Thuốc Remdesivir vừa được đưa vào điều trị Covid-19 có tác dụng ra sao?

Theo dõi VGT trên

Bộ Y tế đã phân bổ lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19.

Chiều 6/8, Cục Quản lý khám chữa bệnh họp trực tuyến với các thành viên Hội đồng chuyên môn khắp cả nước về cập nhật, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19. Sau khi xem xét kỹ các khía cạnh về chất lượng, hiệu quả, Hội đồng chuyên môn thống nhất bổ sung thuốc kháng virus Remdesivir vào phác đồ điều trị Covid-19.

Thuốc Remdesivir vừa được đưa vào điều trị Covid-19 có tác dụng ra sao? - Hình 1

Bộ Y tế đã phân bổ lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 (Ảnh minh họa).

Ngày 8/8, Bộ Y tế phân bổ lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19. Toàn bộ lô thuốc vừa về TPHCM và các lô tiếp theo sẽ được Bộ Y tế phân bổ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 của TPHCM và các tỉnh phía Nam nhằm sử dụng hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ở nơi đang có nhiều bệnh nhân nặng. Nếu tình huống các tỉnh khác cần sẽ điều chỉnh sau.

Để hiểu rõ hơn về giá trị của thuốc Remdesivir cũng như các loại thuốc kháng virus trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, Dân trí đã có cuộc phỏng vấn với BS Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội).

Thuốc Remdesivir ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2

Trong điều trị bệnh nhân Covid-19 từ trước đến nay, các bác sĩ thường sử dụng những loại thuốc nào và công dụng của chúng là gì, thưa ông?

Trong cơ chế bệnh sinh của nhiễm SARS-CoV-2, chúng ta có thể chia làm 3 giai đoạn nối tiếp nhau, tăng dần theo mức độ nghiêm trọng bao gồm:

Giai đoạn I: Giai đoạn virus xâm nhập và nhân lên trong cơ thể. Trong giai đoạn này các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên chiếm ưu thế.

Giai đoạn II: Là giai đoạn viêm không đặc hiệu, với các tác động của virus tại phổi.

Giai đoạn III: Là giai đoạn đáp ứng quá mức của hệ thống miễn dịch cơ thể, dẫn đến suy hô hấp cấp tính (ARDS), nhiễm trùng huyết và suy đa cơ quan.

Thuốc Remdesivir vừa được đưa vào điều trị Covid-19 có tác dụng ra sao? - Hình 2

BS Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội).

Ở mỗi giai đoạn bệnh, chúng ta sẽ có thuốc điều trị bệnh khác nhau. Nếu ở giai đoạn I chúng ta sẽ ưu tiên sử dụng các thuốc kháng virus, thì đến giai đoạn II, III sẽ sử dụng các thuốc điều trị các hậu quả của virus xâm nhập vào cơ thể như chống đông máu, các thuốc điều hòa miễn dịch như corticoid, hay các thuốc ức chế IL-6 như tocilizumab…

Bộ Y tế đã bổ sung thuốc kháng virus Remdesivir vào phác đồ điều trị Covid-19. 10.000 lọ Remdesivir cũng vừa được Bộ Y tế phân bổ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19. Xin ông cho biết, thuốc Remdesivir có công dụng như thế nào với bệnh nhân Covid-19 và thường được sử dụng trong trường hợp nào?

Remdesivir là một thuốc kháng virus dạng tiêm truyền. Thuốc Remdesivir hoạt động bằng cách ức chế enzym RNA-dependent RNA polymerase (RdRp), là enzym cực kỳ quan trọng giúp virus SARS-CoV-2 tiếp tục nhân đôi mã gen. Khi enzym này bị khóa lại sẽ khiến virus không thể tiếp tục nhân lên.

Thuốc Remdesivir vừa được đưa vào điều trị Covid-19 có tác dụng ra sao? - Hình 3

Điều trị bệnh nhân Covid-19 (Ảnh minh họa).

Theo cơ chế hoạt động thì điều trị bằng Remdesivir là hữu ích trong giai đoạn đầu của nhiễm SARS-Cov-2. Thuốc hiện tại đã được cấp phép có điều kiện lưu hành ở Mỹ và các quốc gia châu Âu để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 từ 12 tuổi trở lên, cân nặng lớn hơn 40kg.

