Thuốc Thánh hay thầy cúng gặp may?
Đã từng viết nhiều về các đề tài ma mị, nhưng câu chuyện mà tôi chứng kiến được ở Như Thanh (Thanh Hóa ) là lạ kỳ nhất.
Đó là một ông thầy chữa rắn cắn. Hễ có người bị rắn cắn mang đến, ông thầy bắt sửa lễ mâm rượu cau trầu cúng trên bàn thờ, cùng rất nhiều những quy định tại lúc ấy con bệnh và người nhà phải tuân thủ, ví dụ không được bước lên thềm nhà, cấm không được nói câu gì kể cả khấn lễ, hoặc chui qua một sợi dây giăng ngang… Xong hết, ông nhai một khẩu trầu, hớp một ngụm rượu rồi phun vào đỉnh đầu người bị rắn cắn. Người bệnh mà tôi chứng kiến bị rắn hổ cắn, người đã ửng đỏ, da đã có chỗ vàng chỗ tím, thở dốc, người nhà phải cáng đem đến. Chịu một hơi thổi bằng rượu đã đỏ nhợt bởi nước trầu, người bệnh giật mình ngồi dậy. Nghe nói bị rắn gì cắn, năng đến đâu chăng nữa, miễn người bệnh còn thở, sau cú phun độc đáo ấy, người bệnh tỉnh liền. Công việc còn lại là rịt thuốc chữa vết thương như mọi vết thương khác. Việc chữa bệnh thì bình thường, nhưng những nghi lễ ông đặt ra làm việc chữa bệnh trở nên kỳ bí, lạ lùng. Dân khắp vùng nghe tiếng ông, nếu bị rắn cắn không ai nghĩ đến đi bệnh viện mà toàn tới nhà ông. Cũng nghe kể, nhiều người mang bệnh nhân đến nhà ông muộn, đành ngậm ngùi mang về chôn.
Cũng có nhiều câu chuyện thần kỳ khác xung quanh các điện phủ chữa bệnh bằng tâm linh. Ở đây thuốc là thứ tượng trưng nhất. Có thể là tàn tro, nước thải, nước lã hoặc thậm chí chỉ là một hơi thở của bà đồng thổi qua hai hàm răng nửa đen nửa vàng có mùi không dễ chịu gì. Quan trọng hơn là liệu pháp chữa bệnh. Đó là phó thác tính mệnh, sức khỏe cho các đấng thiêng liêng trên bàn thờ, phó mặc cho lời cầu xin của các thầy cúng, bà đồng. Vậy mà rất nhiều người sau khi chịu lễ, mắt sáng lên tự thấy sức khỏe hồi phục, thậm chí thấy cục ung thư trong người hình như bé đi một chút, yên tâm ra về để chết.
Nhưng với nhiều người thứ nước đủ loại kia, thậm chí cả cái thứ nước chảy ra từ thi hài người chết chứa đầy vi khuẩn chết người lại là thánh dược. Trong năm 2009 lại có thêm một vụ đào mộ một tín đồ tử vì đạo đã mất cách đây 200 năm để lấy nước xác chữa bệnh ở thôn Lác Môn xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Theo lời một số người cao tuổi ở đây thì, hài cốt đó là của cụ Đỗ Tựu sống vào thời vua Tự Đức bị tội chém vào năm 1848. Đến tháng 7 năm 2009, giáo xứ Lác Môn mở rộng khoảng sân bao quanh nhà thờ nên phải dời mộ phần đi nơi khác. Khi mở quan tài của “thánh Tựu” thì thấy có bao nhiêu là máu, máu cả ở dưới đáy tiểu, cả ở những lóng xương rỉ ra. Rất nhiều tín đồ đã múc nước xác này về uống chữa bệnh. Vụ việc đã làm cho chính Đức Giám mục địa phận lên tiếng ngăn cản.
