Thuốc hết hạn có uống được không?
Bên cạnh các thuốc ngắn hạn sử dụng, nhiều loại thuốc có thể dùng lâu hơn so với ngày in trên bao bì.
Từ năm 1979, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã yêu cầu các công ty dược phẩm ghi ngày hết hạn vào các loại thuốc kê toa và thuốc không kê đơn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa thuốc của bạn sẽ bị hỏng theo cách tương tự như một hộp sữa đã hết hạn. Ngày bạn thấy được in trên chai thuốc là ngày mà nhà sản xuất thuốc đảm bảo an toàn và hiệu lực của thuốc. Tuy nhiên, thuốc thực sự an toàn và hiệu quả trong bao lâu vẫn đang là vấn đề gây tranh luận.
Bên cạnh một số loại thuốc hạn sử dụng ngắn như insulin, kháng sinh dạng lỏng, nhiều loại thuốc có thể hạn sử dụng lâu hơn nhiều so với ngày in trên bao bì của chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều đó. Các trung tâm kiểm soát chất độc thỉnh thoảng nhận được cuộc gọi nhờ tư vấn từ những người vô tình uống thuốc hết hạn.
Theo Lee Cantrell, giám đốc Phân khu San Diego của Hệ thống Kiểm soát Ngộ độc California, chưa thấy tài liệu nào nói về thuốc hết hạn gây ra bất kỳ vấn đề nào ở người.
“Hiệu quả của thuốc có thể suy giảm theo thời gian, nhưng có rất ít nghiên cứu về vấn đề này”, ông nói.
Một số loại thuốc hết hạn vẫn có thể sử dụng mà không nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh: Live Science
Video đang HOT
Vài năm trước, Cantrell đã có một cơ hội hiếm có để kiểm tra một số loại thuốc cũ bao gồm thuốc kháng histamine, thuốc giảm đau và thuốc giảm cân được tìm thấy ở phía sau của một hiệu thuốc. “Chúng tôi thấy rằng những loại thuốc đó, một số trong số chúng hết hạn ít nhất 40 năm, vẫn giữ được tác dụng đầy đủ”, Cantrell nói.
Nghiên cứu đó đã được công bố trên JAMA Internal Medicine vào năm 2012. Năm 2017 Cantrell công bố một nghiên cứu khác cho thấy EpiPens, thuốc tiêm tự động đắt tiền được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng, vẫn còn 84% hiệu lực sau hơn bốn năm kể từ ngày hết hạn. Do đó, trong trường hợp khẩn cấp, có thể dùng EpiPen đã hết hạn như một phương án tạm thời. Mỹ còn có một kho dự trữ các loại thuốc có thể cần thiết trong trường hợp khẩn cấp như tấn công khủng bố hoặc bùng phát dịch bệnh.
Năm 1986, FDA và Bộ Quốc phòng Mỹ đã bắt đầu Chương trình Gia hạn Thời hạn sử dụng (SLEP) để tiết kiệm chi phí thay thế thuốc đã hết hạn trong kho dự trữ này. Một nghiên cứu của SLEP năm 2006 đã thử nghiệm 122 loại thuốc khác nhau được bảo quản trong điều kiện lý tưởng. Kết quả là ngày hết hạn của phần lớn các loại thuốc trong kho dự trữ đều có thể kéo dài thêm trung bình khoảng 4 năm. Năm 2016, chương trình này đã giúp tiết kiệm 2,1 tỷ đô la.
Tuy nhiên, FDA vẫn cảnh báo người tiêu dùng không nên dùng thuốc hết hạn vì một số loại thuốc hết hạn có nguy cơ phát triển vi khuẩn dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn và kháng kháng sinh.
Theo Live Science
Nhiều thuốc và vắc xin trong nước sản xuất đạt chuẩn WHO
Cục Quản lý dược cho biết, đến ngày 18.12.2018, đã có hơn 200 công ty dược phẩm trong nước đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc (GMP) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Đa dạng bào chế
Theo đánh giá của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), các sản phẩm thuốc được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP WHO thuộc các nhóm thuốc thiết yếu và chuyên khoa như: kháng sinh, điều trị tim mạch, ung thư, đái tháo đường, nhãn khoa, giảm đau hạ sốt. Các thành phẩm có dạng bào chế phong phú: thuốc mỡ, thuốc tiêm, viên nén, viên bao phim, viên bao đường, viên nang cứng, thuốc bột, thuốc cốm; sirô, dung dịch thuốc uống, cao lỏng, viên kẹo ngậm, thuốc kem, gel, thuốc mỡ, dung dịch dùng ngoài, cồn thuốc dùng ngoài, thuốc bột, thuốc bột pha hỗn dịch uống, thuốc cốm, thuốc cốm pha hỗn dịch uống, viên nén sủi bọt, thuốc bột sủi bọt, thuốc cốm sủi bọt. Không chỉ với tân dược, nhiều thuốc sản từ dược liệu được sản xuất theo tiêu chuẩn ngặt nghèo này.