Tuy nhiên, theo 2 nghiên cứu công bố mới nhất hiện nay, việc sử dụng Remdesivir nên được chỉ định cho những bệnh nhân Covid-19 nặng có giảm SpO2 94% và những bệnh nhân cần thở máy, ECMO (nhưng không nên bắt đầu thường quy ở nhóm bệnh nhân thở máy).

Không nên sử dụng Remdesivir cho những bệnh nhân có chức năng thận kém (mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút) và những bệnh nhân có men gan alanine aminotransferase (ALT) cao gấp 5 lần giới hạn trên bình thường và những bệnh nhân có phản ứng quá mẫn cảm với thuốc, đối với phụ nữ có thai và cho con bú cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi điều trị với Remdesivir.

Remdesivir có thể ngăn bệnh nhân tiến triển nặng, tránh quá tải y tế

Bác sĩ có thể phân tích rõ hơn về hiệu quả của loại thuốc này với các bệnh nhân Covid-19 nặng?

Theo các nghiên cứu công bố mới nhất về Remdesivir ở những bệnh nhân nặng, thuốc có tác dụng làm giảm thời gian cải thiện bệnh. Thuốc Remdesivir được coi là một trong các thuốc kháng virus hiệu quả được biết đến hiện nay, mặc dù tác dụng không thực sự quá tốt như kỳ vọng.

Thuốc Remdesivir vừa được đưa vào điều trị Covid-19 có tác dụng ra sao? - Hình 4

Remdesivir cải thiện điều trị đối với nhóm bệnh nhân nặng, giảm được nguy cơ nhóm bệnh nhân này tiến triển nặng hơn (Ảnh minh họa).

Là người trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19 từ khi dịch bùng phát đến nay, bác sĩ cho rằng lợi ích lớn nhất khi chúng ta bổ sung thuốc kháng virus Remdesivir vào điều trị là gì?

Theo tôi, lợi ích lớn nhất đối với việc sử dụng Remdesivir đối với bệnh nhân Covid-19 là cải thiện điều trị đối với nhóm bệnh nhân nặng, giảm được nguy cơ nhóm bệnh nhân này tiến triển nặng hơn, giảm các can thiệp thở máy, ECMO trong bối cảnh bệnh dịch đang hoành hành, từ đó giảm quá tải y tế. Lợi ích giảm tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân nguy kịch thì chúng ta cần thêm thời gian nữa để chứng minh.

Người dân không tự ý sử dụng Remdesivir tại nhà

Bên cạnh Remdesivir, có những loại thuốc kháng virus nào cũng đang được sử dụng để điều trị bệnh nhân Covid-19?

Trước đây, khi dịch bệnh mới xuất hiện, chúng ta đã từng đưa vào điều trị với các thuốc kháng virus như lopiravir/ritonavir, hydroxychloroquin, azithromycin, Interferon -1a. Tuy nhiên, theo thời gian khi sử dụng trên bệnh nhân cũng như các kết quả thử nghiệm lớn gần đây đều cho thấy không có tác dụng trên bệnh Covid-19. Vì vậy, hiện tại chúng ta không khuyến cáo sử dụng các thuốc này nữa ngoài các thử nghiệm lâm sàng. Các thuốc điều trị virus gần đây vẫn còn sử dụng như ivermectin hay favipiravir hiệu quả điều trị thực sự chưa rõ ràng.

Các thuốc kháng thể đơn dòng, đặc biệt là báo cáo gần nhất đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine (NEJM) về tác dụng của REGEN-COV2 (casirivimab và imdevimab) hứa hẹn một lựa chọn thuốc điều trị virus tốt cho những bệnh nhân Covid-19 có yếu tố nguy cơ cao. Tuy vậy, công nghệ sản xuất phức tạp, giá thành cao là một trong những rào cản lớn để bệnh nhân có thể tiếp cận được.

Cần nhấn mạnh rằng, cho đến hiện tại, Remdesivir vẫn là một thuốc kháng virus có tác dụng rõ rệt về cải thiện, giảm thời gian để hồi phục ở nhóm bệnh nhân nặng và được các hiệp hội y khoa lớn trên thế giới sử dụng.

