Thuốc quá hạn truyền cho bệnh nhi ‘không độc’
Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP HCM kết luận thuốc quá hạn lỡ truyền cho bệnh nhi có tác dụng điều hòa miễn dịch, không gây độc tính.
Lãnh đạo bệnh viện không công bố nguyên nhân truyền nhầm thuốc quá hạn, song cho biết đã chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan cảnh sát điều tra.
Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM, sáng 29/6 cho biết, Hội đồng chuyên môn họp ngày 26/6 kết luận thuốc Thymogam (ATG) truyền cho bệnh nhân là “thuốc điều hòa miễn dịch, bản chất là protein”. Theo thời gian, thuốc sẽ tự phân hủy thành acid amin không gây ra độc tính cho cơ thể. Phản ứng không mong muốn có thể xảy ra là phản ứng quá mẫn muộn của thuốc ATG nói chung, trong khoảng 15 ngày đầu sau truyền.
Đối với bệnh nhi bị truyền nhầm thuốc, các bác sĩ vẫn theo dõi sát diễn tiến sức khỏe bé. Hiện tình trạng bé vẫn ổn định, theo phác đồ điều trị đang thiếu một liều thuốc do truyền loại quá hạn. Căn cứ theo các hướng dẫn điều trị trên thế giới, Hội đồng chuyên môn thống nhất bổ sung thêm liều còn thiếu cho bé.
“Việc bổ sung liều thuốc vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của liệu trình điều trị”, kết luận của Hội đồng chuyên môn.
Một bác sĩ chuyên khoa ung thư, làm việc tại TP HCM, cho biết thuốc Thymogam 250 mg, là thuốc điều trị đặc hiệu trong phác đồ hóa trị các bệnh liên quan đến huyết học. Thuốc được chỉ định trong điều trị suy tủy ở những bệnh nhân không thích hợp cho cấy ghép tủy xương.
“Thymogam 250 mg khi sử dụng sẽ có những tác dụng phụ nên có độc tính”, bác sĩ này nêu quan điểm.
Video đang HOT
Bác sĩ cho rằng không cấp phát và sử dụng thuốc quá hạn là nguyên tắc tiên quyết trong ngành y, dược. Nhất là trong điều trị các bệnh nan y như ung thư. Thuốc hết hạn không những làm giảm chất lượng điều trị mà còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí chết người.
Ông Lê Thọ Vũ, bố bệnh nhi cho biết, hiện gia đình chưa nhận được thông tin chính thức từ Bệnh viện Truyền máu Huyết học.
“Nếu bệnh viện khẳng định không có độc dược thì đề nghị dẫn chứng y học, rằng tài liệu, nghiên cứu hay xét nghiệm cụ thể nào chứng minh chuyện này. Gia đình rất hoang mang bởi quá trình điều trị đã gián đoạn, thuốc hết ‘date’ đã truyền, không biết con có đáp ứng thuốc hay bị tác dụng phụ hay không”, ông Vũ nói.
Ngày 26/6, Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh, Bộ Y tế, yêu cầu Sở Y tế TP HCM và bệnh viện xác minh sự việc và xử lý sai phạm, báo cáo trước ngày 3/7.
Theo bác sĩ Dũng, bệnh viện đã tổ chức họp rút kinh nghiệm vụ việc, đình chỉ công tác tất cả cá nhân liên quan, làm rõ nguyên nhân sự cố này.
Lọ thuốc hết hạn được phát hiện do bố bệnh nhân nhặt vỏ từ thùng rác y tế lên xem.
Trước đó, lúc 19h30 ngày 24/6, phụ huynh bệnh nhi Lê Trần Khánh Chi (4 tuổi, suy tủy) phát hiện con gái bị truyền hai lọ thuốc Antithymocyte Globuline đã hết hạn sử dụng. Người nhà đã phản ánh với kíp trực. Bệnh viện dừng y lệnh và kiểm tra hạn dùng của thuốc. Kết quả phát hiện hai lọ thuốc Antithymocyte Globuline (Thymogam 250mg) được cấp phát cho bệnh nhi có thời hạn sử dụng ghi trên nhãn là tháng 1/2020. Trong đó một lọ đã dùng xong, một lọ đã sử dụng 1/3. Tuy nhiên, trên hệ thống phần mềm quản lý thuốc bệnh viện, hai lọ thuốc có hạn sử dụng là tháng 11/2021.
