Thuốc nhỏ mũi có thể gây nghiện
Nếu bị nghẹt mũi thì trong ngày đầu tiên cố gắng đừng đụng tới thuốc nhỏ mũi
Hiện có rất nhiều người bị sổ mũi kéo dài hơn một tuần, thậm chí hơn một tháng và sử dụng thuốc nhỏ mũi trong một thời gian dài. Nhiều nghiên cứu mới nhất cho thấy không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi thường xuyên vì chúng có thể gây nghiện.
Tránh lạm dụng
Thông thường, mỗi khi nghẹt mũi, chúng ta khó có được giấc ngủ ngon và một giải pháp tức thời là dùng thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc xịt mũi để mở rộng đường thở. Thế nhưng sau đó không lâu, mũi lại sẽ bị nghẹt và chúng ta lại tiếp tục sử dụng thuốc nhỏ mũi, cứ như vậy thì người sử dụng thuốc nhỏ mũi sẽ bị tăng “đô” ( dose- liều lượng).
Chẳng hạn như lúc đầu, khoảng cách thời gian giữa 2 lần nhỏ mũi là 12 giờ, sau đó rút ngắn xuống 8 giờ, rồi 4 giờ… Mặc dù nhãn thuốc ghi rất rõ là chỉ được sử dụng vài ngày, thế nhưng một khi mũi bị nghẹt thì người bệnh cứ vô tư sử dụng thuốc nhỏ mũi.
Một số người sử dụng thuốc nhỏ mũi thì bị hồi hộp, kích ứng. Đây chính là do tác động tiết adrenalin được gây ra do ảnh hưởng của các loại thuốc nhỏ mũi. Rất nhiều thuốc nhỏ mũi và xịt mũi có chứa những dược chất có thể gây nghiện như oxymetazoline, phenyleherine, neosynephrine, xylometazoline.
Cần tránh sử dụng thuốc nhỏ mũi một cách bừa bãi để không bị nghiện thuốc nhỏ mũi. Ảnh: IMAGE
Bất cứ những loại thuốc nhỏ mũi hoặc xịt mũi có chứa các dược chất gây co mạch đều có thể gây nghiện. Khi sử dụng thuốc nhỏ mũi trong một thời gian dài và bị nghiện, hệ thống lông mao mũi sẽ bị “mất phong độ”, do đó, mũi vẫn còn cảm giác như bị nghẹt. Trong trường hợp này, trà ấm, xúp gà hoặc xoa nắn vùng xoang mũi sẽ giúp cải thiện được bệnh trạng một cách đáng kể và an toàn hơn là tiếp tục sử dụng thuốc nhỏ mũi.
Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc nhỏ mũi là kích ứng, hắt hơi, thay đổi khẩu vị. Những bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, rối loạn tuyến giáp… cần phải thông báo tình trạng bệnh của mình cho bác sĩ khi muốn sử dụng thuốc nhỏ mũi. Những trường hợp sử dụng thuốc quá liều cần phải đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. Những dấu hiệu của sự quá liều bao gồm xây xẩm, ói mửa, nhức đầu, táo bón…
Video đang HOT
Giải pháp an toàn cho mũi
Một khi bị nghiện thuốc nhỏ mũi, cần phải pha loãng thuốc nhỏ mũi trước khi sử dụng (hiện trên thị trường có bán những dụng cụ giúp pha loãng thuốc nhỏ mũi có tên gọi là Rhinostat Systems). Loại dụng cụ sẽ giúp tạo ra những dung dịch thuốc nhỏ mũi với nồng độ được giảm bớt.
Nếu những bệnh về mũi chỉ là “chuyện nhỏ” thì tốt nhất bạn hãy tìm những giải pháp khác đơn giản hơn, chẳng hạn như dùng nước muối. Thông thường, các bác sĩ kê cho bệnh nhân các loại thuốc nhỏ mũi như là một giải pháp đơn giản nhất. Tuy nhiên, là một bệnh nhân, bạn cần nên biết rằng bạn sẽ rất dễ dàng bị “ghiền” thuốc nhỏ mũi. Thuật ngữ “nghiện thuốc nhỏ mũi” đã được y văn thế giới ghi rõ.
Muốn ngăn ngừa sự nghiện thuốc nhỏ mũi, nên tránh sử dụng chúng một cách bừa bãi hoặc hạn chế sử dụng chúng. Nếu bị nghẹt mũi thì trong ngày đầu tiên cố gắng đừng đụng tới thuốc nhỏ mũi. Thay vào đó, nên nghỉ ngơi và uống trà nóng. Một khi bạn sử dụng thuốc nhỏ mũi và xịt mũi là bạn có thể sẽ bị dính nghiện. Đây không phải là do cơ địa của bạn yếu mà chính là do “tác động ngược” của thuốc nhỏ mũi.