Tuy nhiên các chứng cứ về việc điều trị Remdesivir cho cải thiện tỷ lệ tử vong của bệnh nhân Covid-19 là thấp và không đồng nhất trong các nghiên cứu nên cho đến hiện tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa đưa khuyến cáo điều trị Remdesivir cho bệnh nhân Covid-19. Vì vậy chúng ta sẽ cần thêm thời gian để kiểm chứng hiệu quả của Remdesivir khi được sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam.

Đây là thuốc kháng virus dạng tiêm truyền, cần chỉ định của bác sĩ dựa trên tình trạng bệnh nhân vì thế người dân không nên tự ý mua thuốc dùng tại nhà.

Cập nhật thuốc điều trị mới cho bệnh nhân Covid-19

Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã thảo luận và cập nhật về các thuốc điều trị Covid-19 hiện nay để đáp ứng tình hình điều trị và công tác chống dịch Covid-19.

Cập nhật thuốc điều trị mới cho bệnh nhân Covid-19 - Hình 1

Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM, nơi điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch. ẢNH: NGỌC DƯƠNG

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (QLKCB - Bộ Y tế), cho biết Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế (hội đồng) đã có cuộc họp trực tuyến với các thành viên trên cả nước về cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19.

Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, thời gian qua, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế đã phát huy hiệu quả trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân (BN) Covid-19. Việt Nam cũng luôn cập nhật các hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị Covid-19 trên thế giới.

Cập nhật thuốc điều trị mới cho bệnh nhân Covid-19 - Hình 2

Lô thuốc Remdesivir đầu tiên về đến TP.HCM ngày 5.8. ẢNH: Đ.LAN

Tại cuộc họp vào chiều 6.8, các thành viên đã thảo luận về các thuốc điều trị Covid-19 hiện nay như: thuốc điều trị rối loạn đông máu thêm loại đường uống, thuốc kháng vi rút, thuốc kháng thể đơn dòng, thuốc diệt ký sinh trùng... Theo Cục QLKCB, trong các thuốc được cập nhật, các thành viên Hội đồng chuyên môn cũng thảo luận về việc sử dụng Remdesivir - được khuyến cáo sử dụng cho BN Covid-19 nặng, có SpO2 từ 94% trở xuống; BN thở máy, điều trị ECMO (tim, phổi nhân tạo), BN cần ô xy...

Theo các thành viên hội đồng, chiến lược điều trị cho BN Covid-19 cần phải thay đổi để hạn chế BN chuyển nặng, phải thở máy. Các địa phương cũng phải phát huy tính chủ động, biện pháp nào điều trị tốt cho BN cần phát huy, nhằm giảm tử vong, giảm BN chuyển nặng.

Bắt đầu dùng thuốc Remdesivir điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM

Phân tích thêm về vai trò của thuốc kháng vi rút trong điều trị BN Covid-19, một thành viên hội đồng cho hay việc khống chế vi rút nhân lên, giảm tải lượng vi rút có vai trò quan trọng trong điều trị. Theo thành viên này, ở BN Covid-19, vi rút là nguyên nhân gây bệnh. Nếu ngăn chặn được vi rút là điều trị được nguyên nhân gốc. Đó chính là lý do trong quá trình điều trị BN nặng, các thầy thuốc luôn cố gắng cầm cự 2 - 3 tuần, vì đó là thời gian cần có để cơ thể sinh ra kháng thể, chống lại vi rút. Nếu vượt qua giai đoạn này là thêm cơ hội thành công.

Remdesivir cần được đưa vào sử dụng sớm

Với Remdesivir trong điều trị BN Covid-19, chuyên gia của hội đồng cho rằng hiệu quả của các thuốc, đặc biệt là thuốc mới, sẽ thường có các bàn luận, tranh cãi. Tuy nhiên, với BN nặng thì thuốc mới chính là thêm cơ hội được điều trị. Nếu với vi khuẩn, chúng ta có kháng sinh mạnh, BN bị nhiễm trùng sẽ lui bệnh trong 3 - 5 ngày sử dụng kháng sinh, thì với vi rút rất khó. "Do đó, với thuốc kháng vi rút mới, cũng là thêm cơ hội cho BN, đặc biệt với BN nặng, và chúng ta luôn điều trị các BN với tinh thần còn nước còn tát", chuyên gia này nói.

