Thuốc điều trị ợ nóng liên quan đến nguy cơ mắc bệnh thận
Một loại thuốc được kê đơn rộng rãi để điều trị chứng ợ nóng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Qua một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học California-San Diego thực hiện với 40.000 người cho thấy, sử dụng một loại thuốc được kê đơn rộng rãi để điều trị chứng ợ nóng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Một loại thuốc được kê đơn rộng rãi để điều trị chứng ợ nóng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Ảnh: ndtv
Kết quả nghiên cứu cho biết, những người dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI) để trung hòa axit dạ dày để trị chứng ợ nóng dễ bị bệnh thận hơn so với những người dùng các loại thuốc khác để khắc phục tình trạng này.
Nghiên cứu đã so sánh tác dụng của PPI với H2 Blockers và cho biết những bệnh nhân dùng thuốc có PPI có khả năng báo cáo các vấn đề về thận mãn tính cao gấp 28,4 lần. Họ cũng có nhiều khả năng phát triển chấn thương thận cấp tính, bệnh thận giai đoạn cuối, cũng như suy thận không xác định.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, PPI là loại thuốc quan trọng đối với nhiều người bị ợ nóng và giúp họ khắc phục một số triệu chứng của tình trạng này. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng nghiên cứu đặc biệt này sẽ dẫn đến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cảnh báo, giáo dục và theo dõi bệnh nhân cần dùng thuốc PPI, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh thận cao.
Có một số thực phẩm nhất định có thể trung hòa axit dạ dày một cách tự nhiên giúp giảm bớt một số triệu chứng của tình trạng này như gừng, nó được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên tại nhà cho các vấn đề về đường tiêu hóa như ợ nóng. Bột yến mạch được cho là có khả năng hấp thụ axit dạ dày. Thịt nạc được cho là làm giảm triệu chứng trào ngược axit.
Video đang HOT
Các loại hạt và hạt như quả óc chó, hạt lanh,…được cho là có chất béo lành mạnh có thể giúp bệnh nhân ợ nóng. Sữa chua làm dịu axit dạ dày và cải thiện tiêu hóa.
Thanh Vân
Theo ndtv/vietQ
9 điều bạn không nên làm khi đói bụng
Không uống cà phê, uống nước cam, tập luyện quá sức... khi bụng đói.
Bạn không nên uống aspirin, paracetamol và các loại thuốc chống viêm sưng không chứa steroid khi đói bụng. Nó không chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc mà còn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là xuất huyết dạ dày.
Không uống cà phê khi đói bởi kích thích cơ thể sản xuất axit khiến ta bị ợ nóng và những loại bệnh về đường tiêu hóa khác.
Khi dạ dày trống rỗng, tốc độ hấp thụ rượu của cơ thể tăng lên gấp đôi, từ đó có thể dẫn đến đau dạ dày và giảm lượng đường trong máu. Bạn sẽ gặp các hiện tượng chóng mặt, đổ mồi hôi, lạnh và đói cồn cào hoặc hôn mê.
Đói mà nhai kẹo cao su, axit tiêu hóa được sản xuất và phá hủy niêm mạc của dạ dày có thể dẫn đến viêm dạ dày.
Cơn đói và mức glucose trong cơ thể thấp sẽ chúng ta khó ngủ và giấc ngủ sẽ không sâu. Thiếu ngủ làm tăng mức độ sản sinh hormone gây đói. Đây chính là lý do chúng ta ăn nhiều hơn vào sáng hôm sau nếu bỏ bữa tối.
Tập luyện căng thẳng, cường độ cao khiến cơ thể tiêu hao nhiều calo hơn gây hại cho cơ, bạn mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Cơn đói khiến ta có xu hướng muốn mua nhiều đồ ăn hơn bình thường. Do đó, nên hạn chế mua đồ ăn để kiểm soát túi tiền và không bị quá no khi ăn nhiều.
Hạn chế uống nước ép từ trái cây họ cam khi đói do các axit và chất xơ cứng sẽ kích thích dạ dày không tốt với những người bị viêm dạ dày hoặc có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày.
Không tranh luận: Những cơn đói khiến chúng ta ít điềm tĩnh hơn và căng thẳng hơn bởi sự tự kiểm soát đòi hỏi năng lượng. Do vậy các cuộc tranh luận khi đói dễ bùng nổ hơn và khó kiềm chế được.
Thùy Anh
Theo Brightside/VNE
Giấc ngủ trong thai kỳ: Có gì cần lưu ý? Thai càng lớn, mẹ bầu càng khó có được giấc ngủ ngon bởi bị quấy rầy bởi nhu cầu đi tiểu giữa đêm, rồi chuột rút, ợ nóng, rồi những suy nghĩ lo lắng miên man. Các vấn đề thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ Luôn buồn ngủ, thiếu năng lượng hoạt động. Không thoải mái với những thay đổi trong...