Trong số các đơn vị được thẩm định dây truyền, nhà máy sản xuất dược đạt GMP WHO có các công ty như: Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm, Công ty cổ phần Dược Trung ương Mediplantex, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang - Chi nhánh nhà máy dược phẩm DHG tại Hậu Giang, Công ty cổ phần Dược Danapha, Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh (HADIPHAR), Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Hải Dương, Công ty TNHH Thiên Dược; Công ty cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn...
Hàng triệu trẻ được bảo vệ nhờ vắc xin nội
Cục Quản lý dược cũng cho biết, cùng với thuốc điều trị, nhiều đơn vị trong nước đã sản xuất vắc xin phòng bệnh cũng đạt chuẩn GMP WHO. Các vắc xin được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành là thành quả của các công trình và nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật sản xuất vắc xin theo quy trình công nghệ mới nhất từ các nước có nền công nghiệp dược tiên tiến. Việc các đơn vị trong nước nghiên cứu, sản xuất thành công các vắc xin giúp phòng hiệu quả các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch.
Trong đó, Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm Y tế (POLYVAC) sản xuất vắc xin Rota uống, sống, giảm độc; vắc xin sởi, vắc xin rubella và vắc xin sởi-rubella phối hợp; Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván, vắc xin uốn ván hấp phụ, vắc xin phòng lao; huyết thanh tinh chế từ máu ngựa: huyết thanh kháng dại, huyết thanh kháng uốn ván, huyết thanh kháng nọc rắn; vắc xin cúm bất hoạt; Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH): dây chuyền vắc xin viêm não Nhật Bản, vắc xin viêm gan A tinh khiết bất hoạt, vắc xin viêm gan B tái tổ hợp, vắc xin tả uống; Công ty TNHH MTV vắc xin Pasteur Đà Lạt (DAVAC): Dây chuyền vắc xin thương hàn vi; Dây chuyền đóng lọ thành phẩm vắc xin và sinh phẩm y tế.
Theo Cục Quản lý dược, hiện tại đã có hơn 10 loại vắc xin trong nước sản xuất cung cấp cho chương trình tiêm chủng quốc gia, tiêm miễn phí cho trẻ trong tiêm chủng mở rộng, mỗi năm hàng triệu trẻ em Việt Nam được bảo vệ trước các bệnh dịch nguy hiểm với hàng chục triệu mũi tiêm an toàn.
Tiêu chuẩn khắt khe
Theo chuyên gia thẩm định GMP của Cục Quản lý dược, GMP (Thực hành sản xuất tốt) là một phần của đảm bảo chất lượng, giúp đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất một cách đồng nhất và được kiểm soát theo đúng các tiêu chuẩn phù hợp với mục đích sử dụng, đúng các quy định của giấy phép lưu hành.
Thực hành sản xuất tốt (GMP) bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, về điều kiện sản xuất; áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm..., nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn. GMP WHO có các tiêu chí khắt khe về các yếu tố quan trọng: con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thao tác, môi trường ở tất cả các khu vực của quá trình sản xuất, kể cả vấn đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng. Nhà xưởng và trang thiết bị: khu vực nhà xưởng, khu vực chế biến, thiết bị và dụng cụ, hệ thống an toàn trong trường hợp khẩn cấp; bảo quản hóa chất nguy hại; kiểm soát quá trình chế biến; kiểm soát về con người: yêu cầu về sức khỏe, cách ly nguồn lây nhiễm; vận chuyển và bảo quản thành phẩm...
Theo thanhnien
4 thực phẩm ví như nguồn 'insulin tự nhiên', Việt Nam rất nhiều và rẻ Insulin được dùng để điều trị bệnh tiểu đường, giúp cân bằng lượng đường trong máu và duy trì ở mức bình thường. Insulin là một loại kích thích tố do tuyến tụy tiết ra có tác dụng thúc đẩy quá trình sử dụng và oxy hóa đường glucose trong cơ thể. Khi lượng Insulin tiết ra bị giảm sẽ khiến đường huyết...