Theo thành viên hội đồng, Bộ Y tế vừa mới ban hành phác đồ điều trị BN Covid-19 (ngày 14.7), cập nhật lần thứ 5, và chưa có thuốc Remdesivir trong phác đồ. Tuy nhiên, đây là thuốc được cấp phép đặc biệt, vừa về đến VN ngày 5.8 và trong hoàn cảnh cũng đặc biệt, cấp bách như hiện nay khi số BN nặng đang gia tăng. "Do đó, quan điểm của chúng tôi là khuyến khích sớm đưa Remdesivir vào sử dụng cho BN Covid-19 nặng. Cần cắt giảm các thủ tục hành chính để thuốc có thể sớm đưa vào điều trị", chuyên gia này đề xuất.

"Hội đồng chuyên môn sẽ có văn bản hướng dẫn các bệnh viện phía nam sử dụng thuốc này (Remdesivir - PV) trên nguyên tắc tôn trọng ý kiến của nhà sản xuất là dành cho những BN nặng, và nên đưa vào sử dụng sớm cho BN Covid-19. Đặc biệt trong tình huống hiện nay, khi ca bệnh nặng tăng cao, thuốc không có hại, trong khi lại thêm cơ hội", một thành viên của hội đồng nói.

Sáng 8.8: TP.HCM thêm 1.896 ca Covid-19, vượt 120.000 bệnh nhân

Đà Nẵng cá thể hóa các bước điều trị

Đà Nẵng từng là tâm dịch của đợt dịch thứ 2 vào tháng 7.2020 với nhiều ca bệnh nặng. Hiện tại, số BN nặng tại Đà Nẵng vẫn đang trong tầm kiểm soát, số BN nặng không tăng, số BN nguy kịch vẫn đang được điều trị tích cực. Tính từ đợt cao điểm dịch bệnh (10.7 vừa qua) đến nay, Đà Nẵng có hơn 1.200 BN Covid-19, khoảng 300 BN đã xuất viện, gần 900 BN đang được điều trị; có 9 ca tử vong.

Ngày 7.8, PV Thanh Niên trao đổi với các bác sĩ chuyên ngành hồi sức tích cực tại Đà Nẵng về vấn đề điều trị BN Covid-19 nặng tại địa phương. Theo đó, việc tiếp nhận, thực hiện điều trị các BN nặng tại Đà Nẵng, ngoài phác đồ của Bộ Y tế, còn phải theo dõi trên từng cá thể bệnh. Tức là ngoài phân tầng cấp độ bệnh từng bước một như thở máy không xâm nhập, dùng thuốc đặc trị như kháng viêm, thuốc chống đông, kháng sinh dự phòng, đến thở máy xâm nhập, thuốc đặc hiệu hơn với liều lượng điều chỉnh trên từng BN, hay ECMO (tim, phổi nhân tạo), tần suất lọc máu... còn phải cá thể hóa điều trị đối với từng trường hợp một.

Bắt đầu phân bổ thuốc Remdesivir

Chiều 7.8, trao đổi với Thanh Niên , Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực của Bộ Y tế tại TP.HCM, cho biết ngay trong sáng nay (8.8), Bộ Y tế sẽ phân bổ lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ cho khoảng 8 - 10 BV điều trị Covid-19 tại TP.HCM.

Trước đó, tối 5.8, lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ, do Tập đoàn Vingroup nhập khẩu đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Trong tuần tới sẽ thêm các lô thuốc này về Việt Nam với khoảng 100.000 lọ, và trong tháng 8 có 500.000 lọ. Các lô thuốc này được Tập đoàn Vingroup chuyển cho Bộ Y tế phục vụ khẩn cấp việc điều trị BN Covid-19.

Remdesivir là thuốc kháng vi rút được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt khẩn cấp để điều trị BN Covid-19. Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ và EU... đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5.2020.

PGS-TS Lương Ngọc Khuê cho biết Remdesivir là thuốc mới, liều dùng tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định. Các lô Remdesivir tiếp theo cũng sẽ được tập trung cho TP.HCM và các tỉnh phía nam, nơi đang có nhiều BN Covid-19 nặng.

