Thuốc sốt rét gây rối loạn nhịp tim bệnh nhân nCoV

Theo dõi VGT trên

Một thử nghiệm dùng thuốc sốt rét chloroquine liều cao điều trị Covid-19 phải dừng do nhiều bệnh nhân loạn nhịp tim, 11 người tử vong.

Nghiên cứu đăng tải trên medRxiv hôm 11/4. Thử nghiệm này được tài trợ bởi bang Amazonas, với 81 bệnh nhân nằm viện tại thành phố Manaus.

Khoảng một nửa số người trong nghiên cứu này được cho uống hai liều 450 mg chloroquine mỗi ngày trong 5 ngày; nửa còn lại uống liều cao hơn, 600 mg, thời gian 10 ngày.

Ba ngày kể từ khi bắt đầu thử nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy bệnh nhân ở nhóm thứ hai bắt đầu bị rối loạn nhịp tim. Đến ngày thứ sáu, 11 bệnh nhân chết. Thử nghiệm lập tức kết thúc.

Thuốc sốt rét gây rối loạn nhịp tim bệnh nhân nCoV - Hình 1

Hai vỉ thuốc Nivaquine có chứa chloroquine và Plaquenil chứa hydroxychloroquine. Ảnh: AFP

Các chuyên gia cho biết hiện chưa thể kết luận thuốc sốt rét uống liều thấp có đủ an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân Covid-19 nặng hay không, bởi chưa có đủ tình nguyện viên.

Trước đó, Brazil đã ban hành hướng dẫn quốc gia, khuyến nghị dùng chloroquine điều trị Covid-19. Thử nghiệm mới bao gồm giả dược – phương pháp nghiên cứu được coi là hiệu quả và khách quan nhất.

Video đang HOT

Dù còn nhiều hạn chế, các bác sĩ bệnh truyền nhiễm và chuyên gia về an toàn dược phẩm cho biết nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng về những tác hại đáng kể mà chloroquine và hydroxychloroquine gây ra cho bệnh nhân Covid-19, trong đó có rối loạn nhịp tim. Các tình nguyện viên tham gia cũng sử dụng kháng sinh azithromycin và gặp vấn đề tương tự.

Tại nhiều bệnh viện Mỹ, đây là hai loại thuốc được sử dụng kết hợp để điều trị cho người nhiễm nCoV.

Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đang tiến hành thử nghiệm tương tự. Ủy ban Y tế tỉnh Quảng Đông khuyến nghị nên cho bệnh nhân Covid-19 uống 500mg chloroquine trong 10 ngày, mỗi ngày hai lần. Tuy nhiên tiến sĩ Marcus Lacerda, một trong những tác giả của nghiên cứu tại Brazil, cho rằng liều lượng này là vô cùng độc hại, có thể gây tử vong.

Trước đó, Thụy Điển cũng quyết định ngừng sử dụng chloroquine do tác dụng phụ như chuột rút hay mất thị lực.

Bác sĩ Bushra Mina, trưởng khoa phổi Bệnh viện Lenox Hill, Manhattan, cho rằng công trình của ông Lacerda có thể không tác động nhiều đến việc điều trị Covid-19 bằng thuốc sốt rét trong 5 ngày cho các trường hợp bệnh nặng. Bệnh nhân được theo dõi triệu chứng hàng ngày, nếu thấy biểu hiện tim mạch bất thường sẽ dừng thuốc ngay lập tức.

Thục Linh

Nghiên cứu công dụng thuốc trị giun sán và đông y chống COVID-19

Bộ Y tế đang nghiên cứu hiệu quả điều trị Covid-19 của thuốc trị giun sán ivermectin; xem xét ý tưởng dùng đông y.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Việt Nam đang nghiên cứu các loại thuốc điều trị Covid-19, ứng dụng những kết quả nghiên cứu và thành tựu của nước ngoài. Ngoài các thuốc điều trị HIV, thuốc chloroquine và hydroxy chloroquine, các nghiên cứu mới về thuốc trị giun sán ivermectin và thuốc Đông y cũng được Bộ cân nhắc.

Bác sĩ Nguyễn Quang Thiều, Phó viện trưởng Sốt rét - Côn trùng - Ký sinh trùng Trung ương, cho biết ivermectin là thuốc điều trị bệnh giun, sán trên cơ thể người, theo phác đồ của Bộ Y tế.

