Thuốc điều trị rối loạn cương dễ bị làm giả
Ngày 29.10, Cục Quản lý Dược, Trường ĐH Dược Hà Nội và chương trình đối tác vì an toàn thuốc của Hoa Kỳ tổ chức hội thảo quốc tế “Thuốc giả: Từ thực tiễn đến hành động”.
Theo Viện Kiểm nghiệm T.Ư, tại VN, trong năm 2011 có 31 mẫu thuốc giả được phát hiện, trong đó 11 mẫu tân dược và 20 mẫu đông dược, bao gồm cả nhập khẩu và sản xuất trong nước. Có đến 940/48.261 mẫu thuốc đã được tiến hành kiểm nghiệm chất lượng không đạt tiêu chuẩn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cho biết, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc nhái nhãn hiệu phổ biến ngày càng nhiều mức độ ngày càng tinh vi. Khoảng 200.000 người tử vong mỗi năm trên thế giới do thuốc giả.
PGS.TS Nguyễn Đăng Hòa, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội, lưu ý thuốc giả không chỉ bao gồm các sản phẩm nhái hoặc kém chất lượng không đáp ứng tiêu chuẩn quy định mà còn có thể là cả các yếu tố quá mạnh hoặc quá yếu, thiếu các thành phần chính, thậm chí thuốc giả sản xuất từ các thành phần nguy hiểm, nhiễm chất lạ hoặc chất độc.
Không chỉ gây thất bại trong điều trị, thuốc giả có thể tăng độc tính của bệnh, tăng kháng thuốc, thậm chí tử vong. Một số nghiên cứu cho thấy, tại các nước phát triển thuốc giả thường là thuốc đắt tiền như hormone, thuốc điều trị rối loạn cương dương, steroide (chống viêm), kháng histamine (chống dị ứng). Tại các nước đang phát triển là thuốc sử dụng nhiều như: thuốc chống sốt rét, thuốc kháng lao, HIV.
Thuốc giả tại VN khá “phong phú” về sản phẩm và mức độ tinh vi. Theo TS Đăng Hòa, thuốc giả từng phát hiện tại VN là các thuốc không có tác dụng chống viêm, thuốc viên Levitra (điều trị rối loạn cương) không chứa hoạt chất trong thuốc thuốc tẩy giun Fugacar.
Video đang HOT
Theo TS Hòa, tác dụng phụ của thuốc thật từ 1/10.000-1/100.000, còn với thuốc giả tỷ lệ này lên đến 1/10 trường hợp.
Hội thảo cũng cảnh báo khoảng 50% thuốc được bán bất hợp pháp trên mang internet là thuốc giả. Còn ở VN, các loại thuốc “xách tay” hiện vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát về chất lượng.
Để an toàn, thuốc điều trị cần theo đơn kê của bác sĩ, mua tại các nhà thuốc được cấp phép hoạt động, không mua từ nguồn trôi nổi.
Theo TNO
Tước giấy phép cơ sở đông y bán thuốc có thành phần gây hại cho trẻ
Ngày 22.10, Sở Y tế TP.Đà Nẵng quyết định đình chỉ hoạt động Phòng chẩn trị y học cổ truyền Phước Lợi Đường, Hiệu thuốc bắc đông y tư nhân gia truyền Thầy Giãng - Kiện (chợ Miếu Bông, QL1A, xã Hòa Phước, H.Hòa Vang), thu hồi giấy phép hoạt động của lương y Trần Văn Lợi do bán thuốc có thành phần gây hại cho trẻ.
Trước đó, Sở Y tế nhận được thông tin phản ánh của chị Hoàng Thị Thu Lài (trú Khu tập thể Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội) về Hiệu thuốc bắc đông y tư nhân gia truyền Thầy Giãng - Kiện bán thuốc Bổ Tỳ giúp trẻ tăng cân có trộn tân dược.
Theo đơn của chị Lài, con chị "thuộc diện lười ăn và suy dinh dưỡng" mặc dù đã đưa đi khám nhiều nơi.
Tháng 7 vừa qua, "thấy con nhà chị hàng xóm sau khi uống thuốc thì từ một cô bé gầy nhom giờ thành mũm mĩm", chị Lài đã gọi điện cho Hiệu thuốc bắc đông y tư nhân gia truyền Thầy Giãng - Kiện đặt mua 4 chai thuốc Bổ Tỳ (500ml/chai) với giá 1,4 triệu đồng.
