Thước đo giá trị xã hội của nghệ sĩ nằm ở đâu trong các sản phẩm nghệ thuật?
BTV Hoài Anh, diễn viên Minh Tiệp, nhạc sĩ An Hiếu và TS Lưu Hồng Minh bày tỏ quan điểm về các sản phẩm văn hoá phản cảm, phản tác dụng giáo dục và nghệ thuật.
Tác phẩm nghệ thuật ‘lỗi’ và những hệ lụy khôn lường
Tác phẩm nghệ thuật là thước đo giá trị xã hội của nghệ sĩ.
Vụ việc Sơn Tùng M-TP ra mắt sản phẩm âm nhạc có chứa cảnh tự sát là một trong những tác phẩm nghệ thuật bị ‘lỗi’. Những hình ảnh trong MV phần nào cổ xúy cho hành động tự tử, vô đạo đức.
Trong bối cảnh đất nước dần phục hồi sau 2 năm chống chọi với dịch Covid-19, việc Sơn Tùng M-TP cho ra mắt MV chứa nội dung không phù hợp đã vô tình tạo nên bức thông điệp tiêu cực và nguy cơ ảnh hưởng xấu đến giới trẻ.
Ra mắt sản phẩm âm nhạc trong tình hình nhạy cảm, MV của Sơn Tùng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Ca khúc There’s No One At All (tạm dịch: ‘Không có ai cả’) phần lời chứa 100% tiếng Anh sau khi công chiếu thì nhận về nhiều phản hồi tiêu cực. Không chỉ có các bậc phụ huynh mà nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cũng tỏ rõ sự bất bình, lên tiếng về sản phẩm âm nhạc có chứa cảnh tự sát.
BTV Hoài Anh chia sẻ về MV gây phẫn nộ.
‘Chả lẽ giờ đây ý tưởng đã cạn kiệt đến nỗi để có cái mới, người ta phải đem vào nghệ thuật cả những thứ thế này?’, BTV Hoài Anh nói về MV gây phẫn nộ của Sơn Tùng.
Chia sẻ cảm nhận sau khi theo dõi sản phẩm âm nhạc của Sơn Tùng M-TP, BTV Hoài Anh cho hay: ‘MV chứa nhiều những thông điệp tiêu cực, và những gợi ý cho những hành động ngông cuồng, bất mãn và gây rối xã hội.
Cả MV có thể là những cô đơn tuyệt vọng nhưng hãy nên là ánh sáng loé lên ở những giây cuối cùng. Cuộc sống này đâu bao giờ hết những thứ để yêu thương. Thật tiếc, vì mình vốn rất yêu thích tính cách và sự thông minh lém lỉnh của Sơn Tùng’.
Diễn viên Minh Tiệp chia sẻ qua điểm về tác phẩm nghệ thuật sau khi theo dõi MV của Sơn Tùng.
Đồng quan điểm với BTV Hoài Anh, diễn viên Minh Tiệp bất bình cho hay: ‘Em đang có hàng triệu người hâm mộ trẻ, trong đó rất nhiều fan đang ở lứa tuổi học sinh – những đứa trẻ đang ở tuổi ‘dậy thì’- như một tờ giấy trắng, muốn chứng tỏ bản thân nhưng lại đang phải chịu nhiều áp lực trong việc học hành, điểm số, thành tích và nhiều vấn nạn khác. Bạo lực học đường, bạo lực gia đình cũng như những bi kịch cảm xúc tuổi mới lớn… như gần đây một số vụ tự tử thương tâm là những minh chứng.
Em đã ra mắt một bài hát với nội dung tương tự như trên, xét về mặt truyền thông là em đang ‘mượn trend’ từ những tiêu cực đầy thương tâm đó. Ngoài những lần mượn ‘một xíu đáng yêu khác’ thì anh nghĩ lần này em đã ‘mượn nhầm’. Sự nhầm lẫn đó anh nghĩ nó đang che đi mất sự trong sáng và trái tim nhân hậu của em.
Có thể em không cố ý sáng tác nó theo hướng giải quyết vướng mắc cuộc sống bằng nhảy lầu tự tử nhưng vô tình nó lại trở thành một trong những giải pháp cho các bạn trẻ đang không có lối thoát trong suy nghĩ, tâm tư bởi những đối diện áp lực hàng ngày trong cuộc sống. Tức là cứ bức xúc cứ buồn là tự tử?’.