Các nhà khoa học Australia và Bệnh viện Hoàng gia ở Melbourne, cũng đang nghiên cứu hiệu quả điều trị Covid-19 của thuốc ivermectin. Họ phát hiện thuốc này có thể kháng virus và ngăn chặn sự sinh sản của nCoV khi thí nghiệm trên tế bào.

Tuy nhiên, bác sĩ Thiều cho biết nghiên cứu này mới được thực hiện trong phòng thí nghiệm ở cấp độ tế bào, chưa được thử nghiệm lâm sàng trên người.

"Thuốc có thể tác dụng tốt trên tế bào nhưng chưa chắc tác dụng trên cơ thể người và phải trải qua quá trình thử nghiệm chặt chẽ, có bằng chứng nghiên cứu rồi mới áp dụng", bác sĩ Thiều nói.

Các nhà khoa học chưa đưa ra bất cứ khuyến cáo nào về dùng thuốc này hoặc liều lượng sử dụng để diệt nCoV. Bác sĩ cũng cho biết ngoài Australia, chưa có nghiên cứu nào khác về hiệu quả điều trị Covid-19 của thuốc giun sán, được công bố.

Nghiên cứu công dụng thuốc trị giun sán và đông y chống COVID-19 - Hình 1

Quan chức y tế và y bác sĩ thăm bệnh nhân Covid-19 tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 24/2. Ảnh: Ngọc Thành.

Về thuốc đông y, Phó giáo sư Phạm Vũ Khánh, nguyên Cục trưởng Quản lý Y, dược cổ truyền, Bộ Y tế, cho biết hiện tại các bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp Tây y, theo phác đồ Bộ Y tế, chưa cần dùng đến các phương pháp của Đông y.

Tuy nhiên, tương lai nếu Đông y tham gia vào nghiên cứu, hỗ trợ điều trị bệnh, cần có những thầy thuốc có kinh nghiệm chữa virus bằng Đông y, có kiến thức về dịch tễ, để khám và theo dõi triệu chứng.

"Mỗi bệnh nhân có một triệu chứng khác nhau và những triệu chứng đó thay đổi từng ngày, gồm nhiều thể khác nhau nữa. Như vậy, mỗi thể cần bài thuốc khác nhau dựa trên sự nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Giai đoạn khởi phát chữa khác, giai đoạn toàn phát chữa khác", ông Khánh cho biết.

Ông cũng cho rằng "không có một bài thuốc đông y nào có thể chữa khỏi bệnh từ đầu đến cuối. Ngược lại, nếu sử dụng như vậy rất nguy hiểm, vì bệnh nhân có thể bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị".

Ông Khánh nhận định, ở Trung Quốc, y học cổ truyền tham gia chữa Covid-19 rất hiệu quả, bởi họ có các thầy thuốc dày dặn kinh nghiệm từng chữa bệnh dịch.

"Họ nghiên cứu rất sâu về thuốc cổ, từng được sử dụng để chữa bệnh viêm gan, virus cúm... Khi có người mắc bệnh, họ cử từng đội đi khám, cho thuốc hàng ngày tùy theo triệu chứng thay đổi. Sau đó, họ tổng kết ra các thể bệnh. Thể này dùng thuốc này, thể kia dùng thuốc kia", Phó giáo sư Khánh giải thích.

Tại Việt Nam, việc kiểm soát dịch vụ khám chữa bệnh Đông y vẫn còn hạn chế, nhiều bài thuốc chữa bệnh của thầy lang không có cơ sở khoa học, gây nhiều tranh cãi.

Phó giáo sư Khánh nhấn mạnh: "Nếu y học cổ truyền tham gia trị bệnh, cần có sự nghiên cứu rất kỹ lưỡng về thuốc, thầy thuốc cũng phải có kiến thức tổng hợp cả Đông Tây y".

Chi Lê - Thúy Quỳnh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáoCúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo
15:05:00 06/02/2025
Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'
21:19:51 06/02/2025
Viêm tắc tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?Viêm tắc tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
08:15:54 07/02/2025
Mệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốcMệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốc
09:28:24 07/02/2025
Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?
13:12:14 06/02/2025
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xinPhòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin
14:55:22 06/02/2025
Sau khung giờ này, tốt nhất không nên tắmSau khung giờ này, tốt nhất không nên tắm
05:51:38 07/02/2025
Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổiBa trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi
08:58:24 07/02/2025