Tại khu vực 6 phườngVỹ Dạ (Huế), gần chùa Hương Lưu, có một thầy chữa bệnh bằng “thánh dược”. Hàng trăm người tập hợp tại đây chờ thầy chữa bệnh. Họ đến từ các vùng quê khác nhau, nhưng niềm tin của họ vào cách chữa bệnh “thánh” này là rất lớn. Hai bên con đường bê tông rộng chừng 2,2 mét và một phần của bãi đất bồi các bệnh nhân đứng xếp hàng dài, người thì cởi trần, một số lại kéo hai ống quần đến khi không thể kéo được và tay cầm một lọ cồn 90 độ, cùng gừng, chanh và bông… Tất cả đều lặng lẽ như để cùng” thầy”cầu nguyện cho bệnh tình chóng khỏi! Trên tay thầy cầm một cái đĩa trong đó rất nhiều mảnh nhỏ của lưỡi dao lam cạo râu. Thầy đến từng người bệnh chích, mà theo thầy là “cắt lễ cắt phong”…sau đó dùng cồn, gừng và chanh trộn đều bọc vào tấm gạc xoa lên vết “chích lễ” . Một số bệnh khác “thầy” dùng kim châm cứu để châm vào một số huyệt đạo… tập trung ở mũi, môi, đầu và cổ họng của bệnh nhân.
Trong thời điểm này, khi hàng triệu người đổ về các chùa, điện, phủ,miếu cầu tài cầu lộc cũng có hàng trăm người tìm đến những nơi đó và nhiều điểm khác để trong chờ vào thánh thần phù hộ mình lấy lại sức khỏe, lành bệnh tật. Không phải người nào đi cầu thánh thần cũng khỏi bệnh, nhưng không sao, khi bệnh đỡ thì đó là do thánh thần, khi bệnh không đỡ thì là do người bệnh hay người nhà không thành tâm, hoặc là thánh thần không “độ” da kiếp trước có vấn đề gì đó. Vả lại có bệnh thì vái tứ phương, các cụ đã dạy thế. Mất gì.
Vấn đề là cầu cúng có làm cho bệnh nhẹ đi không?
Theo y học hiện đại, bệnh có mấy nguyên nhân chính: một là do nhiễm trùng, nhiễm độc từ bên ngoài vào, hai là do cơ thể mất cân bằng, có thể mất cân bằng thần kinh, có thể mất cân bằng hệ miễn dịch…, thứ ba là tổn thương như gãy chân tay, rách da thịt, vỡ phủ tạng, đầu…do tác động ngoại lưc. Tất cả phải điều trị bằng các biện pháp y học và dùng thuốc.
Còn do các thầy cúng, các bà đồng, ngoài các nguyên nhân này, các thầy bây giờ cũng không dám phủ nhận khoa học, còn có nguyên nhân do những thế lực âm ma gây ra mà để loại nguyên nhân này chỉ có một cách là cầu thánh thần đuổi những thế lực âm ma ra khỏi người mới khỏi được. Với quan niệm của họ, thần thánh có quyền lực siêu nhiên, hơn cả các bác sĩ hiện đại. Hãy nghe nhà ngoại cảm Võ Công Phương lý giải về nguyên nhân bệnh tâm thần : Nguyên nhân chính của bệnh tâm thần thường gặp như sau:
Video đang HOT
Do vong ngoại lai xâm nhập. Nguyên nhân này thường gặp nhất trong các trường hợp bệnh Tâm Thần. Do bị thư ếm, bùa ngải: do sự can thiệp của các thầy bùa, sử dụng công lực của bùa ngải, âm binh, đeo bám vào bệnh nhân. Do nguyên nhân khác: do nghiệp quả, tội lỗi, nợ nần, ân oán từ trước, do phong thủy, do mồ mả trong dòng họ bị xâm phạm v.v…Từ đó thầy chữa bằng cách cầu cúng, đảm bảo trong 7-10 ngày sẽ trục các thế lực hắc ám ra khỏi người, bệnh nhân sẽ khỏi bệnh. Nếu thật sự thầy giỏi như vậy, đất nước đã khỏi phải chi hàng trăm tỷ mỗi năm cho chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống bệnh tâm thần.