Một bác sĩ từng điều trị những nhóm BN nặng nhất tại Đà Nẵng cho biết, một mặt thực hiện nghiêm theo phác đồ, mặt khác thì tùy từng trường hợp mà cá thể hóa điều trị trên cơ sở sườn phác đồ, có phát sinh là hội chẩn 24/7. Tức là gồm cả hội chẩn quốc gia, xin ý kiến các chuyên gia, vừa hội chẩn nhóm tại Đà Nẵng để trao đổi trực tuyến nhằm có các bước điều trị riêng cho từng trường hợp bệnh nặng tại địa phương.

Điều các bác sĩ lo lắng nhất là thuốc và vật tư tiêu hao như quả lọc máu, thuốc đặc trị, thuốc kháng vi rút, ức chế miễn dịch, thuốc chống đông... nguy cơ thiếu cục bộ. "Trước nguy cơ có thời điểm thiếu cục bộ thuốc và vật tư, dụng cụ để hỗ trợ, bác sĩ sẽ phải cân nhắc kiểm soát các bước diễn tiến, nguy cơ bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp và ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng. Nếu bỏ qua thời gian vàng của BN, phải huy động năng lực hồi sức của bác sĩ tăng gấp nhiều lần, tức là lấy sức người bù máy móc, thiết bị, thuốc thang...", một bác sĩ từng hồi sức tích cực cho các BN nặng cho biết.

Sáng 8.8: Thông báo thêm 234 ca Covid-19 tử vong trong 2 ngày

Nhiều bước tiến về thuốc điều trị Covid-19

Solidarity, dự án nghiên cứu quy mô toàn cầu do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dẫn đầu, sẽ thử nghiệm 3 loại thuốc mới đối với BN Covid-19: imatinib (thuốc trị ung thư), kháng thể infliximab (trị các bệnh tự miễn) và artesunate (trị sốt rét), theo chuyên san Science. Thuốc đã được chuyển đến Phần Lan, nơi phê chuẩn toàn bộ loại thuốc trên. Theo Science, hơn 40 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn việc thử nghiệm nhóm thuốc trên.

Đến nay chỉ có 2 loại thuốc chứng minh khả năng giảm tỷ lệ tử vong ở BN Covid-19 là dexamethasone và tocilizumab, theo một nghiên cứu ở Anh. Cả 2 loại thuốc hoạt động bằng cách giảm phản ứng kịch liệt của hệ miễn dịch ở những người bệnh nặng.

Nhóm thuốc chuẩn bị được thử nghiệm ở Phần Lan cũng tập trung vào hệ miễn dịch thay vì tấn công SARS-CoV-2. Kết quả nghiên cứu tại Hà Lan công bố vào tháng 6 cho thấy BN được điều trị bằng imatinib (thuốc dạng uống) giảm được thời gian sử dụng máy thở và nguy cơ tử vong. Trong khi đó, một số dữ liệu thu được từ việc theo dõi nhiều BN chứng tỏ infliximab có hiệu quả điều trị Covid-19. Còn artesunate được thử nghiệm vì năng lực giảm viêm, ngăn chặn phản ứng miễn dịch gây tổn thương phổi ở trường hợp mắc Covid-19 nghiêm trọng.

FDA (Mỹ) cũng vừa đồng ý sử dụng khẩn cấp thuốc REGEN-COV của Hãng Regeneron cho những người chưa tiêm vắc xin Covid-19 và đối mặt nguy cơ cao sẽ bệnh nặng sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Liều đầu tiên của REGEN-COV cần được tiêm trong vòng 96 giờ kể từ thời điểm mắc bệnh. Đến nay tại Mỹ chỉ có thuốc Remdesivir nhận được phê chuẩn của FDA. Các nhà nghiên cứu Mỹ đang tìm cách chuyển Remdesivir sang dạng uống để tránh kéo dài thời gian nhập viện.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bến Tre: Phát hiện ổ bệnh thủy đậu tại một trường trung học cơ sởBến Tre: Phát hiện ổ bệnh thủy đậu tại một trường trung học cơ sở
18:22:18 09/01/2025
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt canxiDấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt canxi
16:48:02 10/01/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ăn đậu bắp thường xuyên?Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ăn đậu bắp thường xuyên?
22:15:09 10/01/2025
Nỗ lực giữ nghề bó thuốc truyền thống của người Vân KiềuNỗ lực giữ nghề bó thuốc truyền thống của người Vân Kiều
21:14:00 10/01/2025
Uống nước chanh gừng mỗi sáng có tác dụng gì?Uống nước chanh gừng mỗi sáng có tác dụng gì?
10:30:17 09/01/2025
5 không khi dùng mật ong5 không khi dùng mật ong
18:17:51 09/01/2025
Lầm tưởng về vitamin D dẫn tới bổ sung không đúng cáchLầm tưởng về vitamin D dẫn tới bổ sung không đúng cách
10:13:52 09/01/2025
Một loại hợp chất rất tốt cho sức khỏe tim mạchMột loại hợp chất rất tốt cho sức khỏe tim mạch
10:19:31 09/01/2025

