Thuốc Remdesivir- hy vọng mới cho cuộc chiến chống lại chủng virus corona
Bệnh viện Hữu Nghị Trung – Nhật ( Bắc Kinh, Trung Quốc) lần đầu thử nghiệm lâm sàng thuốc chữa virus corona, đó là loại thuốc Remdesivir.
Zing News dẫn thông tin từ trang Global Times cho biết, lần thử nghiệm lâm sàng đầu tiên này do Bệnh viện Hữu Nghị Trung – Nhật (Bắc Kinh, Trung Quốc) chịu trách nhiệm.
Thông tin trên mang lại những hy vọng mới cho cuộc chiến chống lại chủng virus viêm phổi mới. Remdesivir đã vượt qua đợt thử nghiệm 3 giai đoạn do Trung tâm Đánh giá Thuốc của Trung Quốc kiểm nghiệm.
Theo kế hoạch, đợt thử nghiệm lâm sàng sẽ bắt đầu từ ngày 3/2, kéo dài đến 27/4. Sau đó, thuốc mới sẽ được thử nghiệm trên 270 bệnh nhân mắc virus corona ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu Nghị Trung – Nhật (Bắc Kinh, Trung Quốc) đang tiến hành nghiên cứu thuốc chống lại virus corona. Ảnh: EPA-EF.
Được biết, thuốc Remdesivir được Công ty Dược phẩm Sinh học Gilead Science, có trụ sở tại Mỹ, phát triển. Ban đầu, nó là thuốc điều trị virus Ebola. Remdesivir đã hoàn thành giai đoạn 1 và 2 thử nghiệm lâm sàng ở nước ngoài. Tuy nhiên, sau đó, loại thuốc này không được đưa vào sử dụng.
Trong một tuyên bố trước đó, họ đang hợp tác với cơ quan y tế Trung Quốc để thiết lập thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát, nhằm xác định Remdesivir có thể chống lại 2019-nCoV một cách an toàn và hiệu quả không.
Trước đó, Remdesivir được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus corona tại Mỹ. Bệnh nhân nam 35 tuổi có nhiều chuyển biến xấu, sau khi dương tính với nCoV. Anh được điều trị cách ly tại Trung tâm Y tế khu vực Everett (Washington, Mỹ).
Video đang HOT
Ngày 31/1, sau chưa đầy một ngày tiêm Remdesivir vào tĩnh mạch bệnh nhân, các bác sĩ thông báo trên tạp chí New England Journal of Medicine rằng sức khỏe của bệnh nhân nam đã cải thiện mà không có tác dụng phụ đáng kể nào. Được biết, nếu các thử nghiệm lâm sàng đạt kết quả mong muốn, Remdesivir lập tức được tung ra thị trường.
Liên quan tới diễn biến dịch virus corona, tin tức trên Thế giới & Việt Nam, ngày 3/2 Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo, tỉnh Hồ Bắc của nước này – tâm điểm của đợt bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới (2019-nCoV) – đã ghi nhận 57 trường hợp tử vong do virus này trong ngày 2/2, nâng tổng số ca tử vong lên 361 người.
Trung Quốc cũng ghi nhận thêm 2.829 ca nhiễm mới, như vậy tổng số người nhiễm 2019-nCoV tính đến sáng ngày 3/2 là 17.205 trường hợp mắc tại Trung Quốc.
Trước đó, tại họp báo ngày 2/2, Phó Tỉnh trưởng Hồ Bắc, bà Tiêu Cúc Hoa cho biết, tình hình ở tỉnh miền Trung của Trung Quốc vẫn “rất nghiêm trọng và phức tạp” trong khi các nguồn lực y tế ở cấp quận là tương đối thấp.
Trong khi đó, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hồ Bắc, ông Vương Vĩ cho biết, thời gian cần thiết để xác nhận các trường hợp nhiễm virus bằng dụng cụ xét nghiệm đã giảm hơn 50%, chỉ còn chưa đến 2 giờ đồng hồ và độ chính xác của dụng cụ cũng đã cải thiện.