Lại nghe một thầy khác bàn về bệnh ung thư. Ngoài những nguyên nhân khoa học đã xác định, dĩ nhiên thầy cũng không dám chối bỏ những thành tựu khoa học, còn có nguyên nhân là môi trường sống tại nhà bệnh nhân có nhiều âm hồn sống chen với người. Họ còn đặt ra một chỉ số gọi là chỉ số Bovis phản ánh số lượng âm hồn sống trong khu vực. Khu vực có chỉ số Bovis từ 5000 – 6500 gọi là mảnh đất có năng lượng trung bình sống được, dưới 5000 gọi là khu vực “âm”, âm càng sâu càng nguy hiểm, nếu dưới 3000 người sống ở đó dễ mắc bệnh và có thể nặng là ung thư. Vậy loại căn bênh ung thư chỉ đơn giản là loại sự quấy phá của các thế lực âm ma mà thôi.
Phải nói rằng chỉ cần có học vấn phổ thông cũng nhận ra những lý thuyết cũng như cách chữa bệnh tâm linh này khó có thể dẫn đến việc phục hồi sức khỏe, không nói gì đến việc chữa được bệnh tật. Nhưng hàng triệu người vẫn đổ đi cầu phúc, cầu tài, cầu chưa bệnh. Đáng tiếc là trong số đó có hàng triệu người có học, thậm chí nhiều vị còn có học vị cao, chức tước lớn. Họ cầu cúng một cách thành tâm, hoàn toàn không phải vì bảo tồn các giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc.
Nhưng trong thực tế có nhiều người đã bớt bệnh, khỏi bệnh do cầu cúng, do uống những loại thuốc ba sàm này. Tại sao?
Khoa học hiện đại cũng đã nghiên cứu nhiều về đề tài này. Trong số các bệnh tật con người thường mắc phải có rất nhiều bệnh có thể tự khỏi do sức chống đỡ của cơ thể. Cũng có rất nhiều các trường hợp bệnh nhân đi chữa bệnh ở nhiều bệnh viện, nhiều thầy thuốc giỏi, thuốc có tác dụng chậm, khi bệnh nhân đi cầu cúng cũng là lúc thuốc có tác dụng. Vậy là thầy cúng ăn may. Nhưng tác động chính để khi đi cầu cúng, đặc biệt lúc người bệnh thành tâm tin tưởng thánh thần, nhiều bệnh đã đỡ, thậm chí khỏi. Đó chính là do liệu pháp giả dược
Liệu pháp giả dược (Placebo)
Herbert Benson, giáo sư y học thuộc Harvard Medical School cho rằng, những trạng thái tình cảm tiêu cực và tích cực của con người có tác động rất đáng kể tới sức khỏe toàn thân, phải coi não bộ – ngọn nguồn của mọi trạng thái tình cảm, là cánh cửa để đi vào các tế bào và các cơ quan nội tạng, như tim, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ miễn dịch…Đó chính là nguyên lý của liệu pháp giả dược. Placebo (giả dược), đại để là một liệu pháp chữa bệnh dựa vào hiệu ứng tinh thần. Chẳng hạn, một người bệnh nan y, được cho dùng một loại thuốc với lời giới thiệu là “thần dược”, 10 người đỡ bệnh 9, nhờ… tinh thần, bởi mấy viên “tiên đơn” kia toàn là… bột mì!
