Thuốc kỵ tắm nóng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tác động của thuốc lên cơ thể, chẳng hạn uống thuốc khi đói, khi no, vào buổi sáng hay tối…
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tác động của thuốc lên cơ thể, chẳng hạn uống thuốc khi đói, khi no, vào buổi sáng hay tối…
Tuy nhiên, có nhiều loại dược phẩm mà khi dùng nó, người sử dụng không được tắm nước quá nóng hoặc ngâm mình quá lâu trong bồn nước nóng.
Đó là các loại dược phẩm có tác dụng kháng đông máu, làm loãng máu dùng cho các bệnh nhân tim mạch hoặc mắc phải các rối loạn về sự đông máu. Các thuốc kháng đông làm cho cơ thể rất nhạy cảm với nhiệt độ cao có thể bị ói mửa hay xây xẩm. Một số bệnh nhân sử dụng các thuốc trị huyết áp cao cũng không nên sử dụng nước quá nóng, một số dược phẩm có tác dụng phụ gây hoa mắt, chóng mặt hay buồn ngủ cũng không được ngâm mình trong bồn nước nóng.
Video đang HOT
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tác động của thuốc lên cơ thể, chẳng hạn uống thuốc khi đói, khi no, vào buổi sáng hay tối… (Ảnh minh họa)
Riêng loại thuốc dán trên da thì càng hết sức cẩn trọng. Những dược phẩm dán trên da sẽ làm dược phẩm hấp thu vào cơ thể nhanh chóng hơn khi ở nhiệt độ cao. Khi tắm nước quá nóng, các mạch máu giãn nở làm tăng lưu lượng máu, khiến thuốc thâm nhập hệ tuần hoàn máu ồ ạt hơn. Những thuốc dán có tác dụng giảm đau như fentanyl, oxycodone, buprenorphine sẽ rất nguy hiểm nếu người sử dụng đi ngoài nắng nóng hoặc tắm bằng nước nóng, ngâm mình trong bồn tắm nước nóng. Mộtphụ nữ ở Anh đã tử vong vì sử dụng miếng dán có chứa fentanyl và tắm trong bồn nước nóng, lý do là chất fentanyl quá nhiều trong máu làm cho tim người phụ nữ này ngưng hoạt động!
Theo VNE
Khoai sọ cũng là vị thuốc
Theo y học cổ truyền, củ khoai sọ có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, có tác dụng ích khí bổ thận, điều hòa nội tạng, bổ hư tổn, trừ đàm tiêu thũng.
Khoai sọ là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như: tinh bột, protid, lipid, galactose, Ca, P, F; các vitamin A, B, C và nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể. Những món ăn từ khoai sọ còn có tác dụng chữa bệnh.
Theo y học cổ truyền, củ khoai sọ có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, có tác dụng ích khí bổ thận, điều hòa nội tạng, bổ hư tổn, trừ đàm tiêu thũng. Thường dùng để chữa suy nhược cơ thể, hư lao yếu sức, kém ăn, mất ngủ,...
Canh khoai sọ rất tốt cho người bị suy nhược, yếu sức, kém ăn...
Một số món ăn chữa bệnh từ khoai sọ:
- Xương lợn hầm khoai sọ: Khoai sọ 60g, xương cẳng hoặc xương sống lợn 100g. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm muối, nước, gia vị. Đun nhỏ lửa trong 2 giờ, ăn ngày 2 lần, có tác dụng khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân.
- Cháo khoai sọ, củ mài: Khoai sọ 200g, sơn dược (củ mài) 50g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hóa), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát.
- Canh khoai sọ thịt lợn: Khoai sọ 100g, thịt lợn nạc 50g nấu canh ăn trong các bữa cơm. Tác dụng bổ âm, chống khô khát, ích khí, nuôi dưỡng dạ dày, chống mệt mỏi. Có thể dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi bị bệnh.
- Chè khoai sọ táo tàu: Khoai sọ 250g (gọt vỏ thái thành miếng nhỏ), táo tàu 50g, đường đỏ 50g, nấu nhỏ lửa thành món chè, chia 3 - 4 lần ăn trong ngày. Dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi ốm dậy.
- Canh cua khoai sọ rau rút: Cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng rửa sạch, bỏ yếm và mai, giữ lại gạch cua, giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; Khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn: Rau rút nhặt lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Dùng món ăn này rất tốt cho người tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ.
- Canh khoai sọ đậu ngự: Khoai sọ 300g, đậu ngự 100g, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, ngâm với nước muối cho sạch nhớt. Đậu ngự rửa sạch, ngâm nước cho mềm, luộc qua. Làm nóng chảo dầu, cho khoai sọ vào xào qua rồi cho nước vào nấu khoảng 10 phút. Cho tiếp đậu ngự vào hầm. Khi đậu và khoai nhừ, thêm gia vị, ăn nóng. Ăn thường xuyên món này rất tốt cho não và cải thiện chứng suy nhược trí nhớ, thích hợp với người bệnh suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, người mới ốm dậy.
Theo VNE
Ảnh hưởng của thuốc giảm đau tới thai nhi Acetaminophe - loại thuốc được coi là khá an toàn cho việc giảm đau, giảm sốt trong thời kỳ mang thai lại có thể không hoàn toàn vô hại với thai nhi. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại ĐH California Los Angeles được tiến hành trên 64.000 trẻ em và phụ nữ thường xuyên sử dụng acetaminophen trong thai...