Tin đang nóng

Vũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm gắn bóVũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm gắn bó
21:07:57 10/01/2025
Loạt sao Hollywood sụp đổ khi biệt thự bị thiêu rụi trong biển lửa ở CaliforniaLoạt sao Hollywood sụp đổ khi biệt thự bị thiêu rụi trong biển lửa ở California
22:05:18 10/01/2025
Hoa hậu Jennifer Phạm và chồng hôn nhau đắm đuối, MC Mai Ngọc du lịch Thái LanHoa hậu Jennifer Phạm và chồng hôn nhau đắm đuối, MC Mai Ngọc du lịch Thái Lan
22:14:34 10/01/2025
Sao Hollywood nghẹn ngào khi vợ sắp sinh mà nhà bị cháy rụiSao Hollywood nghẹn ngào khi vợ sắp sinh mà nhà bị cháy rụi
22:30:51 10/01/2025
9X Việt được chàng trai Đan Mạch rủ về nhà sống sau 3 tuần quen qua app hẹn hò, cái kết bất ngờ9X Việt được chàng trai Đan Mạch rủ về nhà sống sau 3 tuần quen qua app hẹn hò, cái kết bất ngờ
20:45:48 10/01/2025
Khán giả ở Mỹ đi xem Mỹ Tâm chật kín thang máy, một nữ nghệ sĩ choáng vángKhán giả ở Mỹ đi xem Mỹ Tâm chật kín thang máy, một nữ nghệ sĩ choáng váng
19:36:42 10/01/2025
Quyền Linh ngỡ ngàng khi người đàn ông U.60 từ chối bà chủ salon xinh đẹpQuyền Linh ngỡ ngàng khi người đàn ông U.60 từ chối bà chủ salon xinh đẹp
22:07:46 10/01/2025
Nữ NSƯT U100 vẫn được khen đẹp, minh mẫn, móng tay cắt tỉa, tạo kiểu điệu đàNữ NSƯT U100 vẫn được khen đẹp, minh mẫn, móng tay cắt tỉa, tạo kiểu điệu đà
22:36:24 10/01/2025

Tin mới nhất

Thời điểm uống cà phê ngăn ngừa nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch

Thời điểm uống cà phê ngăn ngừa nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch

21:11:55 10/01/2025
Trong thời gian theo dõi gần 10 năm, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tulane ghi nhận nhóm uống cà phê buổi sáng có nguy cơ tử vong chung thấp hơn 16% so với những người không uống; nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch giảm 31%.
Se lạnh, chủ động phòng bệnh hô hấp theo mùa

Se lạnh, chủ động phòng bệnh hô hấp theo mùa

21:07:54 10/01/2025
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, ăn chín uống sôi và bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch. Với trẻ em cần được đảm bảo tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Nước rửa bát có độc hại không?

Nước rửa bát có độc hại không?

16:48:05 10/01/2025
Mặt khác, có nhiều thông tin cho rằng một số loại nước rửa bát có hàm lượng formaldehyde (chất gây ung thư) vượt mức cho phép, khiến người dùng lo ngại về nguy cơ mắc bệnh.
Bé 11 tuổi phát bệnh dại tử vong sau 3 tháng bị chó cắn

Bé 11 tuổi phát bệnh dại tử vong sau 3 tháng bị chó cắn

11:59:46 10/01/2025
Sau khi ghi nhận ca bệnh, CDC tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành điều tra và báo cáo theo quy định, đồng thời phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và Trung tâm Y tế huyện Krông Ana để xử lý.
Một người tử vong nghi do uống rượu ngâm rễ cây rừng

Một người tử vong nghi do uống rượu ngâm rễ cây rừng

10:49:22 10/01/2025
Năm người đàn ông sau khi uống hết khoảng một lít rượu trắng thì chuyển sang uống rượu ngâm rễ cây rừng. Sau đó những người này có biểu hiện choáng, hoa mắt và một người đã tử vong.
Hút thuốc lá có gây ung thư bàng quang?

