Thuốc nhỏ mắt: Không phải cứ thích là dùng
Vai trò của nước mắt tự nhiên là làm sạch bề mặt nhãn cầu, diệt khuẩn, bảo đảm giác mạc trong, duy trì chức năng thị giác.
Khô mắt là một bệnh lý. Khi bị khô mắt sẽ có một số triệu chứng, như: cảm giác khô, rát bỏng, có dị vật trong mắt, ngứa mắt, sợ ánh sáng, nhìn mờ… Những đối tượng có nguy cơ cao bị khô mắt là nhân viên văn phòng (do sử dụng thường xuyên máy tính), người già, phụ nữ tiền mãn kinh, người đeo kính tiếp xúc, người đã mổ LASIK điều trị cận thị, một số bệnh lý về kết giác mạc hoặc tuyến lệ…
Vai trò của nước mắt tự nhiên là làm sạch bề mặt nhãn cầu, diệt khuẩn, bảo đảm giác mạc trong, duy trì chức năng thị giác
Để điều trị khô mắt, ngoài việc điều trị nguyên nhân gây khô, điều quan trọng là phải bổ sung chế phẩm thuốc thay thế một phần nước mắt tự nhiên, hay còn gọi là nước mắt nhân tạo, vì thế mới phải lưu tâm đến nước mắt nhân tạo.
Hiện thị trường có nhiều loại nước mắt nhân tạo nhưng chỉ nên sử dụng loại không chứa chất bảo quản, đặc biệt là trong trường hợp phải dùng kéo dài.
Nhưng có dùng lâu dài hay không thì cũng cần lưu ý là đối với hầu hết bệnh nhân, độ nhầy chế phẩm nước mắt nhân tạo càng cao thì cũng có tác dụng phụ là làm mờ mắt, dính mắt lâu hơn, giống như khi dùng thuốc mỡ. Tác dụng phụ có thể gặp là kích ứng mắt, ngứa mi mắt, xung huyết kết mạc, viêm bờ mi, dính bờ mi, có cảm giác nóng bỏng thoáng qua…
Những lưu ý thêm rất quan trọng khi sử dụng, đó là không để đầu lọ chạm vào bất cứ bề mặt nào của mắt (để tránh nhiễm bẩn) và đậy nắp lại ngay sau khi dùng; ngưng dùng ngay nếu quan sát thấy thuốc bị đổi màu hoặc trở nên vẩn đục.
Video đang HOT
Điều trị khô mắt là một quá trình lâu dài, thậm chí cả đời. Vì thế, nên lưu ý chỉ dùng nước mắt nhân tạo như là một thuốc hỗ trợ trong phác đồ điều trị.
Thêm nữa, mặc dù nước mắt nhân tạo phần lớn là những chế phẩm không kê đơn nhưng người bệnh không được chủ quan, không nên tự ý dùng hoặc lạm dụng trong sử dụng mà cần sớm đến các cơ sở nhãn khoa có uy tín để trước hết là chẩn đoán đúng bệnh, tiếp theo là khám, tái khám sau mỗi đợt điều trị.
Thạc sĩ Vũ Hồng Minh
Theo NLĐ
Khô mắt - bệnh văn phòng
Khô mắt không phải là bệnh cấp tính nhưng nếu kéo dài, không được điều trị đúng cách có thể gây loét giác mạc và dẫn đến mù lòa.
Th.S Hoàng Cương, Phó trưởng phòng Quản lý khoa học đào tạo, BV Mắt T.Ư cho biết khô mắt là một trong những bệnh lý ngày càng gia tăng hiện nay. Đây được xem là một rối loạn nghiêm trọng, có thể khiến giác mạc, kết mạc bị tổn thương vĩnh viễn.
Nhân viên văn phòng dễ bị khô mắt
Suốt ngày làm việc bên máy vi tính, chị Linh, 30 tuổi (ở Linh Đàm, Hà Nội) thường xuyên thấy mắt bị nhức, mỏi. Chị đã mua thuốc nhỏ mắt về nhà tra vì nghĩ rằng do làm việc căng thẳng nên mắt mỏi. Thế nhưng mấy ngày sau, mắt chị vẫn không thấy đỡ, thậm chí ngày càng đỏ. Chỉ đến khi thấy có cảm giác rát, đau nhói như bị kim châm ở cả hai mắt chị mới đến BV Mắt T.Ư khám. Tại đây, các bác sĩ cho biết chị bị bệnh khô mắt. Nguy hiểm hơn do chậm đi khám và nhỏ thuốc không đúng chỉ định dẫn đến loét giác mạc.
