Thuốc độc bảng B bị “tuồn sang” thực phẩm?
Trước thông tin Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt nghi vấn về việc nhập quá nhiều Clenbuterol có thể dùng sử dụng trộn thức ăn, Cục An toàn thực phẩm cho biết trong mấy năm trở lại đây ngành y tế không cho nhập bất cứ lượng Clenbuterol nào, còn chất độc bảng B salbutamol mới chỉ cho nhập tấn.
Kết quả kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm trong nông nghiệp 9 tháng qua đã phát hiện 16% mẫu thịt có chất tạo nạc Salbutamol độc hại; 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng; 10,3% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép.
Thông tin này được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công bố tại hội nghị vừa diễn ra mới đây. Cũng tại Hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Cao Đức Phát cho rằng việc ngành y tế cho nhập 68 tấn Clenbuterol dùng trong y tế để sản xuất thuốc cho người là quá nhiều, vượt quá nhu cầu sử dụng.
Bộ trưởng Phát đặt nghi vấn có thể các doanh nghiệp nhập khẩu đã nhập lậu chất này và bán ra thị trường một cách bất chính, và nhiều người chăn nuôi đã mua về để sử dụng trộn vào thức ăn để vật nuôi siêu nạc, mau lớn.
Liên quan đến việc hàng loạt mẫu thịt có chất cấm Salbutamol, Clenbuterol độc hại, chiều 26/10 ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cho biết: “Ngay sau khi nhận thông tin này, Cục An toàn thực phẩm đã trao đổi với Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế). Cơ quan này khẳng định từ đầu năm 2015 đến nay mới cho phép nhập 3,5 tấn Salbutamol và chỉ những công ty có số đăng kí với các sản phẩm này còn hiệu lực mới được nhập, nhà máy đạt GMP mới được sản xuất. Trong y tế, thuốc này được kê đơn, sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc. Còn với chất Clenbuterol (loại chất kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng động vật, thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp và tác dụng phân giải lipid) những năm gần đây ngành y tế không cho phép nhập bất cứ lượng nào, nhưng vẫn phát hiện chất này tồn dư trong sản ph ẩm thực phẩm. Vì thế, phải xem xét nguy cơ nhập lậu các thức ăn chăn nuôi”, TS Phong nói.
Theo bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Salbutamol là một trong những loại thuốc thiết yếu nằm trong danh mục những thuốc quan trọng nhất cần cho hệ thống y tế. Việc cho phép nhập sử dụng trong y tế là đương nhiên, nhập trên nhu cầu sử dụng. Vì thế, dù 100 tấn mà chưa đủ cho việc điều trị bệnh cho người thì vẫn là ít, còn dù chỉ nhập 1 tấn nhưng không dùng hết trong điều trị đó cũng là thừa. Nhưng thực tế từ đầu năm 2015 đến nay mới có 3,5 tấn Salbutamol được nhập vào Việt Nam.
Video đang HOT
Cũng theo bà Nga, việc sử dụng thuốc thành phẩm và nguyên liệu chứa Salbutamol ( thuốc độc bảng B) được quy định rất chặt chẽ tại các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực dược nên không thể có chuyện thuốc được tuồn ra bên ngoài. Do đó nguồn Salbutamol đang được người chăn nuôi lạm dụng trộn vào thức ăn để kích thích tăng trưởng, làm tạo nạc có thể từ các con đường nhập lậu.
Ông Phong cũng cho rằng để hạn chế việc lạm dụng các chất cấm này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, cơ sở thức ăn chăn nuôi quy mô lớn.
Cần tăng cường thanh kiểm tra
Theo ông Phong, câu chuyện sử dụng Salbutamol trong chăn nuôi cũng giống như việc sử dụng hàn the trong bún, giò chả trước đây. Thực tế hàn the bị cấm dùng trong thực phẩm nhưng lại được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nên không thể cấm sản xuất hàn the. Vì thế, ngành y tế đã chọn giải pháp đẩy mạnh thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh phụ gia thực phẩm cũng như các cơ sở sản xuất. Nếu phát hiện sử dụng hàn the cơ sở sẽ bị xử phạt nặng sau đó công khai trên khác phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó tuyên truyền người dân nhận biết dấu hiệu giò chả có hàn the nên đến nay, tình trạng sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm hầu như đã không còn.
Với việc sử dụng kháng sinh, theo bà Nga, việc sử dụng kháng sinh cho người và kháng sinh cho động vật là hoàn toàn khác nhau. Ngành y tế quản lý kháng sinh cho người, ngành nông nghiệp quản lý kháng sinh cho động vật. Để tình trạng tồn dư kháng sinh trong thịt động vật, ngành nông nghiệp phải quản lý kinh doanh buôn bán thuốc thú y, còn khó có chuyện sử dụng kháng sinh của người sang cho động vật.
