Thuốc lá điện tử có ít độc hại hơn thuốc lá thông thường?
Trong lúc các nhà quản lý đang đề xuất cấm thuốc lá điện tử tại Việt Nam và siết chặt quản lý thuốc lá làm nóng, thì giao dịch các sản phẩm này trên mạng vẫn tràn lan.
Chỉ cần tìm kiếm từ khóa “thuốc lá điện tử” hoặc “vape” trên Facebook, có thể thấy được một loạt các kết quả trong đó quảng cáo công khai các sản phẩm thuốc lá điện tử thượng vàng đến hạ cám.
Anh thông qua chiến lược quản lý chặt chẽ các sản phẩm thuốc lá điện tử
Các sản phẩm được rầm rộ quảng cáo về khả năng “siêu khói” cũng như kêu gọi mọi người bảo việc môi trường bằng cách từ bỏ thuốc lá điếu đốt cháy truyền thống và chuyển sang thuốc lá điện tử.
Các trang cộng đồng tạo ra cho “ dân chơi vape” cũng thu hút từ vài ngàn cho tới vài chục ngàn chia sẻ những tin tức, trao đổi mua bán về thuốc lá điện tử, gồm thiết bị, mùi, giá cả, hàm lượng nicotine… Tuy nhiên, có rất ít thông tin rõ ràng, thỏa đáng về nguồn gốc của tinh dầu và các thành phần quan trọng chứa trong đó có tác động trực tiếp đến sức khỏe người dùng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc lá điện tử vẫn chứa hàm lượng nicotine gây nghiện cùng với một số hợp chất khác gồm formaldehyde, benzene, acetaldehyde và vẫn có nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo cơ quan Y tế Công cộng Anh Quốc (Public Health England) thuộc Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh Quốc, thuốc lá điện tử giảm thiểu hàm lượng hóa chất độc hại.
Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa là thuốc lá điện tử vô hại và đặc biệt không dành cho giới trẻ cũng như những người chưa bao giờ hút thuốc hoặc đã cai thuốc thành công.
Tại Mỹ, thuốc lá điện tử lại được cho là nguyên nhân gây ra hơn 40 ca tử vong và hàng ngàn ca tổn thương phổi mà đến nay Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa ra công bố sơ bộ phần lớn là do người dùng tự bào chế trong đó sử dụng chất THC và Vitamin C acetate từ thị trường chợ đen đến từ Mexico và Trung Quốc.
Tại Việt Nam, vấn đề quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng cũng đang được đưa ra bàn thảo. Từ kinh nghiệm của thế giới, nên chăng cần có một phân tích toàn diện về mặt khoa học, thị trường, sức khỏe người dùng… trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Anh đang thông qua chiến lược quản lý chặt chẽ các sản phẩm thuốc lá điện tử, yêu cầu các nhà sản xuất cung cấp sở cứ khoa học chứng minh cam kết về hiệu quả giảm thiểu tác hại và chất lượng an toàn sử dụng, minh bạch hàm lượng nicotine và các chất gây hại, cảnh báo độc hại…
Hiện tại, Mỹ cũng đang bắt đầu nhìn nhận vào vấn đề này và yêu cầu các công ty sản xuất thuốc lá điện tử phải nộp hồ sơ cho FDA đến trước năm 2021 cũng như hạn chế cho ra thị trường các loại tinh dầu có mùi vị thu hút giới trẻ.
Hoàng Huy
Theo vietnamnet
Nguy hại từ sản phẩm thuốc lá thế hệ mới
Thời gian gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm: Thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nước (shisha) và thuốc lá làm nóng (HTPs), bán tràn lan trên thị trường, được quảng bá ít tác hại hơn thuốc lá truyền thống hay sản phẩm để hỗ trợ người hút thuốc cai nghiện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhà khoa học, thuốc lá thế hệ mới có nhiều tác hại như thuốc lá truyền thống.
Cửa hàng thuốc lá điện tử trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 3, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: THANH HOA
Anh Lê Văn Tiền, 52 tuổi, trú tại tổ 25, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết, anh đã hút thuốc lá thông thường được 30 năm. Do hút thuốc lá lâu năm sợ bỏ đột ngột mà không có phương pháp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thấy quảng cáo TLĐT trên mạng in-tơ-nét có thể cai được thuốc lá thông thường nên anh mua về sử dụng. Tuy nhiên, anh Tiền không bỏ được, mà lại còn nghiện TLĐT. Ban đầu, hút TLĐT cảm thấy nhạt miệng, không hôi, giá lại rẻ, có đủ các loại hương liệu nhưng vẫn có cảm giác thèm thuốc lá thông thường. Vì vậy, anh cố gắng hút TLĐT để bỏ thuốc lá thông thường. Cho nên hai năm qua anh vẫn hút TLĐT và bị ho về đêm. Lượng khói nhiều nên hay gây sặc, đôi khi bị tức ngực.
