Thuốc không rõ nguồn gốc trong cơ sở Spa hoạt động “chui”
Kiểm tra đột xuất cơ sở thẩm mỹ Hồng Minkon cơ quan chức năng phát hiện nhiều loại thuốc, thiết bị y tế không rõ nguồn gốc. Cơ sở đã bị ngưng hoạt động vì không xuất trình được giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Theo thông tin từ Thanh tra Sở Y tế TPHCM, sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân, ngày 14/5 đơn vị này đã phối hợp cùng Phòng An ninh Chính trị Nội bộ – Công an TPHCM (PA83), Phòng Y tế quận 7, Ủy ban Nhân dân và Công an phường Tân Thuận, quận 7 tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở thẩm mỹ tại địa chỉ 88/39 Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận, quận 7.
Tình trạng sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc trong cơ sở thẩm mỹ liên tiếp bị phát hiện
Tại thời điểm thanh tra, cơ sở có biển hiệu SPA Hồng Minkon chưa xuất trình được giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động. Quá trình kiểm tra phát hiện cơ sở đang lưu trữ một số loại thuốc, dụng cụ y tế không rõ nguồn gốc, chưa xuất trình được hóa đơn.
Đoàn kiểm tra ghi nhận tại cơ sở có danh thiếp “Hồng Minkon SPA & ACADEMY” quảng cáo thực hiện các dịch vụ: tiêm filler, botox, truyền trắng, giảm mỡ toàn thân…
Trước thực tế trên, đoàn thanh tra liên ngành đã niêm phong, tạm giữ (2 thùng thuốc) làm căn cứ xử lý sau kiểm tra. Thanh tra yêu cầu cơ sở ngưng ngay việc thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ, các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực y tế cho đến khi có hồ sơ pháp lý theo quy định. Sai phạm tại cơ sở thẩm mỹ trên đang được tiếp tục mở rộng điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến lĩnh vực thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực y tế, ngày 15/5 thông tin từ Thanh tra Sở Y tế cho biết, UBND thành phố vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Minh Đạt, người mở dịch vụ thẩm mỹ “chui” trong chung cư Ngọc Khánh (phường 1, quận 5 đã được Dân trí phản ánh).
Với hành vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không có giấy phép hoạt động; hành nghề không có chứng chỉ hành nghề; bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc không được phép lưu hành ông Nguyễn Minh Đạt bị thành phố xử phạt vi phạm hành chính 140 triệu đồng.
Video đang HOT
Một cá nhân khác là bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (1242 Nguyễn Duy Trinh, phường Long Trường, quận 9) cũng bị UBND thành phố ra quyết định xử phạt 95 triệu đồng vì cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không có giấy phép hoạt động; hành nghề không có chứng chỉ.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Khi nào tay run mới là cảnh báo bệnh tật?
Đôi khi tay run khi pha nước hoặc cố giữ một thứ gì đó ổn định khiến bạn cảm thấy hoài nghi về bệnh tật mình đang mắc phải.
Shutterstock
Nếu bạn đang rơi vào tình huống này, thì dưới đây là thông tin hữu ích, theo Medical News Today.
Sự run rẩy hoặc run rẩy không kềm được gọi là những cơn run. Triệu chứng run tay trong các hoạt động tinh vi được coi là khá phổ biến.
Một số cơn run trong quá trình vận động là điều bình thường đối với tất cả mọi người, theo trang web của Hiệp hội Bác sĩ Đại học Washington (Mỹ).
Sự run rẩy hiện diện trong mọi người được gọi là run động sinh lý, thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố về lối sống.
Các yếu tố đó là gì? Và điều gì sẽ xảy ra nếu các cơn run rẩy vẫn tồn tại ngay cả khi các yếu tố này đã được kiểm soát?
Mệt mỏi
Bạn không nghỉ ngơi ban đêm? Mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc giảm chất lượng nghỉ ngơi cũng có thể là những lý do khiến tay run.
Nước có chất cồn và caffeine
Uống quá nhiều rượu hoặc tiêu thụ trên 300 mg caffein cũng có thể là nguyên nhân gây run tay.
Căng thẳng
Những căng thẳng tổng quát và các tình huống gây lo lắng có thể gây ra cơn run về sinh lý.
Thuốc
Dùng thuốc như amphetamine, hoóc môn tuyến giáp, lithium, thuốc chống trầm cảm... cũng có thể gây ra cơn run.
Nhưng nếu các cơn run tiếp tục ngay cả khi đã giảm căng thẳng, nó có thể là biểu hiện của run rẩy thiết yếu, là hội chứng run động phổ biến nhất ở người lớn, thường xảy ra sau tuổi 50.
Tiến sĩ Lauren Schrock, nhà thần kinh học thuộc Đại học Utah, nói: "Nếu bạn đang nghỉ ngơi và không làm gì cả, bàn tay bạn vẫn run trong khi đang cố gắng làm một cái gì đó bằng tay, chẳng hạn như viết hay thậm chí cầm tách cà phê".
Cơn run thế nào gọi là nguy hiểm?
Các chuyên gia đã xác định nó như là kiểu rối loạn thần kinh vĩnh viễn ảnh hưởng đến khoảng 1/25 người. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi và trầm trọng hơn theo tuổi tác. Sự run rẩy xảy ra không thường xuyên và không ảnh hưởng gì ngoài sự chuyển động và giọng nói. Các triệu chứng bao gồm từ nhẹ hoặc trung bình, do đó các cơn run cơ bản không được coi là nguy hiểm đến tính mạng hoặc nguy hiểm. Những bệnh nhân lớn tuổi có thể cảm thấy khó ăn, viết, trang điểm, cạo râu...
Chẩn đoán bệnh này rất quan trọng để loại trừ bệnh Parkinson, đây là một nguyên nhân hiếm gặp nhưng trầm trọng nhất.
Hầu hết những người lần đầu tiên nhận thấy tay run đều lo lắng về bệnh Parkinson. Những dấu hiệu nào cho thấy ai đó có thể bị Parkinson?
Đối với những người có thể bị Parkinson, run nặng hơn khi bàn tay nghỉ ngơi, không hoạt động, không giống như một cơn run rẩy thường thấy.
Tiến sĩ Gathline Etienne, nhà thần kinh học tại Piedmont Healthcare ở Georgia, giải thích: "Một dấu hiệu khác cần chú ý, tay run với bệnh Parkinson còn có thay đổi kiểu nói và biểu hiện trên khuôn mặt. Giọng nói có thể mềm hoặc khàn, trong khi khuôn mặt có thể xuất hiện "xụ xuống" do các cơ mặt nhỏ không thể di chuyển được. Hơn nữa, bạn có thể bị mất cảm nhận mùi và khó viết tay".
Theo thanhnien.vn
6 điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành để cơ thể luôn khỏe mạnh Sữa đậu nành là thực phẩm giàu protein, tuy nhiên có một số lưu ý cần tránh khi uống sữa đậu nành mà bạn nên để tâm để tránh gây hại cho cơ thể. 1. Không chế biến chung sữa đậu nành với trứng Một quan niệm sai lầm rằng đánh chung sữa đậu nành với trứng có thể tăng cường dinh dưỡng,...