Muốn sử dụng thuốc nhỏ mũi, bệnh nhân cần phải nhận được sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu dụng cụ dùng để nhỏ thuốc được thiết kế riêng, khi sử dụng xong nên rửa dụng cụ dùng để nhỏ bằng nước ấm, đóng chặt nắp chai thuốc sau khi dùng.
Nên bảo quản thuốc ở nơi mát, không có ánh sáng. Không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi của người khác hoặc cho người khác sử dụng thuốc nhỏ mũi chung với mình. Không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi quá thường xuyên hoặc lâu hơn chỉ dẫn của thầy thuốc. Khi bị quên liều, tuyệt đối không được gấp đôi liều để bù đắp cho liều đã bị quên.
Theo Datviet
Tác hại của lạm dụng rượu
Rượu là đồ uống chứa etanol có thể gây nghiện. Uống nhiều rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh và toàn bộ cơ thể, đôi khi thiệt mạng.
Thời gian qua, tại Cẩm Phả và Hạ Long (Quảng Ninh) xảy ra 5 vụ ngộ độc rượu khiến 6 người tử vong. Nạn nhân đều uống "Rượu nếp 29 Hà Nội" của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội. Cơ quan chức năng đã phát hiện và thu hồi nhiều sản phẩm của công ty này vì có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, kể cả rượu được chứng nhận an toàn thực phẩm, nếu uốngvượt quá mức chấp nhận của cơ thể thì vẫn có thể bị ngộ độc với các biểu hiện bất thường của hệ thần kinh và những hành vi không bình thường khác.
Ngộ độc rượu đặc biệt dễ xảy ra nếu uống phải rượu giả, rượu có chứa methanol, ethylene glycol, rượu ngâm với thảo mộc (lá, rễ, hạt cây...) hoặc động vật (mật, phủ tạng, bộ phận khác) có chứa các độc tố.
Ảnh: addictions.com
Theo tài liệu của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, ngộ độc rượu có thể gây ra các tác hại tức thì như:
- Phản ứng chậm, đi đứng xiêu vẹo, giảm khả năng nhìn, nghe, ngửi.
- Thiếu kiềm chế: Cộc cằn, thất lời hoặc có ảo giác, trí tuệ, trí nhớ giảm hoặc sa sút tâm thần.
- Nôn mửa, đau bụng.
- Thậm chí nếu mức độ nặng có thể dẫn đến bất tỉnh, xanh tái, tử vong.
Lạm dụng rượu kéo dài sẽ bị tổn thương các cơ quan nội tạng:
- Não: Tế bào bị tổn thương vĩnh viễn khiến mất trí nhớ, hay nhầm lẫn, suy đồi tính cách.
- Tim mạch: Cao huyết áp, xơ vữa mạch, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.
- Gan: Sưng, viêm, xơ gan.
- Dạ dày: Viêm, loét niêm mạc.
- Tụy: Viêm cấp tính.
- Ruột: Viêm, gây tiêu chảy.
- Cơ quan sinh sản: Giảm khả năng tình dục ở nam, lãnh cảm ở nữ.
Lạm dụng rượu lâu ngày dễ dẫn đến nghiện rượu, mắc bệnh thần kinh, xơ gan, suy thận. Phụ nữ mang thai nếu uống nhiều rượu có thể gây bệnh thần kinh hay dị tật ở thai nhi.
Để phòng ngừa ngộ độc rượu, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo không uống quá nhiều rượu (dưới 30 ml một ngày nếu rượu có nồng độ từ 30% trở lên). Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng methanol cao hơn 0,05% vì những chất này có thể gây mù mắt và tử vong cao. Không uống rượu pha chế, rượu ngâm với lá, rễ cây độc, phủ tạng động vật không rõ ràng độc tính, mật cá hay những rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. Đặc biệt, không cho trẻ em dưới 16 tuổi uống rượu, bia. Cấm người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) uống rượu hoặc các loại nước có nồng độ cồn từ 14 độ trở nên.
Cục An toàn thực phẩm khuyên không nên uống khi không biết rõ nguồn gốc của rượu; khi rượu không có giấy chứng nhận lưu hành của cơ quan chức năng có thẩm quyền và khi cơ thể đang đói, mệt hoặc căng thẳng.
Theo VNE
Lạm dụng thuốc ho có thể gây nghiện như ma túy Dùng thuốc ho Recotus không đúng chỉ định có thể gây ngộ độc. Nếu không tiếp tục dùng có thể xảy ra các triệu chứng thiếu thuốc giống như hội chứng cai ở người nghiện ma túy. Những ngày qua, nhiều phụ huynh đã bày tỏ với VnExpress nỗi hoang mang trước tin 10 nữ sinh lớp 7 Trường THCS Tăng Bạt Hổ...