Hai lọ thuốc này nằm trong phác đồ điều trị suy tủy bằng hóa chất, gồm 14 lọ của bệnh nhân. Khi truyền đến lọ thứ 4 và 5 thì xảy ra sự cố.
Bé sơ sinh bị bỏ rơi dưới hố ga ở Hà Nội đã qua đời
Sau 21 ngày điều trị, bé sơ sinh bị bỏ rơi tại Hà Nội không qua khỏi do sốc nhiễm khuẩn.
Trao đổi với VietnamNet, ông Vũ Việt Hùng, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bện viện Xanh Pôn cho biết, bé sơ sinh bị bỏ rơi dưới hố ga tại Hà Nội đã tử vong lúc 13h30 chiều nay do sốc nhiễm khuẩn.
Hiện tại, đại diện xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây nơi cháu bé bị bỏ rơi đang qua Bệnh viên Xanh Pôn để làm thủ tục đón nhận bé. Phía bệnh viện cũng phối hợp với công an phường Điện Biên để hoàn tất các thủ tục pháp lý.
Bé Nguyễn Văn An đã không qua khỏi sau 3 tuần điều trị tích cực tại bệnh viện
Bé Nguyễn Văn An bị mẹ đẻ bỏ rơi từ tối 6/6 tại hố ga bỏ hoang thuộc xã Thanh Mỹ. Những ngày đó, nhiệt độ Hà Nội liên tục nắng nóng 40 độ C. Đến chiều 8/6, bé được người dân địa phương tìm thấy trong tình trạng nguy kịch, dòi, kiến bu khắp người, dây rốn đã bị ăn cụt.
Bé được chuyển vào Trạm y tế xã Thanh Mỹ cấp cứu, lau rửa qua 3 chậu nước vẫn chưa hết giòi. Chiều tối cùng ngày, bé được chuyển đến BV đa khoa Sơn Tây điều trị, trước khi chuyển đến BV Xanh Pôn.
BS Thái Bằng Giang, Trưởng khoa Nhi sơ sinh, BV Xanh Pôn cho biết, ngay từ thời điểm nhập viện, bé đã trong tình trạng nặng do nhiễm khuẩn huyết. Sau đó bé rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, xẹp phổi trái.
Khi tình trạng sốc nhiễm khuẩn được kiểm soát, tình trạng hô hấp của bé lại rất kém do đáy phổi đông đặc. Bệnh nhi liên tục phải thở máy từ khi vào viện.
Do nhiễm vi khuẩn gram âm kháng hầu hết với các loại kháng sinh, nhiễm khuẩn huyết vẫn không được kiểm soát nên tiên lượng rất khó khăn. Cách đây 3 ngày, bác sĩ thông báo, bệnh nhi vẫn có nguy cơ bị sốc nhiễm khuẩn trở lại bất cứ lúc nào.
Ông Hùng cho biết, trong suốt 3 tuần nhập viện, không có bất kỳ người thân nào của bé đến nhận bé, trong khi có rất nhiều nhà hảo tâm muốn nhận bé làm con nuôi. Toàn bộ chi phí điều trị cho bé được BHYT thanh toán và bệnh viện hỗ trợ.
Bị mẹ và chị đánh, bé 13 tuổi uống thuốc trừ sâu tự tử Mẹ bệnh nhi bực mình vì nghĩ con mình đã không biết nghe lời nên đánh cháu để "dạy dỗ". Chị gái cũng hùa theo mẹ và đánh em. Bệnh nhi tủi thân đã quyết định mua thuốc sâu uống để tự tử. Ngày 25/6, Khoa sức khỏe Vị thành niên (BV Nhi TƯ) cho biết, khoa vừa tiếp nhận và điều trị...