Thuốc nội không thua kém thuốc ngoại
Hiện nay, trên thị trường thuốc tây khá đa dạng thuốc ngoại, nội. Vậy chất lượng giữa thuốc ngoại và nội có như nhau không?
Hiểu về thuốc tây
Trước hết, thuốc tây là thuốc gì? Từ thời Pháp thuộc, tất cả các thuốc được nhập từ nước Pháp hay từ các nước phương tây đều được người dân gọi là “thuốc tây”. Nhưng có một điều làm cho tình hình hiện nay khác với thời Pháp đô hộ là thời đó, tất cả thuốc tây đều phải nhập từ nước ngoài, còn hiện nay “thuốc tây” bao hàm cả thuốc do chính các công ty, xí nghiệp dược phẩm ta sản xuất mà ta gọi là “ thuốc nội”.
Ngoại trừ một số thuốc đi từ dược liệu có sẵn trong nước và được bào chế theo phương pháp cổ truyền, phần rất lớn các thuốc sản xuất ở các xí nghiệp dược phẩm của ta hiện nay đều là thuốc tây đích thực. Bởi vì, các dược sĩ điều hành xí nghiệp dược phẩm đều được đào tạo, học chủ yếu về thuốc tây; nguyên liệu dùng làm ra thuốc đều được nhập từ nước ngoài và được kiểm tra đầu vào rất kỹ, các thiết bị máy móc dùng bào chế thuốc cũng thườngphải nhập và đạt mức độ hiện đại; thao tác, quy trình sản xuất thuốc hiện nay đều đạt các quy tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP – Good Manufacturing practice) do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra.
Chất lượng thuốc ngoại, thuốc nội
Quá trình sản xuất thuốc nội và ngoại nếu được sản xuất ở nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP là không khác nhau. GMP được định nghĩa là hệ thống những quy định hay hướng dẫn mà nhà sản xuất dược phẩm tuân thủ để cho ra các sản phẩm luôn luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký và bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người sử dụng.
Thuốc điều trị bệnh rất đa dạng trên thị trường
Video đang HOT
Vì vậy, kể cả thuốc nội hay thuốc ngoại nếu được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP đều có quá trình sản xuất giống nhau cho một loại sản phẩm. Quá trình sản xuất là giống nhau bởi vì GMP bắt buộc được áp dụng cho mọi hoạt động trong quá trình sản xuất thuốc từ đầu vào như: nhận xử lý nguyên liệu/bao bì, pha chế, bảo quản bán thành phẩm, ra thành phẩm, đóng gói và bảo quản thành phẩm; đến đầu ra như: phân phối, đặc biệt nếu có sai sót sẽ thu hồi sản phẩm, bảo quản sản phẩm trả lại, biệt trữ.
Vì sao thuốc ngoại lại có giá cao?
Nhiều người thuốc ngoại đắt hơn, thậm chí gấp 5 lần, 10 lần so với thuốc nội tương đương thì có nghĩa là thuốc ngoại tốt hơn. Điều này không phải hoàn toàn sai. Bởi vì, có những thuốc còn quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp mà hãng sản xuất đã tiêu tốn quá nhiều cho việc nghiên cứu tìm ra thuốc ấy. Hay đặc biệt, hãng sản xuất do áp dụng quy trình bào chế tiên tiến hơn, có dạng bào chế thích hợp hơn tác động đến khả năng tiếp thu, chuyển hóa của người bệnh làm cho thuốc có tác dụng nhanh hơn. Nhưng cũng có nhiều trường hợp không vì giá đắt hơn mà chất lượng thuốc tốt hơn, đặc biệt là so sánh giữa thuốc ngoại nhập và thuốc sản xuất trong nước. Nhiều thuốc ngoại chịu phí tổn rất cao cho phần quảng cáo, tiếp thị và một số thuốc chịu thuế nhập khẩu. Do đó, giá thuốc ngoại cao hơn thuốc nội rất nhiều, chẳng hoàn toàn vì lý do chất lượng.