Cũng trong ngày 2/2, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Robert O’Brien cho biết, Mỹ đánh giá cao việc Trung Quốc đã minh bạch hơn về 2019-nCoV so với cách họ thể hiện trong những cuộc khủng hoảng trước đây, song Bắc Kinh vẫn chưa chấp nhận đề nghị hỗ trợ của Mỹ nhằm kiềm chế đợt dịch bệnh này.
Liên quan đến diễn biến tình hình virus corona, cùng ngày 2/2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã giao nhiệm vụ cho Viện nghiên cứu Sinh học của Israel và Bộ Y tế Israel nghiên cứu và sau đó là bào chế vaccine phòng chống chủng virus corona mới, đồng thời nhận định nguy cơ chủng virus này lây lan đến Israel là tất yếu.
Thủ tướng Netanyahu nhấn mạnh: “Mục tiêu trước tiên của chúng tôi là làm chậm sự lây lan của virus này tới Israel. Tôi nói ‘làm chậm’ bởi vì sự lây lan là tất yếu và loại virus này sẽ đến”. Ông cũng cho biết, mục tiêu là phát hiện ra những người đã bị lây nhiễm để cách ly tại nhà trong 2 tuần và chữa trị cho họ.
Theo Văn phòng Thủ tướng Israel, Hội đồng An ninh quốc gia Israel sẽ điều phối các nỗ lực để giải quyết vấn đề virus corona tại nước này.
An Dương
Theo vietQ
Sáu lần WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu
WHO chỉ sử dụng thuật ngữ "tình trạng khẩn cấp quốc tế về y tế cộng đồng" trong các trường hợp dịch bệnh hiếm gặp cần phản ứng toàn cầu mạnh mẽ.
Ảnh minh họa
Tình trạng khẩn cấp toàn cầu là công cụ ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế liên quan đến phòng chống dịch bệnh, giám sát, kiểm soát và phản ứng.
WHO chỉ sử dụng thuật ngữ "tình trạng khẩn cấp quốc tế về y tế cộng đồng" trong các trường hợp dịch bệnh hiếm gặp cần phản ứng toàn cầu mạnh mẽ.
Trước dịch viêm phổi lạ do virus corona, WHO đã 5 lần ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu:
- Lần đầu tiên được ban bố tháng 4-2009 khi xảy ra dịch cúm lợn (H1N1);
- Lần thứ hai vào tháng 5-2014 do bệnh bại liệt trẻ em;
- Lần thứ 3 năm 2014 trong dịch virus Ebola ở Tây Phi;
- Lần thứ tư là năm 2016 với dịch bệnh do virus Zika ở châu Mỹ.
- Lần thứ 5 vào năm 2019 cũng trong dịch virus Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Trước đó, tại cuộc họp kín của Ủy ban khẩn cấp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva (Thụy Sĩ) vào rạng sáng 31/1/2020 (theo giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) vì dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (2019nCoV) gây ra.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục lan rộng nhanh chóng tại Trung Quốc. "Lý do chính của quyết định này không chỉ là do những gì đang diễn ra tại Trung Quốc mà còn do tình hình dịch bệnh tại những quốc gia khác," Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesusn cho biết trong thông báo được đưa ra trong cuộc họp báo tại Geneva.
Virus corona chủng mới (2019-nCoV) lần đầu tiên bùng phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc cuối năm 2019. Đến nay, số người tử vong do virus corona đã lên đến 212 người. Giới chức y tế ghi nhận thêm 1.200 ca nhiễm trong vòng 24 giờ qua./.
Phương Phương
Theo TTXVN/Vietnamplus
Liên minh Gavi lập ngân hàng dự trữ vắcxin phòng virus Ebola Liên minh toàn cầu phi lợi nhuận về vắcxin Gavi có kế hoạch chi 178 triệu USD để lập một ngân hàng dự trữ 500.000 liều vắcxin nhằm hỗ trợ miễn phí cho 73 quốc gia phòng chống virus Ebola. Tiêm vaccine phòng virus Ebola tại Goma, CHDC Congo. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 5/12, Liên minh Gavi - một liên minh toàn cầu phi...