Thuốc diệt cỏ glyphosate gây ung thư đang sử dụng tràn lan ở Việt Nam
Một tòa án ở California (Mỹ) hôm 10.8 đã ra phán quyết yêu cầu Cty sản xuất thuốc trừ sâu Monsanto phải bồi thường 289 triệu USD cho một khách hàng bởi sử dụng thuốc diệt cỏ chứa chất glyphosate của hãng này dẫn đến bị ung thư.
Đây là thông tin gây rúng động bởi hiện nay glyphosate chiếm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nói chung và chiếm 60% trong nhóm thuốc trừ cỏ được sử dụng ở Việt Nam.
Thuốc diệt cỏ chứa glyphosate của Monsanto được cho là thủ phạm gây bệnh ung thư cho một khách hàng. (Ảnh minh họa)
Ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Bộ NNPTNT – khẳng định, ngay từ năm 2015 khi có sự tranh cãi ở khối Châu Âu, từ tháng 4.2016 Bộ NNPTNT đã xem xét và quyết định dừng cho đăng ký mới và đến nay vẫn chưa cho phép đăng ký mới. Trên cơ sở quy định của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Cục BVTV đã tiến hành rà soát toàn bộ danh mục thuốc BVTV và cũng xác định các hoạt chất nào mà có đầy đủ bằng chứng về mặt khoa học là hoạt chất đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến môi trường, hiệu lực sinh học thấp… thì Cục BVTV cũng tiến hành loại bỏ khỏi danh mục được phép sử dụng. “Đến bây giờ chúng tôi đã loại bỏ 6 hoạt chất ra khỏi danh mục với số lượng 1.024 tên thương phẩm. Cục BVTV vẫn đang tiếp tục rà soát bởi công việc này không thể xong trong ngày một, ngày hai” – ông Hoàng Trung nhấn mạnh.
Cũng theo ông Hoàng Trung, Cục BVTV đã hoàn chỉnh 6 báo cáo về mặt kỹ thuật về 4 hoạt chất, 3 hoạt chất khác cũng đang được xem xét, trong đó có cả hoạt chất glyphosate, để có đầy đủ bằng chứng báo cáo lãnh đạo Bộ NNPTNT xem xét loại bỏ ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. “Hiện nay chúng tôi đang tiếp tục hoàn thiện các báo cáo này, trên cơ sở góp ý của các hội đồng khoa học; các ý kiến phản biện từ các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các hoạt chất khác có sự đồng thuận rất cao, tuy nhiên riêng báo cáo về hoạt chất glyphosate hiện có 2 luồng ý kiến khác nhau. Chính vì vậy, Cục BVTV rất thận trọng. Dù báo cáo đã làm xong nhưng vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến. Tất cả các thông tin liên quan đến vụ việc của Monsanto, Bộ trưởng Bộ NNPTNT cũng như lãnh đạo Cục BVTV rất quan tâm, theo dõi sát và chờ kết quả cuối cùng trong phiên xử phúc thẩm của của Tòa án ở San Francisco, bang California trong 45 ngày tới” – ông Hoàng Trung nêu ý kiến.
Thuốc diệt cỏ phổ biến Roundup chứa glyphosate bị cấm sử dụng ở Colombia (ảnh minh họa). Ảnh: A.C
Mỗi năm khoảng 30.000 tấn glyphosate được sử dụng ở Việt Nam
Video đang HOT
Theo Cục trưởng Cục BVTV Hoàng Trung, nếu tại phiên tòa phúc thẩm phán quyết giữ nguyên bản án tại phiên sơ thẩm, thì được hiểu rằng họ có đầy đủ căn cứ về mặt khoa học kết luận hoạt chất glyphosate là chất gây ung thư cao đối với con người. Cục BVTV coi đây là một căn cứ đáng tin cậy để Cục BVTV tham mưu, báo cáo lãnh đạo Bộ NNPTNT loại bỏ hoạt chất glyphosate. “Chúng ta đang hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ, một nền nông nghiệp sạch. Định hướng của Quốc hội, Chính phủ, hay ngành nông nghiệp cũng vậy, sản phẩm nông nghiệp làm ra phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; trả lại môi trường trong sạch trong nông nghiệp. Chính vì vậy, Cục BVTV ngày càng siết công tác quản lý thuốc BVTV, đặc biệt là siết chặt đầu vào. Cục BVTV liên tục rà soát danh mục thuốc BVTV để tiếp tục loại bỏ các loại thuốc quá cũ, thuốc độc hại mà mình đã có đủ bằng chứng. Ngay cả hoạt chất glyphosate cũng vậy, ngay khi có đủ bằng chứng gây ảnh hưởng sức khỏe con người, chúng tôi sẽ loại bỏ ngay ra khỏi danh mục sử dụng” – ông Hoàng Trung khẳng định. Hiện nay tại VN, hầu hết các sản phẩm thuốc BVTV có hoạt chất glyphosate đều do Monsanto phân phối cho các doanh nghiệp khác. Trong những năm qua, lượng glyphosate sử dụng ở VN rất lớn, mỗi năm khoảng 30.000 tấn. Chiếm 30% lượng thuốc BVTV nói chung và chiếm 60% trong nhóm thuốc trừ cỏ. Glyphosate chủ yếu sử dụng cho cây trồng trên cạn. Chính phủ hay Bộ NNPTNT không khuyến khích người dân sử dụng hay quá lạm dụng các biện pháp hóa học mà khuyến khích sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực BVTV.