Có nhà khoa học cho rằng: “Placebo có ý nghĩa với các bệnh bị chi phối nhiều bởi hệ thần kinh, với người thuộc tuýp dễ nhạy cảm, có trạng thái tâm lý dễ tin, dễ cảm xúc, dễ bị thuyết phục, dễ tự kỷ ám thị”. Đó chính là những người thành tâm tin vào thánh thần. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng liệu pháp giả dược chỉ có tác dụng với những căn bệnh mất cân bằng thần kinh, mất cân bằng miễn dịch, những triệu chứng thần kinh có thể điều chỉnh được như triệu chứng đau, hoang tưởng…
Ngược lại, nhiều nhà khoa học cho rằng: “Hiệu ứng placebo là có thật song chỉ giúp cho quá trình chữa bệnh không tạo ra tác dụng lâm sàng thay cho thuốc hay các liệu pháp truyền thống”. Nhà nghiên cứu Arthur Shaprio cho rằng: “Placebo làm người bệnh yên tâm hơn là có tác dụng lâm sàng chữa bệnh vì: có bệnh sau khi lên cao điểm sẽ có xu hướng giảm dần, trùng với lúc dùng giả dược có bệnh tăng giảm thất thường và dùng giả dược đúng vào thời kỳ thuyên giảm có bệnh có thể khá hơn nhờ phản ứng tự miễn”. Đa số các nhà chuyên môn “không đồng tình việc dùng giả dược chữa bệnh, vì trái với y đức, dùng quá đà tâm lý liệu pháp mà không dùng thuốc sẽ không chữa được bệnh.
Đây là một tác hại nghiêm trọng của việc dùng biện pháp chữa bênh tâm linh thay cho việc chữa bệnh tại các cơ sở chữa bệnh khoa học. Nhiều thầy cúng bà đồng nghĩ rằng chỉ cầu cúng, không cho bệnh nhân uống thứ gì có hại vào người, khỏi thì tốt, nhưng không khỏi cũng không có hại gì, nhưng nguy hiểm ở chỗ bệnh nhân cầu cúng thấy đỡ nhờ liệu pháp giả dược không muốn dùng thuốc hoặc đi điều tri, người bệnh mất cơ hội điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng hơn và rơi vào trạng thái không thể khỏi được. Một vài thầy lang cho thuốc ngẫu nhiên đúng các thời điểm này rồi tự phong cho mình là “thần y” dùng mọi thủ thuật để quảng bá đề cao mình, nhằm bán một số cây cỏ “vô thưởng vô phạt” thậm chí chỉ là nước lã, thu về tiền triệu! Một số cơ sở biết rất rõ sản phẩm chỉ chữa hay hỗ trợ chữa vài chứng bệnh thông thường song lại quảng cáo có vô vàn chức năng, làm cho người bệnh cả tin là “thần dược”, khi mua về mới biết chẳng những không chữa khỏi bệnh gì mà còn mang vạ vào thân!
Theo ANTD
3.000 tỷ đồng hỗ trợ gia đình sinh con gái một bề: Tốn tiền, vô ích?
Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) đã đưa ra Đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2013-2020, trong đó có đề án nhỏ hỗ trợ kinh tế gia đình sinh con gái một bề với số tiền khoảng 3.000 tỷ đồng.
Đề án đã được Tổng cục trình Thủ tướng xem xét và hiện đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành. Song điều khiến dư luận lo ngại là số tiền đó có đến được tay những đối tượng được hỗ trợ và việc hỗ trợ bằng tiền có đủ để làm giảm mất cân bằng giới tính hay không?Nhiều người còn cho rằng, 3 nghìn tỷ, chứ 30 nghìn tỷ thì cũng chỉ như muối bỏ biển mà không đạt hiệu quả gì, thậm chí còn khắc sâu thêm sự bất bình đẳng giới tính.
Ảnh minh họa
Giảm mất cân bằng giới tính như điều chỉnh giá xăng dầu
Tiến sĩ Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục dân số (Bộ Y tế) cho biết: Đây là một trong những giải pháp đưa ra nhằm thực hiện giảm mất cân bằng giới tính khi sinh. Mấy năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2006 đến nay, hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh có ở hầu hết các tỉnh thành trong nước. Nếu không có các giải pháp hỗ trợ quyết liệt, 20-30 năm nữa, Việt Nam sẽ "dư thừa" từ 2,3-4,3 triệu nam giới.