Theo Minh Tiệp, con gái của anh cũng là fan của Sơn Tùng và ‘anh chưa bao giờ quan tâm bon chen hay ‘dám’ có ý kiến với một số tiêu cực trước kia của số ít các nghệ sĩ (đã xảy ra)’. Thế nhưng lần này bằng tình thương yêu và lo lắng của một người làm bố, Minh Tiệp bắt buộc phải lên tiếng dù rất yêu mến Sơn Tùng.
Qua đó, MV Minh Tiệp khẳng định là một nghệ sĩ, được nhiều người yêu mến, tầm ảnh hưởng cũng rất lớn thì nên tránh những sản phẩm tương tự như There’s No One At All. Thay vào đó hãy đầu tư nhiều hơn về nội dung, thông điệp, để các bạn trẻ nhìn thấy ở đó sự thấu hiểu và bấu víu vào như một chiếc phao, chứ không phải tảng đá nhấn chìm các em xuống.
Thước đo nào cho tác phẩm nghệ thuật?
Liên quan đến ồn ào làn sóng tẩy chay dữ dội MV There’s No One At All của Sơn Tùng M-TP, nhạc sĩ An Hiếu đã thể hiện sự đồng tình với phản ứng của đa số khán giả hiện nay.
Nhạc sĩ An Hiếu nói cảnh kết trong MV của Sơn Tùng là sai lầm.
Nhạc sĩ An Hiếu cho hay anh đã xem MV và thấy rằng chắc chắn nhiều ông bố, bà mẹ không muốn xem cảnh đó vì sợ liên tưởng đến những câu chuyện đau lòng.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi liên tiếp có những vụ việc thương tâm xảy ra ở lứa tuổi ‘ẩm ương’, nhạy cảm, khi các bạn không thể vượt qua được những áp lực vô hình của xã hội.
‘Với quan điểm cá nhân, tôi không mong muốn xem một phân cảnh tự tử của một chàng trai trong hoàn cảnh khó khăn, không lối thoát như vậy. Nếu cảnh tượng này có thật trong đời sống thì quả là rất tiêu cực’, nhạc sĩ An Hiếu bày tỏ.
Trao đổi với PV Đại Đoàn Kết Online về những tác động của tác phẩm nghệ thuật đến đời sống, chuyên gia xã hội – TS. Lưu Hồng Minh – Nguyên trưởng khoa Xã hội học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông tin: ‘Bất kỳ ai cũng có những khiếm khuyết trong tâm hồn. Nghệ thuật sẽ giúp chữa lành những tổn thương ấy, từ đó khiến ta toàn vẹn hơn, từ chính bên trong mình’.
TS. Lưu Hồng Minh – Nguyên trưởng khoa Xã hội học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Theo chuyên gia xã hội sản phẩm nghệ thuật phản ánh đạo đức, giá trị của mỗi người nghệ sĩ. Chính vì lẽ này mà trước khi ra mắt sản phẩm đến công chúng, người nghệ sĩ cần xem xét giá trị xã hội mà ‘đứa con tinh thần’ của mình tạo ra.
‘Việc một MV ca nhạc có chứa cảnh tự sát được phát hành rộng rãi cho thấy sự dễ dãi trong khâu quản lý. Trong tình hình hiện nay, những đơn vị có liên quan cần siết chặt hơn nữa các quy định, đặc biệt là nằm ở khâu kiểm duyệt cho những tác phẩm nghệ thuật được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội. Có như vậy, tình trạng bất ổn may ra mới được kiểm soát’, TS. Lưu Hồng Minh nhìn nhận.
Trước câu hỏi, thước đo nào cho những tác phẩm nghệ thuật để không mang đến tác động xã hội tiêu cực, TS. Lưu Hồng Minh nhận định: ‘Điều này phụ thuộc vào trách nhiệm xã hội của người sáng tạo. Trách nhiệm xã hội ở đây bao gồm 2 vấn đề. Thứ nhất, nghệ sĩ cũng là công dân, chính vì vậy phải tuân thủ những quy định mà pháp luật đặt ra.
Thứ 2 là xuất phát từ chính đạo đức của những người sáng tạo nghệ thuật. Làm thế nào để tác phẩm của mình mang đến giá trị cho người xem, những tác động tích cực. Đã là nghệ sĩ, cần thiết phải nắm rõ những nguyên tắc căn bản, mấu chốt trên’.
'Nhất Bạn Rồi' của Khắc Hưng bị chỉ trích nhảm nhí, ba láp bá xàm
"Nhất Bạn Rồi" Khắc Hưng viết riêng cho Huyền Sambi nhận về vô số phản ứng trái chiều. Liệu họ có lặp lại cú ngã giống "Nóng Như Cái Lò" năm nào?
