhiệm kỳ dài 6 năm và tổ chức bầu cử mỗi 3 năm để chọn lại một nửa số nghị sĩ.
Thắng lợi kép giúp kết thúc tình trạng quốc hội Nhật bị tê liệt, vì liên minh cầm quyền trước đây không kiểm soát được thượng viện vốn chặn tất cả các đề xuất, chủ trương.
Nó chấm dứt cả tình trạng “máy xay Thủ tướng”, theo sự châm chọc của báo giới địa phương, vì trong 8 năm qua, Nhật đã phải thay 6 vị Thủ tướng (kể từ năm 2006). Ông Abe là Thủ tướng thứ bảy hồi tháng 12.2012.
Ông từng là Thủ tướng từ ngày 26.9.2006 nhưng chỉ được một năm thì phải từ chức vì mất sự tín nhiệm, và vì ông bị đau bao tử kinh niên.
Ông Abe, 60 tuổi, hồi tháng trước bất ngờ tuyên bố bầu cử Hạ viện sớm hai năm (lẽ ra tổ chức năm 2016), vì ông quyết tâm “thúc đẩy sự phục hồi nền kinh tế mạnh mẽ trở lại, cũng như để giúp Nhật và khu vực châu Á lại là trung tâm của thế giới”. Nó cũng cho phép vị lãnh đạo của xứ sở mặt trời mọc mạnh tay thúc đẩy những cải cách an ninh và kinh tế.
Video đang HOT
Ông Abe làm Thủ tướng Nhật lần thứ hai sau khi liên minh cầm quyền thắng cử hồi tháng ngày 16.12.2012. Lúc đó ông tung ra các chủ trương cải cách kinh tế mang tên “kinh tế kiểu Abe” (Abenomics) của ông, để giải quyết đà tăng trưởng chậm và lạm phát.
Cuộc bầu cử là thuốc thử Thủ tướng Nhật Abe
Chủ trương này còn được gọi là “chính sách 3 mũi tên” là chi tiêu công mạnh, nới lỏng việc kiểm soát tiền tệ để kích cầu tài chính cùng nhiều cải cách cơ cấu nhằm đánh thức tiềm năng kinh tế còn ngủ yên.
Thêm vào đó, chính phủ hy vọng kéo nền kinh tế Nhật (đang ở hạng tư thế giới) nhưng sau những hứa hẹn ban đầu, “Abenomics” bị chựng lại, nền kinh tế quay trở lại suy thoái do sức tăng trưởng sa sút mạnh trong hai quý liên tiếp.
Đà tăng trưởng này bị sốc nặng, sau lần tăng thuế tiêu dùng thứ nhất từ 5 lên 8 % hồi tháng 4. Nỗi lo suy thoái kinh tế nặng hơn buộc ông Abe bất đắc dĩ hoãn ý định tăng thuế này lần thứ hai lên 10 % trong năm 2017.
Vì sau 15 năm suy thoái, người Nhật không quen chuyện giá sinh hoạt tăng. Họ đã bị mất thêm tiền sau đợt tăng thuế tiêu dùng thứ nhất, trong khi lương thật lại giảm, khiến mọi hàng hóa xem ra trở nên đắt đỏ hơn. Nếu duy trì đề xuất tăng thuế, cử tri có thể bức xúc hơn.
Dù chính phủ đã hạ gánh nặng thuế và kêu gọi đầu tư, vẫn còn có ý tưởng gây tranh cãi là tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với người tiêu dùng. Nhật hiện có mức thuế VAT thấp nhất trong khối quốc gia phát triển.
Trong khi đó, ngày càng có nhiều lời kêu gọi ông Abe ngăn chặn sự bất công giàu nghèo, bằng cách tăng chi tiêu công ở các vùng nông thôn và thành phố nhỏ, thay vì cứ mãi dồn tiền cho Tokyo cùng các thành phố lớn.
Chính phủ Nhật đang ráng giảm khoản chi tiêu cho cuộc sống của dân thường.
Theo Reuters, chính phủ ông Abe đang đang xem xét việc cấp tem phiếu mua hàng cho người có thu nhập thấp. Phiếu mua hàng này sẽ giúp họ trang trải một phần chi phí hàng hóa và dịch vụ.
Việc cấp tem phiếu này như phiếu mua hàng và miễn giảm thuế trong suốt thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vốn từng giúp tăng doanh số bán xe hơi tiết kiệm năng lượng và đồ gia dụng.
Reuters nêu: việc duy trì chính sách chi tiêu của chính phủ và in thêm tiền của Ngân hàng Trung ương, trong khi trì hoãn các biện pháp cải tổ kinh tế đồng nghĩa với việc Nhật đối mặt với nợ chồng chất và ít có sự cải thiện trong tiềm năng tăng trưởng kinh tế lâu dài.