Thuốc nội đã khác xưa
Đúng là có một thời kỳ, thuốc nội do do điều kiện sản xuất không được đầu tư thỏa đáng nên hoặc chất lượng thuốc không đảm bảo; hoặc mẫu mã thuốc không bắt mắt. Các chi tiết tưởng chừng vặt vãnh như thuốc ống uống (ampoule buvable) sản xuất trong nước trước đây mà không cung cấp lưỡi cưa ống thuốc kèm theo, nút chai lọ thuốc mở ra rất khó và đóng lại thì không chặt, nhãn thuốc in chữ lèm nhèm… đã gây ấn tượng xấu cho người dùng thuốc. Ấn tượng xấu ấy kéo dài cho đến bây giờ. Nhưng trong tình hình hiện nay thì như thế nào? Ngoại trừ một số thuốc đặc trị mà điều kiện sản xuất trong nước chưa cho phép sản xuất, thuốc đang sản xuất (đa số nằm trong danh mục thuốc thiết yếu hay thuốc generic) của các công ty xí nghiệp dược phẩm trong nước không thua kém với thuốc ngoại tương đương. Với những thông tin vừa nêu trong bài này, có lẽ người tiêu dùng chúng ta cũng cần cân nhắc lại việc chọn mua thuốc nội và ngoại…
Theo SK&ĐS
Uống thuốc thì chớ uống rượu
Khi uống thuốc Tây, tốt nhất không dùng rượu, vì rượu có thể chuyển hóa thành chất độc hại khi có thuốc.
Trong Đông y, rượu được dùng làm chất dẫn cho một số loại thuốc khi sử dụng, nhất là các loại như cao trăn, cao khỉ, cao ngựa, cao mèo... nhưng lượng rượu dùng trong các trường hợp này cũng không phải là nhiều.
Còn với các loại thuốc Tây y, nói chung khi dùng thuốc không nên uống rượu, vì rượu (và các thức uống có cồn) sẽ tương tác với thuốc làm tăng hoặc giảm hiệu lực, có khi thuốc chuyển hóa thành chất độc hại
Đặc biệt chú ý một số loại thuốc sau:
Thuốc chống động kinh, thuốc chống đông máu: Rượu sẽ làm giảm từ 1/3-1/2 hàm lượng thuốc hấp thụ vào huyết tương nếu sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.
Paracetamol và các thuốc chống lao: Khi sử dụng cùng với rượu làm tăng nguy cơ gây độc cho gan.
Thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau có opim thuốc chống loạn thần, thuốc chống động kinh, thuốc kháng histamin H1: Rượu sẽ cộng hợp tác dụng trên thần kinh trung ương, làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của các thuốc này.
Uống rượu khi dùng thuốc làm giảm hiệu lực của thuốc và có thể gây ức chế thần kinh (ảnh minh họa)
Thuốc hạ huyết áp (như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn beeta...): Sử dụng thuốc đồng thời uống rượu sẽ gây hạ huyết áp tư thế đứng, gây choáng váng và ngất xỉu. Ngoài ra, người bị tăng huyết áp nếu uống rượu nhiều và đều đặn sẽ tăng nguy cơ đột quỵ.
Aspirin và salicylat: Tác dụng phối hợp giữa rượu và cá loại thuốc này làm tăng tác dụng phụ của thuốc trên niêm mạc ống tiêu hóa, đặc biệt làm tăng nguy cơ chảy máu tiêu hóa.
Thuốc chống đái tháo đường: Rượu tăng tác dụng hạ đường huyết, có thể dẫn tới hôn mê do hạ đường huyết, nhưng với tolbuta-mia rượu lại làm giảm tác dụng của thuốc. Với metformin, rượu còn có nguy cơ làm tăng acid lactic, đặc biệt khi đói hoặc thiếu dinh dưỡng.
Disulfiram và các chất giống disulfiram:Chất này ức chế sự oxy hóa rượu để hình thành acetaldehy. Khi dùng chất này nếu uống rượu thì sau 5-10 phút sẽ thấy mặt đỏ bừng, nhức đầu, hạ huyết áp, đánh trống ngực, buồn nôn, rất khó chịu, gây cảm giác sợ rượu (hội chứng cai rượu).
Metronidazol: Cũng tác dụng như disul-firam, do đó, bệnh nhân dùng metronidazol không được uống rượu kể cả 48h sau khi ngưng thuốc.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Đừng tự chữa đái tháo đường theo "kinh nghiệm" người khác! "Tôi bị đái tháo đường (ĐTĐ) đã 13 năm, đã từng uống Diệp Hạ Châu, rồi cây Hoàn Ngọc... nhưng kết quả chỉ một tháng đầu?". "Nghe nói trà Giảo cổ lam hạ đường huyết (ĐH), nên tôi ngưng hết thuốc tây, từ tết đến nay chỉ uống trà loại này?". Đó là những câu hỏi của người bệnh gửi cho thầy thuốc....