Hút thuốc lá có gây ung thư bàng quang?

10:36:16 10/01/2025
Do đó, tất cả trường hợp tiểu máu cần kiểm tra tại các cơ sở chuyên khoa niệu để phát hiện bệnh sớm. Chúng tôi rất tiếc khi ghi nhận một số bệnh nhân giai đoạn trễ, thời gian sống không còn nhiều.
Bỉ cấy ghép máy điều hòa nhịp tim siêu nhỏ cho bé sơ sinh mới chào đời

Bỉ cấy ghép máy điều hòa nhịp tim siêu nhỏ cho bé sơ sinh mới chào đời

10:33:40 10/01/2025
Thiết bị này được thiết kế riêng cho trẻ sơ sinh, không chỉ giúp rút ngắn thời gian nằm viện mà còn loại bỏ nhu cầu dùng các phương pháp điều trị truyền thống như thuốc tĩnh mạch hay máy tạo nhịp tạm thời.
6 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch

6 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch

09:01:13 10/01/2025
Bạn muốn tăng cường sức khỏe tim mạch nên bổ sung ngay 6 loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày.
5 nguyên nhân khiến ráy tai có mùi hôi và cách khắc phục

5 nguyên nhân khiến ráy tai có mùi hôi và cách khắc phục

09:00:50 10/01/2025
Tuy nhiên, ráy tai có mùi hôi có thể chỉ ra một số vấn đề. Dưới đây là lý do tại sao ráy tai có mùi, cách xử lý mùi hôi và cả thời điểm cần đi khám bác sĩ.
7 triệu chứng thiếu canxi ở người lớn

7 triệu chứng thiếu canxi ở người lớn

09:00:19 10/01/2025
Bên cạnh đó, nếu không muốn rơi vào tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi, chúng ta hãy dành một chút thời gian tập luyện thể dục thể thao. Điều đó vừa giúp cơ thể dẻo dai, vừa đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Trung tâm y tế hết thuốc, bệnh nhân nguy kịch, ôm nợ vì nhiễm uốn ván

Trung tâm y tế hết thuốc, bệnh nhân nguy kịch, ôm nợ vì nhiễm uốn ván

06:17:27 10/01/2025
Trong đó, có một bệnh nhân phải điều trị dài ngày, với viện phí lên đến hàng vài chục triệu đồng, khiến gia đình lâm vào nợ nần vì hoàn cảnh khó khăn, không đủ tiền chi trả.
Hàng trăm con giun bám trắng ruột người phụ nữ

Hàng trăm con giun bám trắng ruột người phụ nữ

05:50:27 10/01/2025
Hàng trăm con giun móc và giun tròn bám chặt trong tá tràng và đại tràng của một bệnh nhân 49 tuổi ở Yên Bái, gây chảy máu đường tiêu hóa nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm

Ngoại hình "không góc chết" của bạn trai Hoa hậu Hương Giang

Ngoại hình "không góc chết" của bạn trai Hoa hậu Hương Giang

Sao việt

23:48:46 10/01/2025
Bạn trai của Hoa hậu Hương Giang là Nguyễn Phú Cường, gây ấn tượng với ngoại hình điển trai, phong thái cuốn hút, vẻ nam tính và thân hình săn chắc.
"Kiều nữ" Hàn Quốc quyết kiện sau khi bị dọa giết

"Kiều nữ" Hàn Quốc quyết kiện sau khi bị dọa giết

Sao châu á

23:24:46 10/01/2025
Nữ diễn viên Hàn Quốc Bae Seul-ki và chồng là YouTuber Shim Lee-seob có hành động pháp lý mạnh mẽ sau khi nhận được những lời đe dọa.
Siêu phẩm ngôn tình chiếu 200 lần vẫn top 1 rating, nam chính là tổng tài bá đạo 20 năm không có đối thủ

Siêu phẩm ngôn tình chiếu 200 lần vẫn top 1 rating, nam chính là tổng tài bá đạo 20 năm không có đối thủ

Phim châu á

23:20:08 10/01/2025
Hoàng Tử Ếch cũng được coi là siêu phẩm xuất sắc nhất của thể loại tình yêu cổ tích giữa nàng Lọ Lem và hoàng tử.
Tại sao sự nghiệp điện ảnh của Song Joong Ki gặp khó khăn?

