Thuốc giả tung hoành thời Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo lượng thuốc giả liên quan đến nCoV ngày càng tăng tại các nước đang phát triển.
Nhiều loại thuốc giả được bán ở châu Phi khi nỗi lo sợ dẫn đến nhu cầu thuốc tăng cao. Một lượng lớn chloroquine giả đang được lưu hành ở Congo và Cameroon. WHO cũng cho biết tìm thấy thuốc chloroquine giả ở Niger.
1.000 viên chloroquine chữa sốt rét giá 40 USD, nhưng các cửa hàng thuốc ở Congo nay bán chúng với giá 250 USD. Đặc biệt từ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói chloroquine/ hydroxychloroquine có khả năng chữa trị Covid-19, giá thuốc này tăng vùn vụt mặc dù chưa có nghiên cứu chính thức nào chứng minh hiệu quả.
Loại thuốc giả ghi trên nhãn hiệu là được sản xuất ở Bỉ bởi công ty Brown and Burk Pharmaceutical. Tuy nhiên công ty này có trụ sở tại Anh, thông báo không hề sản xuất choloroquine và chắc chắn đó là thuốc giả.
WHO cho biết dùng các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
Thuốc chống sốt rét giả chloroquine được phát hiện ở Congo. Ảnh: BBC.
Trên thế giới, người dân có xu hướng dự trữ các loại thuốc cơ bản được cho là tiềm năng trong trị cúm, chống virus. Tuy nhiên, hai nhà cung cấp vật tư y tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ bị phong tỏa nên lượng sản xuất giảm.
“Khi cung không thể đáp ứng cầu, sẽ là điều kiện cho những loại thuốc kém chất lượng hoặc thuốc giả chen chân vào khoảng trống đó”, bà Pernette Bourdillion Esteve, phụ trách xử lý thuốc giả, chuyên gia phân tích từ Hệ thống Giám sát Toàn cầu thuộc WHO, nhận định.
Video đang HOT
Theo WHO, thuốc giả bao gồm các loại thuốc có thể bị nhiễm độc, sai thành phần hoặc thành phần không có hoạt tính hoặc hết giá trị sử dụng. Thị trường này ước tính lên đến hơn 30 tỷ USD, thường ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Tháng trước, khi WHO công bố Covid-19 là đại dịch, chiến dịch Pangea do Interpol điều phối nhằm chống tội phạm dược phẩm toàn cầu, đã triệt phá 121 vụ buôn bán thuốc giả trên 90 quốc gia chỉ trong bảy ngày. Tổng các lô hàng giả trị giá hơn 14 triệu USD.
Từ Malaysia đến Mozambique, cảnh sát đã tịch thu hàng chục nghìn khẩu trang giả và thuốc giả được khoác lác là có thể điều trị nCoV.
“Buôn bán bất hợp pháp các mặt hàng y tế giả trong bối cảnh khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, cho thấy sự coi thường tính mạng của người dân”, Tổng thư ký Jurgen Stock của Interpol nói.
“Kịch bản ít có hại nhất là những loại thuốc giả này không có tác dụng điều trị căn bệnh mà họ quảng cáo. Kịch ban xấu là chúng sẽ gây hại cho sức khỏe, do bị nhiễm độc”, bà Pernette Bourdillion Esteve nói.
Ngành công nghiệp dược phẩm toàn cầu hiện trị giá hơn 1.000 tỷ USD. Các chuỗi cung ứng rộng lớn trải dài từ các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc và Ấn Độ, đến các nhà kho đóng gói ở châu Âu, Nam Mỹ hoặc châu Á, sau đó phân phối đến mọi quốc gia.
“Có lẽ không có gì toàn cầu hóa hơn y học”, Esteve nói. Tuy nhiên, khi thế giới đi vào bế tắc, chuỗi cung ứng đã bắt đầu không hoạt động.
Một số công ty dược phẩm ở Ấn Độ cho biết hiện họ chỉ hoạt động ở mức 50-60% công suất bình thường. Ấn Độ là nguồn cung 20% tất cả loại thuốc cơ bản cho châu Phi, do đó các quốc gia ở đây đang lâm vào tình trạng thiếu thuốc trầm trọng.
Ephraim Phiri, một dược sĩ ở thủ đô Lusaka của Zambia, cho biết ông đã cảm nhận được tình trạng căng thẳng do thiếu thuốc.