Môi trường làm việc ở phòng điều hòa, độ ẩm thấp
khiến nước mắt bị bay hơi nhiều gây hiện tượng khô mắt.
Theo Th.S Hoàng Cương, khô mắt là tình trạng tổn thương lớp phim nước mắt do nước mắt tiết ra không đủ hoặc bốc hơi quá mức, gây tổn hại bề mặt nhãn cầu. Phim nước mắt có tác dụng làm ẩm bề mặt giác mạc, kết mạc, bôi trơn mi mắt, mắt người luôn trong suốt và ngăn không cho chất lạ bám vào mắt. Thông thường cứ 10 giây lớp phim nước mắt sẽ vỡ ra, bay hơi và mắt sẽ tái tạo một lớp phim nước mắt mới bao phủ trên nhãn cầu. Đối với người bị bệnh khô mắt, chưa đến 10 giây lớp phim này đã vỡ ra trong khi mắt chưa kịp tái tạo lớp phim mới.
Trong vòng 1 phút mắt người sẽ chớp từ 12-18 lần, mỗi lần chớp mắt, nước mắt được tiết ra phủ lên toàn bộ mắt. Tuy nhiên, nhân viên văn phòng-những người thường xuyên làm việc với máy vi tính do phải tập trung cao độ nên rất ít chớp mắt. Môi trường làm việc ở phòng điều hòa, độ ẩm thấp cũng khiến nước mắt bị bay hơi nhiều gây hiện tượng khô mắt.
Chính vì thế, nhân viên văn phòng thuộc nhóm có nguy cơ cao bị bệnh khô mắt. Ước tính có tới 50% người làm văn phòng mắc các bệnh lý về mắt, trong đó chủ yếu là bệnh khô mắt. Ngoài ra, những người bị bệnh lý thấp khớp, lupus, hội chứng teo tuyến tiết nước mắt, viêm bề mặt nhãn cầu, tiểu đường... cũng có thể mắc bệnh khô mắt.
Thường xuyên làm việc với máy vi tính, ít chớp mắt gây khô mắt
Nên đi khám sớm
Người bị bệnh khô mắt sẽ có các triệu chứng như nhức mắt, khó chịu, khô mắt. Nặng hơn sẽ thấy cộm, ngứa, rát như có dị vật hoặc sạn trong mắt, nhìn mờ, sợ ánh sáng... Th.S Hoàng Cương cảnh báo, hầu hết người bị bệnh khô mắt chỉ đến BV khám khi bệnh đã nặng, giác mạc loét, kết mạc sừng hóa...
Việc tự ý mua thuốc về nhà điều trị còn là nguyên nhân gia tăng biến chứng như đỏ mắt mạn tính, đục thủy tinh thể... gây mù lòa vĩnh viễn. Thậm chí, có bệnh nhân tự điều trị bằng các phương pháp phản khoa học như đánh mắt bằng lá thài lài, bằng lưỡi làm loét, thủng giác mạc, viêm mủ nhãn cầu dẫn tới phải khoét bỏ mắt.
Hiện nay, điều trị bệnh khô mắt có nhiều phương pháp như vệ sinh bờ mi (chườm nóng mi, xoa mi mắt), đóng điểm lệ, đeo kính giữ ẩm hoặc dùng liệu pháp thay thế nước mắt nhân tạo. Bác sĩ có thể điều trị kết hợp nhiều phương pháp dựa trên chẩn đoán nguyên nhân gây khô mắt.
Để phòng tránh bệnh khô mắt, những người làm việc nhiều trên máy tính nên uống nhiều nước, tránh ngồi ngay luồng gió bay ra của máy điều hòa và quạt gió, nhắm mắt lại vài giây với tần suất 30 phút/lần để nước mắt tráng đều qua giác mạc. Khi thấy mắt có dấu hiệu nhức, mỏi, khô, rát nên đến khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Theo Đặng Vũ
Thanh niên
Vì sao bạn bị khô mắt? Khô mắt là tình trạng mắt không đủ độ ẩm khiến cho bạn luôn cảm thấy ngứa mắt, đỏ mắt, mờ mắt và những cảm giác cực kỳ khó chịu khác. Nguyên nhân gây khô mắt? - Mắt bị khô là do màng nước mắt (film nước mắt) - một lớp dịch không được duy trì tiết ra ổn định giữa các lần...