Nhãn mác in trên chai thuốc ghi rõ thành phần thuốc gồm 20 loại nhân sâm, đương quy, thục địa, ba kích, đông trùng hạ thảo... với mỗi loại từ 8g - 20g và có chú thích trên bao bì là "Thuốc không giữ nước, tiểu tiện nhiều, không có tác dụng phụ".
Hướng dẫn sử dụng in trên thân chai khuyên cho trẻ uống ngày 2 ly (sáng, tối) trước khi ăn từ 10 phút - 30 phút để "Bổ huyết, bổ thận, tăng cường thể lực, trị suy nhược cơ thể, chóng mặt, kém ăn, mất ngủ...".
Chị Lài cho biết, hai bé gái 12 tuổi và 5 tuổi uống hết 3 chai thì ăn khỏe gấp 3 trước đó, thèm ăn suốt ngày, tăng cân, mặt tròn, cổ và vai dày lên, trọng lượng cơ thể mỗi bé tăng từ 3kg - 5kg/tháng, rất bất thường.
Phòng chẩn trị y học cổ truyền Phước Lợi Đường, Hiệu thuốc bắc đông y tư nhân gia truyền Thầy Giãng - Kiện bị đình chỉ, rút giấy phép
Nhận được thông tin, Sở Y tế TP.Đà Nẵng tiến hành thanh tra phòng chẩn trị y học cổ truyền Phước Lợi Đường, Hiệu thuốc bắc đông y tư nhân gia truyền Thầy Giãng - Kiện do lương y Trần Văn Lợi phụ trách, lấy mẫu thuốc Bổ Tỳ gửi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương đề nghị kiểm tra hàm lượng tân dược.
Kết quả xét nghiệm cho thấy thuốc Bổ Tỳ của ông Lợi có chứa Cyproheptadin với hàm lượng 6,23mg/100 ml và Dexamethason với hàm lượng 2,37mg/100ml.
Theo Sở Y tế TP.Đà Nẵng, Dexamethason là một corticosteroid tuyến thượng thận tổng hợp có đặc tính kháng viêm mạnh có tác dụng giữ nước, tng cân, tng huyết áp, tăng áp lực nội sọ, làm mất kali, đau đầu, yếu cơ, phù và mọc râu lông trên mặt, da mỏng và dễ bầm tím, tng nhãn áp, đục thủy tinh thể, loét tiêu hóa.
Ngoài ra, tác dụng phụ của Dexamethason còn gây chậm lành vết thương, tăng đường huyết, rối loạn kinh nguyệt, loãng xương, hoại tử xương, co giật và rối loạn tâm lý (trầm cảm, mất ngủ, tâm trạng thất thường, thậm chí hành vi loạn thần)...
Trước đó, tháng 12.2010, sau khi tiếp nhận tố cáo tương tự của người dân, Sở Y tế đã xử phạt hành chính hơn 10 triệu đồng, đình chỉ hoạt động Phước Lợi Đường vì kết quả xét nghiệm trong thuốc có Cyprheptadin (7,7mg/100 ml) và chất gây thèm ăn, ngủ, giữ nước để tăng cân (2,9mg/100 ml).
Ngoài ra, Sở còn phát hiện một số thuốc không nguồn gốc, hết hạn sử dụng.
Đến tháng 3.2011, hiệu thuốc xin lại giấy phép kinh doanh với cam kết khắc phục và được hoạt động trở lại vào cuối năm 2011.
Sở Y tế TP.Đà Nẵng cho biết, từ kết quả trên, đã đủ cơ sở đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép của lương y Trần Văn Lợi.
Theo TNO
Nguy hiểm từ thuốc tân dược bán rong ở vùng rẻo cao Ở các chợ vùng núi cao tỉnh Lào Cai, nạn buôn bán thuốc tân dược trái phép diễn biến phức tạp. Điều nguy hiểm, những gói, vỉ, lọ thuốc được bày ngay dưới đất, được lót một tấm ni lông hoặc đựng trên các sạp thuốc tự chế và thậm chí còn đi bán rong như bán... kem. Công dụng của nó cũng...