“Thuốc đã hết và chúng tôi không có nguồn bổ sung. Chúng tôi không thể làm gì được. Thật khó để có được nguồn cung, đặc biệt là các loại thuốc thiết yếu như kháng sinh và chống sốt rét”.
Hợp tác toàn cầu trong sản xuất, phân phối, kiểm soát chất lượng được xem là giải pháp cho tình trạng dược phẩm giả. Ảnh: Shutterstock
Các nhà sản xuất và nhà cung cấp cũng đang gặp khó khăn vì nguyên liệu rất đắt đỏ. Một nhà sản xuất ở Pakistan cho biết ông từng mua nguyên liệu để làm hydrochloroquine với giá khoảng 100 USD một kg. Hiện nay, giá lên 1.150 USD một kg.
Khi Covid-19 tiếp tục bùng phát ở nhiều nước, giáo sư Paul Newton, chuyên gia về dược phẩm giả tại Đại học Oxford, cảnh báo tình trạng buôn bán thuốc giả sẽ ngày càng tăng lên, trừ khi các chính phủ trên thế giới cùng hợp tác để chống lại.
“Chúng ta đang có rủi ro về một đại dịch song song với Covid-19, gây ra bởi dược phẩm kém chất lượng và giả mạo, trừ khi đảm bảo có sự phối hợp toàn cầu trong sản xuất, phân phối và kiểm soát chất lượng dụng cụ xét nghiệm, thuốc men và vaccine. Nếu không, sẽ làm mất đi những thành tựu của y học hiện đại”, Newton nhận định.
Lê Cầm
Cô gái 19 tuổi sinh con khi đang nhiễm Covid-19
Các bác sĩ ở Cameroon vừa giúp một sản phụ trẻ nhiễm Covid-19 sinh bé gái nặng 2 kg. Hiện em bé được cách ly khỏi mẹ để đảm bảo sức khỏe.
Cách đây ít ngày, cô gái 19 tuổi người Cameroon đã phàn nàn với các bác sĩ về triệu chứng khó thở. Bởi vậy, các nhân viên y tế của Bệnh viện Trung tâm Yaoundé đã tiến hành xét nghiệm cho người mẹ đang mang thai này. Kết quả cho thấy, cô đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2.
Các bác sĩ Cameroon trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi thăm khám cho bệnh nhân, người nghi nhiễm Covid-19. Ảnh minh họa: Reuters.
Chia sẻ với CNN ngày 7/4, bác sĩ Yaneu Ngaha cho hay, cô gái trẻ đã sinh con vào cuối tuần trước. Ca mổ diễn ra suôn sẻ trong vòng một tiếng đồng hồ, không có biến chứng. Do sinh non, em bé chỉ nặng 2 kg.
Hiện tại các bác sĩ làm theo đúng quy định để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và trẻ vừa chào đời.
"Mọi chuyện diễn ra khá nhanh. Chúng tôi đã tách em bé khỏi mẹ ngay khi chào đời nên người mẹ chưa hề có tiếp xúc với con", bác sĩ Ngaha cho hay.
14 tiếng sau khi sinh, đứa trẻ đã được lấy mẫu thử virus và đang chờ kết quả. Mỗi ngày, cô bé được đo nhiệt độ ba lần.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau khi phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên cách đây một tháng, hiện Cameroon có hơn 600 người nhiễm bệnh. "Tốc độ lây lan nhanh chóng do nhiều người đi du lịch nước ngoài không tuân thủ các quy định cách ly", Erick Tandi, đại diện Trung tâm Cấp cứu Y tế Cộng đồng ở thủ đô Yaounde, nói.
"Trước khi đóng cửa biên giới, Bộ trưởng Y tế đã thông báo những ai từ nước ngoài trở về vào đầu tháng 3 cần tự cách ly tại nhà. Tuy nhiên, khuyến cáo này đã không được thực hiện nghiêm túc", ông Tandi giải thích.
Ban Mai
12 vùng xung đột ngừng bắn để chống Covid-19 Các bên xung đột tại 12 quốc gia thông báo sẽ thực thi lệnh ngừng bắn để dồn sức chống Covid-19, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết. "Nhiều bên tham chiến, cả nhà nước và phi nhà nước, đã lắng nghe và hưởng ứng lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của tôi. Các tay súng tại Afghanistan, Cameroon, Cộng hòa...