Theo bà Tan Yen Lian, Giám đốc thông tin và quản trị tri thức của Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông-Nam Á ( SEATCA): Các sản phẩm thuốc lá đều có hại, riêng thuốc lá thế hệ mới hoàn toàn không an toàn và hỗ trợ cai nghiện. Ngược lại, đã có bằng chứng khoa học cho thấy các sản phẩm này làm người dùng vừa nghiện thuốc lẫn nghiện nicotine, nguy hại hơn là biến đổi cấu trúc ADN. Cũng theo báo cáo gần đây nhất của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), ở Hoa Kỳ, gần đây có 1.604 ca tổn thương phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá thế hệ mới. 39 ca tử vong liên quan đến TLĐT, làm ảnh hưởng sức khỏe của ít nhất 2.051 người; hơn 2.600 ca ngộ độc; hơn 200 nguyên nhân phát nổ do sử dụng TLĐT tại Anh và Hoa Kỳ.
TLĐT sử dụng pin để làm nóng dung dịch, thành phần chính của dung dịch này là nicotine (chất gây nghiện mạnh), propylene glycol (khi được làm nóng có thể tạo thành chất propylene oxide - chất gây ung thư), glycerin (gốc thực vật, khi được đun nóng và hóa hơi tạo thành chất acrolein, có thể gây kích ứng đường hô hấp trên) và các chất tạo mùi hương. Theo đó, nicotine không phải là chất gây ung thư nhưng có tác động như chất tạo khối u dẫn đến hình thành bệnh ung thư và ảnh hưởng đến thần kinh. Ảnh hưởng của TLĐT có thể gây hậu quả khôn lường, như: Tăng nguy cơ nghiện nicotine với người đã hút và chưa bao giờ hút, tăng nguy cơ động kinh, các bệnh về răng miệng, gây ra chấn thương, gãy xương từ các vụ bỏng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thuốc lá thế hệ mới được bán tràn lan tại các cửa hàng, trên mạng in-tơ-nét với kiểu dáng phong phú, giá khoảng 650 nghìn đồng/bộ. Theo nhiều người hút thuốc, việc sử dụng TLĐT chỉ làm giảm việc hút thuốc chứ không khiến họ bỏ hẳn thuốc, nhiều trường hợp hút cả thuốc lá thông thường lẫn TLĐT.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, có hai nhóm sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, đó là TLĐT và HTPs. Hai nhóm này khác nhau, TLĐT chứa nicotine (không có lá thuốc), còn HTPs chứa lá thuốc và nicotine, có thể coi là sản phẩm thuốc lá. Ngoài ra, một giờ hút shisha so với một điếu thuốc thông thường số lượng hạt bụi mịn vào cơ thể tăng gấp 10 lần; số lượng formaildehyde gấp 27 lần, khối lượng chì gấp 80 lần Shisha ảnh hưởng tới sức khỏe, như: Ngộ độc carbon monoxide, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm từ ngậm chung ống hút. Còn HTPs được xay từ lá thuốc nguyên liệu, có sự phối trộn với lượng kim loại thiếc và sử dụng thiết bị làm nóng đốt cháy lá thuốc. Lượng nicotine ở HTPs vào cơ thể cũng không khác gì so với thuốc lá truyền thống, chỉ khác nhau ở độ nóng.
Theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Y tế), bộ đang xem xét đề xuất với Chính phủ cấm hoàn toàn việc sử dụng TLĐT và shisha. Riêng HTPs sẽ dán mác sản phẩm như thuốc lá thông thường. Trên thế giới đã có 42 quốc gia cấm TLĐT; 56 quốc gia cho phép bán TLĐT nhưng có các quy định, hạn chế về việc bán; 30 quốc gia quy định hàm lượng nicotine (hay các hàm lượng chất khác).
Để hạn chế hút thuốc lá thế hệ mới và các loại thuốc lá truyền thống, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cộng đồng hiểu rõ về tác hại của thuốc lá nói chung và TLĐT nói riêng. Vì vậy, cần sớm có biện pháp chấn chỉnh, siết chặt quản lý đối với các trường hợp quảng cáo thiếu trung thực, gây hiểu lầm cho người dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
NINH CƠ
Theo nhandan
Thuốc lá điện tử: "Bệnh dịch" mới đáng báo động Một người cha của 3 đứa con đang hôn mê vì biến chứng từ thuốc lá điện tử, ca bệnh khiến dư luận tại Mỹ hoang mang. Những năm gần đây, bệnh dịch mới mang tên thuốc lá điện tử không chỉ là nỗi lo của mỗi nước Mỹ. Mấy tuần trước CDC - Trung tâm Kiểm soát - Phòng ngừa Dịch bệnh...