TS Phong cho biết thêm, ông rất băn khoăn về con số hơn 10% mẫu rau tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép bởi tồn dư hóa chất rất nguy hiểm. Tồn dư kháng sinh, chất tạo nạc trong thực phẩm đã rất nguy hiểm nhưng nó không gây hại ngay như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Chắc chắn ngành nông nghiệp sẽ tăng cường kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cũng như các chất tạo nạc nguy hiểm. Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người dân lựa chọn thực phẩm tại các cơ sở có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn.
Hồng Hải
Theo Dantri
Bộ Y tế phủ nhận nhập 68 tấn chất cấm tạo nạc
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khẳng định, từ đầu năm đến nay cả nước chỉ nhập khẩu 3,5 tấn kháng sinh Sabutamol theo đúng nhu cầu điều trị chứ không phải 68 tấn.
Tại buổi cung cấp thông tin cho báo chí chiều nay, bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) cho biết, kháng sinh Sabutamol nằm danh mục chất quan trọng nhất trong hệ thống y tế, do đó việc nhập khẩu chất này là đương nhiên và cần thiết.
Tuy nhiên bà Nga khẳng định, thông tin Việt Nam nhập khẩu 68 tấn Sabutamol (được sử dụng làm chất tạo nạc trong chăn nuôi) là không chính xác.
Bộ NN&PTNT phát hiện 16% mẫu thịt có chất tạo nạc Salbutamol - đây là chất cấm trong chăn nuôi.
"Ngay khi có thông tin, Cục ATTP đã trao đổi Cục trưởng Cục quản lý Dược và được biết, từ đầu năm Bộ mới chỉ cho phép nhập 3,5 tấn Sabutamol căn cứ vào nhu cầu điều trị thực tế. Tất cả những công ty nhập khẩu đều có số đăng ký còn hiệu lực, các nhà máy sản xuất cũng đạt chuẩn GMP".
Theo bà Nga, kháng sinh có loại dùng cho người, có loại dùng cho động vật. Loại dùng cho người thì Bộ Y tế quản lý, loại dùng cho động vật thì do Bộ NN&PTNT quản lý. Trong đó kháng sinh cho người được Bộ Y tế quy định nghiêm ngặt, phải có sự cho phép của Bộ Y tế, kháng sinh cho động vật, Bộ NN&PTNT quản lý. Vì thế rất khó có chuyện tuồn kháng sinh của người để dùng cho động vật.
Bà Nga nói thêm, trước đây rộ lên thông tin hàn the trong giò chả, lúc đó Bộ Y tế chịu rất nhiều sức ép, yêu cầu cấm sử dụng hàn the. Trong thực phẩm hàn the là chất cấm nhưng trong nhiều ngành khác hàn the lại được sử dụng. Do đó không thể cấm. Tương tự như câu chuyện Sabutamol, Bộ Y tế không thể cấm, chỉ yêu cầu tăng cường, kiểm tra, giám sát.
Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong nhận định, Sabutamol có thể được nhập lậu rồi sử dụng vào chăn nuôi.
Ông Phong kiến nghị Bộ NN&PTNT cần tập trung kiểm gia, giám sát các cơ sở chăn nuôi, cơ sở kinh doanh thuốc vệ bảo thực vật, thuốc thú ý, nếu phát hiện sai phạm, phải xử lý nghiêm.
Với chất vàng ô (tạo màu vàng cho da gà), lãnh đạo Cục ATTP cũng cho rằng đầu mối quản lý là Bộ Công thương.
Báo động rau củ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật Ông Phong cho biết, kết quả giám sát trong 9 tháng đầu năm cho thấy 10,3% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức ngưỡng cho phép, tăng gấp đôi so với trước đây. Sở NN&PTNT Hà Nội lấy 63 mẫu rau quả kiểm nghiệm đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì hơn 22% mẫu có tồn dư vượt ngưỡng cho phép. Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cũng kiểm nghiệm 120 mẫu rau được lấy tại một số chợ của Hà Nội thì phát hiện 40 mẫu tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó một nửa là rau ngót, có 14 mẫu rau muống và 5 mẫu rau mồng tơi.
Thúy Hạnh
Theo_VietNamNet
Người Việt sợ thịt, cá, rau của... nông dân Việt? Tồn dư kháng sinh, chất bảo quản... trong thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi còn ở mức cao gây bất an cho người tiêu dùng. Không phải bây giờ người Việt Nam mới sống trong tâm trạng "ăn gì, uống gì cũng sợ". Từ lâu rồi, đi chợ là cả một sự nhọc nhằn với các bà nội trợ. Mua gì...