Tại sao sự nghiệp điện ảnh của Song Joong Ki gặp khó khăn?

Hậu trường phim

22:48:57 10/01/2025
Sau Ro Gi Wan, đến lượt phim mới Bogotá: The Last Chance của Song Joong Ki thất bại tại phòng vé, khiến nam diễn viên kéo dài chuỗi thất bại của mình.
'Khai rạp' đầu năm Ất Tỵ với 'Đèn âm hồn': Bộ phim tâm linh đậm chất văn hóa dân gian

'Khai rạp' đầu năm Ất Tỵ với 'Đèn âm hồn': Bộ phim tâm linh đậm chất văn hóa dân gian

Phim việt

22:40:28 10/01/2025
Phim điện ảnh Đèn âm hồn với những hình ảnh ma mị, kỳ bí đan xen với yếu tố văn hóa dân gian độc đáo chắc hẳn sẽ là lựa chọn thú vị để các khán giả yêu thích dòng phim tâm linh khai rạp đầu năm.
Jungkook: BTS sẽ đoàn tụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Jungkook: BTS sẽ đoàn tụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Nhạc quốc tế

22:25:47 10/01/2025
Năm 2025 là năm vô cùng đặc biệt với BTS và những người hâm mộ khi đánh dấu sự trở lại của đầy đủ 7 thành viên sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Dương Edward bắt tay Nguyễn Minh Cường ra mắt EP Song Song

Dương Edward bắt tay Nguyễn Minh Cường ra mắt EP Song Song

Nhạc việt

22:22:59 10/01/2025
Dương Edward (phải) và nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường cho biết, các ca khúc trong Song song sẽ lần lượt được ra mắt trong thời gian sắp tới
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nghi ngộ độc rượu ngâm lá cây

Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nghi ngộ độc rượu ngâm lá cây

Tin nổi bật

22:17:12 10/01/2025
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đã nhận được báo cáo nhanh của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ninh về vụ nghi ngờ ngộ độc do sử dụng rượu ngâm với cây lạ lấy trong rừng.
Bức ảnh chụp màn hình trị giá 2,7 tỷ đồng khiến hàng ngàn người giật mình

Bức ảnh chụp màn hình trị giá 2,7 tỷ đồng khiến hàng ngàn người giật mình

Netizen

22:05:34 10/01/2025
Nhìn bức ảnh này, có người nể, có người lại bảo chẳng ham . 2,7 tỷ đồng - Nếu đây là số dư sổ tiết kiệm, hẳn mọi người đều sẽ phấn khởi ra mặt; nhưng nếu đây là dư nợ, câu chuyện chắc chắn sẽ rất khác.
Tử vi tuổi Tý năm 2025: Bắt đầu thời kỳ vàng son, sự nghiệp nở hoa

Tử vi tuổi Tý năm 2025: Bắt đầu thời kỳ vàng son, sự nghiệp nở hoa

Trắc nghiệm

21:59:49 10/01/2025
2025 hứa hẹn là một năm đầy khởi sắc và may mắn đối với người tuổi Tý. Theo tử vi 12 con giáp năm 2025, tuổi Tý không chỉ có sự nghiệp thành công rực
Hé lộ tác nhân bất ngờ gây ra hàng loạt bệnh ung thư tại Mỹ

Hé lộ tác nhân bất ngờ gây ra hàng loạt bệnh ung thư tại Mỹ

Thế giới

21:04:14 10/01/2025
Chúng đã xuất hiện ở những nơi xa xôi và nguyên sơ nhất trên Trái Đất, bao gồm Nam Cực, các rãnh đại dương sâu, và băng biển Bắc Cực".