Thuốc giảm đau: Không phải cứ đau là dùng
Thuốc giảm đau là loại thuốc không cần kê đơn nhưng không có nghĩa là có thể uống bừa.
Đi làm về mệt mỏi, đau đầu, anh Nguyễn Lê (Bắc Ninh) lấy thuốc giảm đau paracetamol ra uống cùng với lon bia. Đây là thói quen của không ít mày râu khi uống thuốc. Tuy nhiên, rượu sẽ làm tăng các dụng của các men, khiến thuốc bị biến đổi thành chất độc có hại cho gan.
Thuốc giảm đau là loại thuốc không cần kê đơn và luôn có mặt trong tất cả các tủ thuốc gia đình, thậm chí, trong túi xách của nhiều người. Giảm đau được sử dụng đối với nhiều loại bệnh tật, phổ biến là đau đầu, đau răng… Tuy nhiên, không phải không cần kê đơn là người bệnh có thể dùng tùy thích. Dưới đây là những sai lầm cần tránh của người dân khi sử dụng thuốc giảm đau:
1. Không trao đổi với dược sĩ
Thuốc giảm đau không kê đơn nên nhiều người sử dụng theo thói quen, theo sự mách nước của bạn bè mà không hề đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc trao đổi với dược sĩ để biết các tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, người Việt còn có thói quen tai hại là mua “1 liều” thuốc và sử dụng ngay tức khắc. Do đó, họ hoàn toàn không có cơ hội đọc được các tờ hướng dẫn sử dụng có trong các hộp thuốc.
Thuốc giảm đau có rất nhiều tác dụng phụ, chống chỉ định với nhiều loại bệnh. Vì thế, trước khi dùng một loại thuốc giảm đau nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, hoặc dược sĩ về liều dùng, cách dùng và các tác dụng phụ của chúng.
2. Uống cấp tập, quá liều
Không ít người sau khi dùng 1 liều giảm đau thì không đỡ lại “bồi thêm” liều nữa. Điều này khá nguy hiểm vì thuốc giảm đau có không ít tác dụng phụ như viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa, tổn thương gan, thận…. Bạn có thể không giảm đau được mà nhanh chóng bị đưa đi cấp cứu. Tai hại hơn, một số thuốc giảm đau mà bác sĩ kê cho các bệnh nhân bị bệnh mãn tính còn có khả năng gây nghiện. Người sử dụng sẽ phải sống lệ thuộc vào thuốc với liều lượng ngày càng tăng cao.
Nếu như bạn đau đầu mà dùng thuốc giảm đau không đỡ, bạn có thể thử các biện pháp thư giãn, giảm stress khác. Còn nếu thực sự quá đau, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng triệu chứng, đúng bệnh.
3. Dùng thuốc với rượu, bia
Không chỉ thuốc giảm đau mà tất cả các loại thuốc đều được khuyến cáo không dùng chung cùng với rượu bia. Tuy nhiên, thuốc giảm đau không kê đơn nên khá nhiều người chủ quan và quên mất khuyến cáo này.
Video đang HOT
Thuốc giảm đau không thể uống bừa (Ảnh minh họa)
Căng thẳng, mệt mỏi, cáu kỉnh, đau đầu, đàn ông thường giảm stress bằng bia hoặc rượu, sau đó bồi thêm thuốc giảm đau. Tuy nhiên, khi dùng thuốc giảm đau với rượu lại thường tăng cảm giác đau. Cộng thêm, rượu sẽ làm “biến chất” thuốc và làm tăng các tác dụng phụ, đặc biệt có hại cho gan.
4. Uống thuốc khi lái xe
Thuốc giảm đau thường có gây buồn ngủ, vì thế, dùng thuốc trong lúc lái xe rất nguy hiểm. Nếu bạn đau đầu mà cần phải đi ra ngoài thì nên dừng lại một chút, dùng thuốc giảm đau và đợi một lúc, nếu không buồn ngủ thì hãy lên đường. Một chút vội vàng có thể khiến bạn gánh chịu hậu quả xấu cả đời.
5. Dùng thuốc quá hạn
Thuốc giảm đau được dùng phổ biến trong gia đình, nên nhiều người hay tích trữ thuốc giảm đau. Điều này dẫn đến các loại thuốc giảm đau lưu cữu trong thời gian dài và lẫn lộn giữa các loại cũ, mới. Đồng thời, do sử dụng theo vỉ, nên người dùng có thể làm rách, làm mất các ghi chú về hạn sử dụng. Vì thế, người dùng phải các loại thuốc giảm đau quá hạn, bị mốc, ẩm. Điều này khiến các thành phần trong thuốc bị biến đổi, mất tác dụng, thậm chí trở thành độc tố.
Hãy đảm bảo “thanh lọc” tủ thuốc của bạn theo định kỳ 1-2 tháng một lần, vứt các loại thuốc quá hạn, rách, ẩm. Khi uống hãy xem thời hạn sử dụng của thuốc.
Theo VNE
Sai lầm thường gặp khi dùng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau, nhưng nếu sử dụng thuốc không đúng cách thì bạn lại chuốc thêm nhiều đau đớn. Dưới đây là một số sai lầm khi dùng thuốc giảm đau mà các chuyên gia của Hiệp hội Dược sĩ Mỹ đã chỉ ra, những sai lầm này cũng rất thường gặp ở Việt Nam chúng ta.
Thói quen tiết kiệm không đúng cách như tích trữ thuốc hết hạn, chia sẻ đơn thuốc với người khác...là những sai lầm thường gặp trong sử dụng thuốc giảm đau. Uống thuốc giảm đau cần theo chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều chỉ định.