Tuy nhiên TS Dương Quốc Trọng cho rằng đây chỉ là giải pháp tình thế. Ông ví việc giảm mất cân bằng giới tính như việc điều hành giá xăng dầu: "Cũng tương tự như giá dầu thế giới tăng, để ổn định giá dầu trong nước, Nhà nước hạ thuế suất xuống còn bằng không, nhưng khi giá dầu ổn định, mức thuế này trở lại bình thường. Vì thế mới nói đây là giải pháp tình thế trong giai đoạn này. Đến lúc nào đó, khi việc sinh con trai và con gái cân bằng thì không còn cần giải pháp này". Ông Trọng cũng cho rằng đây là một đề án mang tính nhân văn và hy vọng đề án sẽ được phê duyệt để có thể đưa vào áp dụng ngay từ năm 2013 và nếu được thực hiện, cũng cần đến 15 - 20 năm thực hiện mới mang lại hiệu quả.
Tác động về kinh tế không có ý nghĩa
Song vấn đề người dân quan tâm nhất là liệu giải pháp này có hiệu quả. 3.000 tỷ đồng là một con số không nhỏ trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, nhưng nếu được sử dụng không hiệu quả sẽ gây ra lãng phí lớn. GS, TS Nguyễn Đình Cử - Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội cho rằng biện pháp này rất khó hiệu quả. Giáo sư Nguyễn Đình Cử cũng đưa ra những minh chứng từ các nước láng giềng chẳng hạn như Trung Quốc cũng từng thưởng tiền cho những gia đình chỉ sinh con gái nhưng hiện nay Trung Quốc vẫn đứng đầu thế giới về mất cân bằng giới tính và tỷ lệ nam hơn nữ cao nhất thế giới. Sự thật là cuối những năm 1990, tỷ số giới tính khi sinh ở Trung Quốc là 115, nhưng sau khi áp dụng các chính sách thưởng, hỗ trợ thì đến năm 2010, tỷ số này đã tăng lên mức 122,8. Hơn nữa, Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội cũng cho rằng những đối tượng tác động theo đề án là những người "khát" con trai, hoặc phải chịu những áp lực sinh con trai nên hỗ trợ về kinh tế không có ý nghĩa. Với những gia đình nhất quyết phải sinh được con trai thì hỗ trợ bao nhiêu cũng là không đủ, mà đây là đối tượng chính gây ra sự mất cân bằng giới tính khi sinh. Thêm vào đó, theo một thống kê, những gia đình giàu có có tỉ lệ sinh con trai nhiều hơn những gia đình nghèo. Như vậy tác động về mặt kinh tế không có ý nghĩa.
Bên cạnh đó, việc đề án đưa ra chính sách hỗ trợ cho các gia đình sinh con gái một bề cũng đã vô tình tạo ra sự không công bằng. Chẳng hạn một gia đình hoàn toàn không lựa chọn giới tính, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật, sinh tự nhiên có trai có gái thì không được tiền, còn gia đình cũng sinh tự nhiên như vậy nhưng có 2 con gái thì được thưởng tiền. Như vậy là không công bằng. Một điều nữa là nhiều khi, chính những hỗ trợ không đáng bao nhiêu nhưng lại có thể gây tác dụng ngược nếu làm không khéo. Khi đó sẽ trở thành lý do khiến những người sinh hai con gái trở thành chủ đề bị đàm tiếu, trêu chọc. Hiện tượng thiếu văn hóa, phi nhân văn này, đáng tiếc lại vẫn thường xảy ra.
Không những thế, cũng cần phải tính đến tính khả thi nếu thực hiện chính sách. Nếu một gia đình sinh hai con gái được nhận hỗ trợ, tiền thưởng, nhưng một thời gian sau đó, gia đình này lại sinh thêm con thì sẽ xử lý như thế nào với các hỗ trợ, tiền thưởng đã dành cho họ? Ngân sách Nhà nước sẽ tốn một nguồn kinh phí không nhỏ nhưng vô ích, không đạt được hiệu quả tích cực như mong muốn. Chính sách này không những không làm giảm mất cân bằng giới tính mà sẽ gián tiếp khắc sâu thêm sự bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ trong xã hội.