Tin đang nóng

Bức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹBức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹ
18:37:38 07/02/2025
Bị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sátBị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sát
20:28:02 07/02/2025
Mừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờMừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờ
17:12:44 07/02/2025
Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm
17:51:11 07/02/2025
Điều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến TreĐiều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
18:43:05 07/02/2025
Nam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nàoNam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nào
19:57:56 07/02/2025
Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3
19:48:03 07/02/2025
Nghe lời vợ, con trai tôi bán hết nhà cửa xe cộ đi du lịch suốt 2 năm, ngày trở về con đưa ra yêu cầu khiến tôi điêu đứngNghe lời vợ, con trai tôi bán hết nhà cửa xe cộ đi du lịch suốt 2 năm, ngày trở về con đưa ra yêu cầu khiến tôi điêu đứng
17:50:52 07/02/2025

Tin mới nhất

6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

21:00:27 07/02/2025
Hầu hết trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?

Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?

09:25:15 07/02/2025
Trong đa phần các trường hợp người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bấm huyệt làm phương pháp hỗ trợ điều trị, vừa an toàn lại hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau.
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

09:02:10 07/02/2025
Các biến chứng chủ yếu là suy hô hấp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát..., thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhi mắc bệnh nền, gia tăng nguy cơ tử vong.
Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

09:00:18 07/02/2025
Triệu chứng ho khan và cảm giác nuốt nghẹn thường gặp ở nhiều bệnh lý, nhưng nếu chúng kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, như trường hợp của ông Đ., việc thăm khám và chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng.
Nhiễm cúm A nguy hiểm thế nào?

Nhiễm cúm A nguy hiểm thế nào?

08:46:40 07/02/2025
Các loại cúm A và B là các dạng nhiễm trùng phổ biến hơn, thường xuyên gây ra dịch bệnh theo mùa. Cúm loại C thường chỉ gây nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ.
Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng

Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng

06:16:31 07/02/2025
Vậy nên, để tránh gặp phải những biến chứng nắng, bác sĩ khuyến cáo những người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, người có bệnh phổi, bệnh tim mãn tính thì nên đi viện khi bị cúm mùa.
Cách phòng bệnh đau xương khớp mùa Xuân

Cách phòng bệnh đau xương khớp mùa Xuân

06:14:23 07/02/2025
Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng xoa dầu hoặc cao nóng, sử dụng túi chườm, lá ngải sao với muối... để các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông được dễ dàng đến nuôi các khớp.
Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?

Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?

06:12:17 07/02/2025
Tuy nhiên, với bất cứ bệnh lý nào đều có tỷ lệ diễn biến bất thường, bệnh cúm mùa cũng vậy, một số người mắc sẽ có biến chứng nặng. Diễn biến nặng ở cúm mùa như viêm phổi, tổn thương các cơ quan phủ tạng khác và tỷ lệ rất nhỏ dẫn đến tử...
Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng

Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng

06:10:01 07/02/2025
Các bệnh nhân cúm gia tăng trong những tháng gần đây với hàng chục ca mắc cúm; số bệnh nhân mắc cúm đến khám ngoại cũng cũng khá đông.
Gắp thành công đinh vít dài 5cm trong dạ dày bệnh nhi 15 tháng tuổi

Gắp thành công đinh vít dài 5cm trong dạ dày bệnh nhi 15 tháng tuổi

06:07:47 07/02/2025
Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Thu, nếu bệnh nhi đến chậm khoảng 1 giờ nữa thì dị vật có thể di chuyển xuống ruột, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, chảy máu... buộc phải phẫu thuật mở để xử lý.
Cẩn trọng khi cho trẻ ăn hoa quả gọt sẵn

Cẩn trọng khi cho trẻ ăn hoa quả gọt sẵn

05:48:30 07/02/2025
Vì thế, để tốt nhất cho trẻ, nếu cần ăn hoa quả gọt sẵn thì bạn nên tự tay chọn và xem trực tiếp quá trình gọt, cắt rồi cho trẻ dùng ngay sau đó.
4 nguy hiểm tiềm ẩn từ thịt gà nên biết để tránh

4 nguy hiểm tiềm ẩn từ thịt gà nên biết để tránh

14:47:46 06/02/2025
Thịt gà là món ăn nhiều người ưa thích thường xuyên đưa vào chế độ ăn. Thịt gà chứa nhiều protein nạc đáng kể, ít chất béo và có nhiều công thức nấu ăn với thịt gà.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh 'giường chiếu' độc đáo trong phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc

Cảnh 'giường chiếu' độc đáo trong phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc

Phim châu á

22:52:11 07/02/2025
Những phân đoạn người lớn trong phim truyền hình cổ trang 19+ Chuyện tình Chunhwa (Chunhwa Love Story) được thể hiện thông qua tranh vẽ.
Kỹ sư mang tráp đi hẹn hò, chinh phục được nữ điều dưỡng xinh như hoa hậu

Kỹ sư mang tráp đi hẹn hò, chinh phục được nữ điều dưỡng xinh như hoa hậu

Tv show

22:49:09 07/02/2025
Nam kỹ sư đến show hẹn hò tìm hạnh phúc, được Quyền Linh mai mối cho cô gái xinh đẹp cùng hoàn cảnh đổ vỡ hôn nhân.
Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ sự thật đắng lòng, fan cũng không khỏi bất an

Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ sự thật đắng lòng, fan cũng không khỏi bất an

Mọt game

22:40:53 07/02/2025
Xạ Thủ nhà T1 Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ một sự thật. Có lẽ ngay khi CKTG 2024 kết thúc, không ai có thể nghĩ được rằng Gumayusi sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện tại
NSND Tự Long hội ngộ Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven sau show 'Anh trai'

NSND Tự Long hội ngộ Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven sau show 'Anh trai'

Nhạc việt

22:40:32 07/02/2025
NSND Tự Long bày tỏ niềm hào hứng khi tham gia live concert Trạm yêu, có dịp hội ngộ những đàn em thân thiết như Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven.
Cô gái chi 6 triệu/tháng mua túi mù: "Nghiện" cảm giác thử vận may, tiết lộ 1 con số gây shock

Cô gái chi 6 triệu/tháng mua túi mù: "Nghiện" cảm giác thử vận may, tiết lộ 1 con số gây shock

Netizen

22:39:25 07/02/2025
Không có gì quá cao siêu đằng sau chiến lược kinh doanh và sự thành công của cơn sốt túi mù - thứ đang móc bộn tiền trong túi của không ít người tiêu dùng.
Cặp đôi chị em phim 'Ngũ phúc lâm môn' được yêu thích

Cặp đôi chị em phim 'Ngũ phúc lâm môn' được yêu thích

Hậu trường phim

22:33:18 07/02/2025
Hai diễn viên Lưu Tá Ninh và Trần Hạc Nhất gây chú ý với phản ứng hóa học bùng nổ trong phim cổ trang Ngũ phúc lâm môn .
Angelina Jolie kể chuyện cai thuốc lá

Angelina Jolie kể chuyện cai thuốc lá

Sao âu mỹ

22:25:54 07/02/2025
Angelina Jolie từng hút hai gói thuốc lá mỗi ngày trước khi tham gia Tomb Raider . Để chuẩn bị sức khỏe cho việc quay phim, cô buộc phải tập luyện và cai thuốc lá.
Người phụ nữ tìm được gia đình sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc

Người phụ nữ tìm được gia đình sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc

Tin nổi bật

22:21:28 07/02/2025
Sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc, nhờ một thương lái, chị Hòa ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được manh mối, may mắn trở về đoàn tụ cùng gia đình trong niềm vui vỡ òa.
Quan chức Ukraine: Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Quan chức Ukraine: Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Thế giới

22:01:30 07/02/2025
Một nguồn tin quân sự giấu tên cho hay trong những tuần qua, hơn 20 tên lửa đạn đạo Triều Tiên mà Moscow sử dụng đã cải thiện độ chính xác.
Tử vi tuổi Ngọ năm 2025: Cuộc sống thuận lợi hơn nhờ quý nhân phù trợ

Tử vi tuổi Ngọ năm 2025: Cuộc sống thuận lợi hơn nhờ quý nhân phù trợ

Trắc nghiệm

21:53:45 07/02/2025
Theo tử vi năm 2025, tài chính của tuổi Ngọ ổn định và phát triển tốt. Khi gặp khó khăn, sự hỗ trợ từ quý nhân giúp tuổi Ngọ vượt qua một cách suôn sẻ.
HOT: Vũ Cát Tường khoá môi bạn gái tình tứ, chính thức công bố ngày đưa nàng về dinh!

HOT: Vũ Cát Tường khoá môi bạn gái tình tứ, chính thức công bố ngày đưa nàng về dinh!

Sao việt

21:24:01 07/02/2025
Tối 7/2, Vũ Cát Tường bất ngờ công khai hình ảnh thiệp mời trên trang cá nhân, chính thức thông báo ngày tổ chức lễ thành đôi cùng bạn gái.