Thuốc điều trị HIV gây lão hóa sớm
Các thuốc kháng retrovirus thế hệ cũ được sử đụng để điều trị HIV có thể gây lão hóa sớm và các bệnh liên quan tuổi già, theo kết luận của một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Genetics ngày 26-6.
Xét nghiệm tế bào cơ của bệnh nhân HIV, các nhà khoa học Anh phát hiện thuốc zidovudine (AZT) và nhóm thuốc được gọi là chất ức chế men phiên mã ngược tương tự nucleosid (NRTI): làm tổn thương ADN ti thể (nằm ngoài nhân tế bào) trong cơ thể người bệnh.
Một bệnh nhân nhiễm HIV ở châu Phi – Ảnh: Getty Images
Đây là lý do tại sao bệnh nhân HIV điều trị bằng thuốc kháng virut retro thường có các triệu chứng bệnh liên quan với tuổi già như sa sút trí tuệ và bệnh tim mạch khi còn trẻ.
Mặc dù các thuốc này không phải là hoàn hảo nhưng nó có thể giúp bệnh nhân HIV kéo dài sự sống thêm 10-20 năm. Các thuốc chống virut ức chế sự phát triển và nhân lên của HIV ở những giai đoạn khác nhau trong vòng đời của virut. Các chất NRTI là nhóm thuốc chống retrovirus đầu tiên được triển khai. Chúng ức chế sự sao chép của một enzym HIV là men phiên mã ngược.
Video đang HOT
Nhóm thuốc này gồm zidovudine, lamivudine, didanosin, zalcitabine, stavudine và abacavir. Một thuốc mới hơn là emtricitabine phải được dùng phối hợp với ít nhất là hai thuốc AIDS khác, điều trị cả HIV và viêm gan B.
Tiến sĩ Brendan Payne, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết các chất NRTI thường được sử dụng ở châu Phi và các nước có thu nhập thấp vì giá thành rẻ, trong khi đó các nước khác tạm ngưng dùng NRTI vì lo ngại những tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài loại thuốc này.
Hiện các nhà khoa học Anh tiếp tục nghiên cứu để tìm ra liệu pháp chữa trị những biến chứng do các loại thuốc HIV gây ra.
Theo TNO
Bớt phản ứng phụ khi tiêm phòng
Bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ... là những căn bệnh nguy hiểm, dễ gây tử vong và để lại các di chứng hàng đầu đối với trẻ em. Việc phòng ngừa những căn bệnh này cho trẻ đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn thế giới.
Phương pháp hiệu quả nhất giúp trẻ phòng ngừa những bệnh nguy hiểm nói trên chính là tiêm phòng vắc-xin. Tuy ý thức được hiệu quả và lợi ích của việc tiêm phòng nhưng thực tế, không ít bà mẹ vẫn ngần ngại do sau những lần chích ngừa, đôi lúc trẻ gặp những phản ứng phụ không mong muốn. Lịch tiêm chủng dày đặc cũng khiến cho nhiều người ái ngại.
Tâm lý chung của các bà mẹ là làm thế nào vừa giúp con phòng được nhiều bệnh mà lại ít bị các phản ứng phụ và số lần tiêm càng ít càng tốt.Điều này bây giờ đã không phải lo lắng nữa bởi đã có các vắc-xin phối hợp được sử dụng rộng rãi, là phương pháp tiên tiến trong việc giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nguy hiểm thường gặp vì vừa giảm số mũi tiêm đáng kể so với tiêm từng vắc-xin riêng lẻ vừa giúp trẻ ít đau hơn, giảm chi phí và lịch tiêm được rút ngắn nêndễ nhớ.
Chẳng hạn như với vắc-xin phòng ho gà, trước đây, người ta sử dụng toàn bộ tế bào vi khuẩn ho gà để sản xuất, gọi là vắc-xin phối hợp ho gà toàn tế bào. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, vắc-xin phối hợp mới ho gà vô bào đã ra đời, không sử dụng toàn bộ tế bào mà chỉ chọn lọc một vài thành phần ho gà nên hiệu quả phòng bệnh cao hơn và giảm đáng kể các phản ứng phụ sau tiêm cho trẻ (ít sốt, bớt sưng đau...).Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, vắc-xin phối hợp có chứa thành phần ho gà vô bào đang là vắc-xin mà muốn tiêm thì phải trả phí.
Nhưng dù cho các vắc-xin có tiến bộ đến đâu thì cũng rất cần các bậc cha mẹ phải nâng cao hiểu biết để chủ động hạn chế các phản ứng phụ đáng tiếc xảy ra khi tiêm phòng cho trẻ. Cụ thể như:
- Chích ngừa cho trẻ đúng độ tuổi quy định cho từng loại vắc-xin, theo khuyến cáo của các tổ chức y tế.
- Không chích ngừa khi trẻ đang bệnh hoặc sức khỏe không đủ tốt.
- Lựa chọn những vắc-xin phối hợp chứa các thành phần kháng nguyên có lợi, làm giảm các tác dụng phụ sau tiêm (như sốt, đau, sưng chỗ tiêm...).
Theo NLĐ
Người lành mang virút viêm gan B nên làm gì? Cần khám sức khỏe và xét nghiệm định kỳ theo lời dặn của bác sĩ. Tuyệt đối kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn. Không hút thuốc lá, hạn chế mỡ động vật. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B (HBV) ở nước ta chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng từ 15 - 20% và được coi...