Ước tính cả năm 2012, tỉ số giới tính khi sinh là 112,3 bé trai/100 bé gái. Đã có hàng loạt các giải pháp đưa ra nhưng dường như vẫn không hiệu quả. Theo dự báo, 20-30 năm nữa, Việt Nam sẽ "dư thừa" từ 2,3-4,3 triệu nam giới.
GS, TS Nguyễn Đình Cử - Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội: Nếu bỏ tiền ra không hiệu quả là có lỗi với dân
Trước khi đưa ra giải pháp nào cũng cần phải suy nghĩ thấu đáo. Chúng ta đã có những chính sách đưa ra thực hiện nhưng không hiệu quả lại phải rút lại. 3.000 tỷ không phải là con số nhỏ trong lúc kinh tế khó khăn như hiện nay. Nếu chúng ta bỏ tiền ra nhưng không hiệu quả thì cũng là có lỗi với dân vì đó là tiền thuế của nhân dân. Theo tôi, để làm giảm tỷ số mất cân bằng giới tính ở Việt Nam, cần thực hiện ba nhóm giải pháp chính sau đây: Về mặt pháp luật, cần hoàn thiện cơ sở luật pháp liên quan đến vấn đề này. Hiện nay, việc siêu âm phát hiện và thông báo giới tính thai nhi bị cấm ở nước ta, nhưng tỷ lệ các cặp vợ chồng biết trước giới tính thai nhi vẫn lên đến trên 80%. Điều này cho thấy, siêu âm để phát hiện giới tính thai nhi rất phổ biến và "luật có cũng như không", các dịch vụ nạo, phá thai hầu như không có giới hạn, điều kiện nào. Những hành vi như thế cần phải được pháp luật xử lý nghiêm. Thứ hai là phải đầu tư mạnh về truyền thông. Vì có khai sáng dân trí thì hành vi mới thay đổi. Truyền thông đã vào cuộc nhưng chưa nhiều, chưa hiệu quả. Về các chính sách kinh tế - xã hội, cần tạo thêm điều kiện để phụ nữ phát triển, từ đó hướng dần đến sự bình đẳng nam nữ, xóa bỏ đi tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nhà nước cần tạo thêm nhiều việc làm thu hút phụ nữ để nâng cao hơn nữa vị thế và vai trò của phụ nữ trong xã hội. An sinh xã hội nói chung và an sinh xã hội cho người cao tuổi nói riêng cũng ảnh hưởng tới nhu cầu sinh con trai. Đáng tiếc là lĩnh vực này ở nước ta chưa được phát triển.
Ước tính cả năm 2012, tỉ số giới tính khi sinh là 112,3 bé trai/100 bé gái. Đã có hàng loạt các giải pháp đưa ra nhưng dường như vẫn không hiệu quả. Theo dự báo, 20-30 năm nữa, Việt Nam sẽ "dư thừa" từ 2,3-4,3 triệu nam giới.
Ước tính cả năm 2012, tỉ số giới tính khi sinh là 112,3 bé trai/100 bé gái. Đã có hàng loạt các giải pháp đưa ra nhưng dường như vẫn không hiệu quả. Theo dự báo, 20-30 năm nữa, Việt Nam sẽ "dư thừa" từ 2,3-4,3 triệu nam giới.
Theo Dantri
Nên tôn vinh gia đình sinh con một bề là gái Đó là thông tin được ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ, Bộ Y tế) đưa ra tại buổi giao lưu trực tuyến về vấn đề này diễn ra chiều 28-2. Theo ông, việc tôn vinh các gia đình sinh con một bề là nữ rất có ý nghĩa cả về mặt...