Nợ công của Nhật hiện vào khoảng 8.000 tỷ USD, gấp hai lần GDP của nước này và thuộc vào hàng tệ nhất trong các nước công nghiệp.
Việc Nhật muốn tham gia Hiệp định thương mại Liên Thái bình dương (TPP) do Tổng thống Mỹ Barack Obama khởi xướng, lại đe dọa các nông dân vốn là lực lượng ủng hộ viên lớn của LDP.
Khi tranh cử, LDP nói Nhật sẽ không hủy thuế đánh lên nông sản (lúa gạo, đường, thịt heo và thịt bò) nhưng Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố không có sự ngoại lệ nào trước khi Nhật chính thức tham gia đàm phán (từ ngày 23.7.2013).
“Abe” chắc chắn sẽ thắng cuộc bầu cử này”, theo nhà khoa học chính trị Iwao Osaka ở đại học Rikkyo tại Tokyo. “Nhưng vấn đề là sau chiến thắng. Nói sự thật là tình hình sẽ không thay đổi đáng kể, nền kinh tế sẽ vẫn yếu như trước”.
Nhưng theo cố vấn kinh tế Etsuro Honda của ông Abe, bất kỳ ai nói sự suy thoái trở lại đều sai.
Giáo sư kinh tế học Honda của đại học Shizuoka là người ủng hộ các chủ trương thúc đẩy tăng trưởng, và chống tăng thuế lần thứ hai.
Ông nói: “Các chính phủ trước không đủ can đảm để tiến hành các chủ trương táo bạo”, cho bằng các chủ trương tranh cử “Đây là đường độc đạo phải đi” của LDP và của ông Abe.
Ông nói sẽ dần có những kết quả của “Abenomic”: một nguồn tiền mặt của Ngân hàng trung ương Nhật Bản bơm hồi cuối tháng 10 sẽ mất từ 6 đến 10 tháng mới lọc xuống nền kinh tế, trong khi các cuộc cải cách phải mất 10 năm mới có kết quả.
Trước đây, ông Abe đã hứa sẽ bằng có gói kích cầu 10.000 tỷ yen (khoảng 120 tỷ USD) và sẽ buộc Ngân hàng Trung ương Nhật phải siết chặt tỷ lệ lạm phát, và hạ giá trị đồng Yen nhằm tăng cường sức mạnh cho xuất khẩu.
Theo Một Thế Giới
Mông Cổ hướng sang Nhật Bản nhằm giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc
Nhật Bản và Mông Cổ ngày 10/12 đã nhất trí tăng cường hợp tác để thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trong khu vực thông qua đối thoại.
Một cuộc gặp giữa quan chức Nhật Bản và Mông Cổ (Ảnh AP)
Phát biểu sau cuộc hội đàm giữa quan chức cấp cao hai nước, Vụ trưởng Vụ châu Á - châu Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Junichi Ihara cho biết Nhật Bản và Mông Cổ chia sẻ những lợi ích chiến lược chung.
Theo ông Ihara, hai bên nhất trí tăng cường quan hệ để hiểu biết lẫn nhau, qua đó thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng tại khu vực châu Á.
Được biết, cuộc gặp trên là cuộc gặp thứ hai giữa quan chức ngoại giao và quốc phòng của Nhật Bản và Mông Cổ kể từ hồi tháng 1/2013.
Một số nguồn tin thân cận với đoàn Nhật Bản cho biết quan chức hai nước đã thảo luận về những động thái ngoại giao và quân sự gần đây của Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị APEC tháng trước.
Giới phân tích cho rằng Mông Cô, quốc gia có đường biên giới rộng lớn với Trung Quốc, đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào quốc gia láng giềng bằng đường lối chính sách đối ngoại mới.
Trong khi đó, Nhật Bản đánh giá Mông Cổ, quốc gia có vị trí chiến lược giữa Trung Quốc và Nga, có thể trở thành một đối tác chiến lược không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả địa chính trị.
Ngọc Anh
Theo Dantri/Kyodo
Nhật Bản đề nghị Hàn Quốc dỡ bỏ tượng "nhạy cảm" Nhật Bản đã đề nghị Hàn Quốc dỡ bỏ những bức tượng đặt trước Đại sứ quán nước này tại Seoul và Mỹ liên quan đến vấn đề "nô lệ tình dục" trong Thế chiến II. Bức tượng về "nô lệ tình dục" (Ảnh Chosun Ilbo) Một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết đề nghị nêu trên đã được đưa ra...