Nếu 1 là tốt, 2 có lẽ tốt hơn
Thuốc giảm đau phải sử dụng đúng liều lượng. Tâm lý càng nhiều càng tốt khi sử dụng thuốc là một quan niệm rấ sai lầm. Nhiều người khi dùng thuốc viên đầu tiên để giảm đau nhưng chưa dứt cơn đau liền uống thêm một viên nữa. Dùng thuốc như vậy rất dễ đưa bạn đi thẳng đến phòng cấp cứu.
Thông thường khi bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau cho bạn, họ đã phải cân nhắc về lợi ích và tác hại để đưa ra liều cho tác dụng tốt nhất với tác dụng phụ ít nhất. Việc tăng gấp đôi hoặc gấp ba liều lượng sẽ không làm tăng tác dụng điều trị mà ngược lại nó có thể làm tăng tác dụng phụ có hại.
Trường hợp dùng cùng lúc nhiều loại thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen và naproxen...,cũng làm gia tăng các tác dụng phụ có hại mà bạn có thể gặp phải.
Khi uống thuốc giảm đau đúng chỉ dẫn về liều lượng mà sau một thời gian nó vẫn không kiểm soát cơn đau, tuyệt đối không được tăng liều gấp đôi hoặc dùng thêm thuốc khác, mà cần gặp bác sĩ để bác sĩ có thể thay đổi phương thức điều trị cho bạn.
Quá liều do dùng thuốc cùng hoạt chất
Nhiều người thường dùng thuốc giảm đau OTC và thậm chí cả thuốc giảm đau theo đơn mà không đọc nhãn và thành phần của thuốc. Có nghĩa là họ thường không biết được loại thuốc họ đang dùng. Điều đó không bao giờ là một ý tưởng tốt, vì có thể bạn sẽ dùng các thuốc có cùng thành phần và gây nên tình trạng quá liều.
Uống thuốc giảm đau cùng với rượu, bia
Sai lầm này thường gặp ở cánh mày râu. Khi sẵn có hơi men trong người, mọi quyết định thường không chính xác. Có người đang say rượu và bị đau đầu nên đã tìm lấy thuốc giảm đau uống với hy vọng xóa bỏ được cơn đau. Nhưng bạn cần nhớ rằng, sử dụng kết hợp thuốc giảm đau và rượu sẽ làm tăng tác hại lên gan, vì bản thân rượu và thuốc giảm đau riêng rẽ đều là những thứ không tốt cho gan.
Đó là lý do tại sao nhiều loại thuốc được gán nhãn "no alcohol" (không dùng đồ uống có cồn). Nhãn này được ký hiệu bởi một cái ly rượu, xung quanh là ký hiệu "không" mang tính quốc tế với vòng tròn và dấu gạch chéo. Ký hiệu này được áp dụng cho cả rượu và bia.
Tương tác thuốc
Trước khi dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào, bạn hãy nghĩ xem mình có đang dùng một loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng nào khác hay không. Một vài loại thuốc và thực phẩm chức năng này có thể tương tác với thuốc giảm đau hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
Ví dụ, aspirin có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc tiểu đường non-insulin; codeine và oxycodone có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống trầm cảm.
Uống thuốc khi lái xe
Thuốc giảm đau có thể làm cho bạn buồn ngủ và gây nguy hiểm khi lái xe. Nhưng không phải ai cũng có phản ứng giống nhau với các loại thuốc. Vì vậy các chuyên gia khuyên bạn nên thử trước loại thuốc đó ở nhà để xem nó có gây cho bạn cảm giác buồn ngủ hay không.
Chia sẻ đơn thuốc với người khác
Đây là điều rất phổ biến ở Việt Nam và thậm chí là cả ở những nước phát triển. Điều này rất nguy hiểm cho người được chia sẻ vì có thể gây ra cho họ tình trạng dị ứng, tương tác thuốc hoặc quá liều.
Không trao đổi với dược sĩ
Các quảng cáo giới thiệu thuốc đều khuyến cáo "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng", nhưng quả thật không phải dễ dàng để đọc và hiểu được các hướng dẫn đó. Bởi vậy, bạn nên đề nghị với dược sĩ hoặc người bán thuốc hướng dẫn bạn cặn kẽ cách dùng thuốc và các nguy cơ ngay tại cửa hàng.
Tích trữ thuốc hết hạn
Dùng thuốc quá hạn sẽ không còn tác dụng chữa bệnh, thậm chí bạn còn có thể bị ngộ độc do các sản phẩm phân hủy của thuốc. Thuốc trong hạn sử dụng nếu không được bảo quản đúng cách cũng không nên dùng.
Bẻ viên thuốc không được bẻ
Viên thuốc thực sự là những cái máy nhỏ để vận chuyển thuốc. Chúng sẽ không còn hữu dụng khi chúng bị bẻ ra theo cách không được phép. Cần lưu ý, chỉ những viên thuốc có khía rãnh mới được phép bẻ ra, còn tất cả các thuốc không có rãnh đều không được bẻ.
Theo PNO
Anh: Cảnh báo nguy cơ đột quỵ từ thuốc giảm đau viên sủi Hàng triệu người Anh đang dùng các loại thuốc như aspirin hoà tan, paracetamol và vitamin C găp nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong cao hơn do hàm lượng muối cao, các nhà nghiên cứu cảnh báo. Hàng triệu người Anh đang dùng các loại thuốc như aspirin hoà tan, paracetamol và vitamin C găp nguy cơ đau tim, đột...