Thuốc lá, nước tăng lực gây dương tính giả khi kiểm tra nồng độ cồn
Người dân uống nước tăng lực với lượng lớn khi liên hoan vẫn cho kết quả dương tính với nồng độ cồn trong hơi thở, thậm chí xét nghiệm máu. Bác sĩ Hoàng Văn Tâm, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Hà Nội, chia sẻ những thủ phạm gây dương tính giả khi đo nồng độ cồn.
Thuốc
Thông thường những thuốc này gồm hỗn hợp dung dịch thuốc hạ sốt/thuốc cúm, thuốc dị ứng, các loại thuốc kê đơn có cồn, xịt thơm miệng (breath fresheners), thuốc hen dạng xịt, các sản phẩm làm thơm sử dụng gần miệng (như sản phẩm sau khi cạo râu) và nước súc miệng.
Một số dạng như thuốc ho (thường chứa tinh dầu bạc hà menthol) có thể gây ra dương tính giả. Vì vậy, một số loại chứa bạc hà như kẹo cao su, nước tăng lực, thanh protein, liqueur chocolates cũng có thể gây dương tính giả.
Nếu bạn vừa uống rượu vừa sử dụng những sản phẩm trên, kết quả kiểm tra nồng độ cồn của bạn sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc mức phạt cũng tăng lên.
Cách khắc phục: Đo lại lần 2 sau 15 phút kết quả sẽ về âm tính.
Hút thuốc lá, uống bò húc có thể gây nên hiện tượng dương tính giả với test nồng độ cồn. Ảnh: Việt Hùng.
Tình trạng bệnh
Nồng độ acetone cao có thể được tìm thấy trong hơi thở của bệnh nhân tiểu đường. Nồng độ này có thể lớn hơn 1.000 lần so với ở một người không mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, ngay cả ở nồng độ cao này cũng có rất ít phản ứng trên máy test loại pin nhiên liệu.
Cồn trong miệng sau khi uống
Video đang HOT
Sau khi tiêu thụ đồ uống có cồn, một số chất cồn nằm trong niêm mạc miệng. Điều này có thể phóng đại kết quả đo của bạn khiến chúng cao hơn nồng độ cồn trong máu thực tế. Vì thế, khi vừa uống rượu xong, bạn cần súc lại miệng và đợi sau 15 phút để đo lại lần 2.
Một số loại thực phẩm
Rượu được sử dụng trong nấu ăn, nó sẽ bị cháy nên tỷ lệ dương tính sẽ thấp. Khi rượu được thêm vào món tráng miệng, món ăn này cũng tương tự việc uống rượu. Bánh pizza, men có trong bột nhào có thể tạo ra rượu.
Rượu dễ hòa tan trong sản phẩm có nhâm sâm và cây rễ vàng (Rhodiola) nên các loại thực phẩm này thường chứa một lượng rượu nhất định.
Một số thức uống tăng lực chứa vitamin B cần rượu để dễ hòa tan. Nghiên cứu của Brian và cộng sự ở Mỹ thấy rằng 40,7% các loại đồ uống tăng lực cho kết quả dương tính và 88,9% cho thấy lượng rượu dao động từ 5-230 mg/dL. Vì thế, người uống bò húc với lượng lớn khi liên hoan kết quả vẫn có nồng độ cồn trong hơi thở, thậm chí là đo nồng độ cồn trong máu.
Quá trình lên men
Quả chín nồng độ cồn có thể đạt tới 4,5%, nhưng điều này là không thường xuyên và hiếm thấy.
Khi khí của một số loại thực phẩm (bao gồm một số loại pizza) được thải ra qua ợ hoặc trong quá trình trào ngược, chúng có thể gây ra nồng độ cồn thấp ở lần hà hơi đầu tiên và bằng 0 ngay sau đó. Điều này do lượng nhỏ của quá trình lên men thức ăn hoặc trào ngược trong dạ dày tạo ra rượu ở nồng độ thấp.
Thuốc lá
Đáng ngạc nhiên khi thuốc lá có thể gây ra dương tính giả dù sử dụng cảm biến bằng pin nhiên liệu.
Hydrogen chiếm 1% thành phần của khói thuốc lá. Hydrogen có thể bị oxy hóa ở điện cực platinum để tạo ra dòng điện. Dòng điện này nhỏ nhưng vẫn gây dương tính.
Cách khắc phục: Đo lại lần 2 sau khi hút thuốc 15 phút sẽ cho kết quả chính xác.
Công việc hoặc nơi làm việc của người bị kiểm tra
Những người làm việc trong môi trường có chất bay hơi như chất lỏng làm sạch, keo dán, chất kết dính tiếp xúc, sơn, sơn mài và các loại sơn phun khác có thể gây dương tính giả.
Khắc phục: Đo lại lần 2 sau 15 phút.
Nếu bạn không uống rượu, kết quả kiểm tra vẫn dương tính nên bình tĩnh chờ 15 phút để đo lại lần 2.
Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thức ăn hay đồ uống có rượu trong đó, bạn vẫn bị phạt theo nghị định mới.
Nếu bạn vừa sử dụng rượu vừa hút thuốc, vừa ăn uống những đồ chứa rượu, kết quả của bạn sẽ bị thổi phồng, bình tĩnh chờ 15 phút đo lại để mong giảm án phạt.
Theo Zing
Con viêm họng, bố mẹ cho dùng kháng sinh: Coi chừng hại trẻ
Thói quen dùng kháng sinh bừa bãi của các cha mẹ không những không mang lại hiệu quả điều trị mà còn gây nên tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ nhỏ.
Thay vì tìm hiểu rõ nguyên nhân hoặc đưa con đi khám để nhận được lời khuyên từ bác sĩ thì có nhiều bậc cha mẹ chỉ cần trẻ ho, viêm họng nhẹ cũng ngay lập tức cho con dùng kháng sinh. Theo các chuyên gia, đây là thói quen xấu, không những không mang lại hiệu quả mà còn hại cho sức khỏe của trẻ.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, hầu hết tình trạng viêm họng có đến 70 - 80% là do virus, tức là không được dùng kháng sinh, vì không có hiệu quả trong quá trình điều trị.
Lúc này, thay vì dùng kháng sinh, trẻ chỉ cần điều trị các triệu chứng. Nghĩa là sốt thì dùng hạ sốt, ho thì dùng thuốc ho, thuốc long đờm hoặc nghẹt, sổ mũi thì dùng nước muối biển, thuốc co mạch hay kháng histamin...
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.
"Cứ 10 trẻ bị viêm họng thì phải đến 8 trường hợp không cần dùng kháng sinh. Vậy nhưng nhiều cha mẹ không biết điều này. Thậm chí trên thế giới, các phác đồ điều trị viêm họng do virus cũng không sử dụng kháng sinh", bác sĩ Dũng nói.
Cũng theo bác sĩ Dũng, tác dụng của kháng sinh so với những thuốc điều trị triệu chứng khi viêm họng thấp hơn rất nhiều. Đó còn chưa kể đến việc dùng kháng sinh bừa bãi sẽ gây ra nguy cơ kháng thuốc kháng sinh, rất nguy hiểm. Do vậy, các bậc cha mẹ không nên vì thấy con ho, viêm họng không khỏi mà dùng kháng sinh ngay. Đây là thói quen vừa tốn kém lại vừa không mang lại lợi ích trong điều trị.
Chỉ dùng kháng sinh theo chỉ định bác sĩ
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, thông thường, nếu phát hiện trẻ có các triệu chứng do virus như: sụt sịt mũi, ho, tiêu chảy, viêm kết mạc... việc đầu tiên cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi con tại nhà, nếu không yên tâm có thể đưa đi khám. Đồng thời chỉ cần vệ sinh cho con bằng dung dịch nước muối biển, nước muối sinh lý hay nước nhỏ mắt.
Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo cân nặng. Khi trẻ ho nhiều nên đưa đi khám để được bác sĩ hướng dẫn sử dụng các loại thuốc sao cho phù hợp.
Thuốc kháng sinh không thể sử dụng bừa bãi.
Bác sĩ Dũng cho biết, thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Với trẻ em trong trường hợp ho, viêm họng, khi có xuất hiện sốt cao trên 38,5 độ C, đau đầu, đau bụng, sưng hạch ở cổ và xuất tiết ở họng, amidan, khả năng cao viêm họng do liên cầu tan huyết beta nhóm A, thì có thể sử dụng kháng sinh.
"Tuy nhiên, dùng loại nào và dùng ra sao đều do bác sĩ kê đơn và chỉ định. Việc làm này sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, vi khuẩn chết nhưng không thể đột biến, quan trọng nhất là giảm thiếu tình trạng kháng thuốc", bác sĩ Dũng nói.
Bác sĩ Dũng cũng khuyến cáo, hiện có nhiều phụ huynh chỉ cho con uống kháng sinh 2 - 3 ngày thì dừng khi thấy triệu chứng đã đỡ vì lo sợ kháng sinh gây hại. Tuy nhiên, đây lại là thói quen "mang họa", bởi lúc này vi khuẩn mới đang yếu dần đi nhưng chưa chết hẳn.
Nếu dừng uống thuốc, khả năng cao vi khuẩn sẽ không bị tiêu diệt, thậm chí còn có thể sống lại và có sức đề kháng với chính loại kháng sinh đang uống gây ra tình trạng kháng thuốc, rất nguy hiểm.
Theo VTC
Ba tháng tăng 14 kg, thân hình 6 múi nghi do uống sữa trộn corticoid Sau khi uống sữa ở phòng tập thể hình, nam thanh niên tăng cân, người trở nên lực lưỡng nhưng lại gặp tình trạng lông mọc rậm rạp khắp người, mặt đầy trứng cá. Bác sĩ Hoàng Văn Tâm, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội), cho hay gần đây bệnh viện thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân bị biến chứng do...