Mới đây, dân tình xôn xao bàn tán drama Đức Phúc - Erik nghỉ chơi với nhau sau nhiều năm anh em thân thiết.
Cụ thể, vào tối 7/12, cùng vào 1 khung giờ, Đức Phúc và Erik đồng loạt đăng story trên Instagram có từ ngữ như "đá xéo" đối phương.
Đức Phúc viết: "Ừ, nhất bạn rồi, mình công nhận là nhất bạn rồi", sau đó ít phút thì Erik cũng đăng đàn: "Bạn mà chơi như thế là đúng bài rồi. Rất tuyệt vời".
Dù cả hai không "điểm mặt chỉ tên" nhưng lời lẽ như đáp lại đối phương, netizen nghi ngờ tình bạn của Đức Phúc và Erik tan vỡ.
Tuy nhiên mới đây, khi vào trang Facebook của Đức Phúc và Erik, netizen mới vỡ lẽ... Hóa ra, chẳng có drama nào giữ Phúc và Erik, đấy chỉ là chiêu trò PR giúp cho anh em Khắc Hưng - Huyền Sambi mà thôi.
Vào ngày 13/12, lyrics video cùng bản audio của Nhất Bạn Rồi đã được tung ra, đánh dấu cho sự trở lại của Huyền Sambi sau 4 năm tạm dừng các hoạt động showbiz và không có sản phẩm âm nhạc mới.
Nếu bạn quên thì Sambi không ai khác chính là Huyền Sambi, chủ nhân ca khúc "thảm họa Vpop" một thời - Như Cái Lò.
Nhất Bạn Rồi - Sambi
Màn comeback này của Huyền Sambi rất tiếc không nhận được sự ủng hộ của khán giả. Thậm chí, netizen còn chỉ trích vì ca khúc vô nghĩa, ca từ nhảm nhí không phù hợp với "thuần phong mỹ tục" người Việt.
Bài hát đơn điệu về mặt nội dung, trong khi đó ca từ cũng tối giản với đôi ba câu hát được lặp đi lặp lại như: "Chị em mình là cái gì nào/ Chị em mình là củ su hào/ Củ su hào to nhất Đông Lào/ Em chôn xuống đất rồi bắt chị đào/
Chị em mình là cái gì đây /Chị em mình là củ khoai tây/ Củ khoai tây to nhất bên Tây", "Chị ngã em KHÔNG nâng/ Em lén lút rồi chạy ra đâm", "Ừ NHẤT BẠN RỒI/ Mình công nhận là NHẤT BẠN RỒI/ Trao huân chương lao động hạng NHẤT BẠN RỒI",...
Chưa kể, với những ngôn từ "cợt nhả" như thế này, đối tượng nghe là thế hệ trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Sớm có thể nhìn ra tương lai của một ca khúc bị chê vô nghĩa như Nhất Bạn Rồi. Nó có thể ngụp lặn trong muôn vàn ca khúc thị trường hoặc phủ sóng mạng xã hội, nhưng theo hướng tiêu cực giống những bài hát từng bị chê thảm họa như Oh My Chuối, Nói Dối, Như Cái Lò ...
Nhưng quan trọng hơn, sự thành bại của một sản phẩm âm nhạc là uy tín của Khắc Hưng, nhạc sĩ trẻ chuyên gia tạo hit (hit maker) của showbiz Việt, từng có những ca khúc được đánh giá cao và giành nhiều giải thưởng âm nhạc.
Có người đặt câu hỏi về cái tên ca khúc rằng, Nhất Bạn Rồi là nhất cái gì? Đó là chưa kể đến việc, Nhất Bạn Rồi dễ làm người ta liên tưởng đến những "câu cửa miệng" cục cằn mà giới trẻ hay nói với nhau trên mạng xã hội chứ không hề mang một giá trị nghệ thuật gì?
Nhất Bạn Rồi là ca khúc do Khắc Hưng chắp bút viết riêng cho giọng hát và phong cách âm nhạc của Sambi
Han Sara bị chỉ trích dữ dội vì trình diễn 'Cô gái Gen Z', Nathan Lee lên tiếng bênh vực Theo nam ca sĩ, Han Sara còn trẻ, cá tính, thích sự sáng tạo và đó là những yếu tố tích cực, cần phát huy nên anh rất ủng hộ. Trong đêm Chung kết 1 chương trình The Heroes - Thần tượng đối thần tượng vừa lên sóng vào thứ 7 tuần qua (6/11), Han Sara và producer T.R.I có màn kết hợp...