“Phía Monsanto đang phản hồi rất mạnh, bằng cách là họ tìm các bằng chứng để chứng minh rằng hoạt chất glyphosate không gây ung thư. Tuy nhiên, việc phản hồi hay phản ứng của họ là việc của họ. Còn với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi chủ động và đang chờ phán quyết tại phiên xét xử phúc thẩm tại Mỹ; cùng với việc liên hệ với các tổ chức quốc tế, liên hệ với các quốc gia đã ban hành lệnh cấm sử dụng hoạt chất glyphosate, để có đủ bằng chứng chứng minh nó ảnh hưởng sức khỏe con người, là chúng tôi loại bỏ ra khỏi danh mục” – ông Hoàng Trung kiên quyết nói.
KHÁNH VŨ
Theo laodong.vn
Ớt bột nhiễm độc tố gây ung thư cực nguy hiểm, làm thế nào để nhận biết?
Bộ NN&PTNT vừa công bố thông tin chính thức quanh vụ 100% mẫu ớt bột được thu thập nhiễm chất Aflatoxin có thể gây ung thư khiến không ít người choáng váng.
Phát hiện ớt bột nhiễm chất Aflatoxin có thể gây ung thư
Bộ NN&PTNT vừa công bố thông tin chính thức quanh vụ 100% mẫu ớt bột được thu thập nhiễm chất Aflatoxin có thể gây ung thư. Cụ thể, sau khi có thông tin 100% mẫu ớt bột thu thập đều nhiễm Aflatoxin có thể gây ung thư của Viện Pasteur TPHCM công bố, Thanh tra Bộ cùng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và Cục An ninh kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp (A86) tiến hành xác minh.
Bộ NN&PTNT vừa công bố thông tin chính thức quanh vụ 100% mẫu ớt bột được thu thập nhiễm chất Aflatoxin có thể gây ung thư.
Các đoàn đã kiểm tra đột xuất tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh ớt bột của 11 địa phương ở cả 3 vùng gồm: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, TPHCM, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước. Với 262 mẫu ớt bột, ớt khô nguyên liệu được kiểm tra, kết quả cho thấy, số mẫu vượt ngưỡng dư lượng Aflatoxin cho phép là 95 mẫu/262 mẫu, chiếm 36,25%. Trong đó, tại cơ sở sản xuất, kho bảo quản chiếm 30,7%; tại hộ kinh doanh trong chợ chiếm 48,6%; tại siêu thị chiếm 21,6%.
Nguyên nhân được xác định là do hầu hết các cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản và kinh doanh ớt bột là dạng quy mô gia đình nên điều kiện chế biến, bảo quản kém đảm bảo, dẫn tới có độc tố vi nấm Aflatoxin trong sản phẩm ớt bột.
Các cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản và kinh doanh ớt bột là dạng quy mô gia đình nên điều kiện chế biến, bảo quản kém đảm bảo, dẫn tới có độc tố vi nấm Aflatoxin trong sản phẩm ớt bột.
Chưa hết, nhiều nơi có độ ẩm cao, mưa nhiều, không có thiết bị sấy, chủ yếu phơi tự nhiên, bao gói sơ sài dẫn đến ớt bột thường bị nhiễm nấm mốc Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus, đây là nguyên nhân chính sinh ra độc tố Aflatoxin.
Thông tin này khiến rất nhiều người tiêu dùng hoang mang. Vậy ớt bột nhiễm độc tố ung thư nguy hiểm thế nào? Làm thế nào để nhận biết và liệu có cách phòng tránh hay không?
Độc tố Aflatoxin có khả năng tích tụ nhiều năm mới gây ung thư, hãy cẩn trọng trong sử dụng ớt bột cũng như các thực phẩm khác
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thông thường thực phẩm được phơi khô dưới ánh mặt trời, nhiệt độ sẽ tiêu diệt nấm mốc và bào tử nấm nhưng sẽ không đảm bảo triệt để 100%. Bào tử nấm còn ẩn náu khi gặp thời tiết nóng ẩm sẽ hút ẩm sẽ sống lại, phát triển thành nấm mốc và sản sinh aflatoxin.
Aflatoxin là một nhóm các chất chuyển hóa của vi nấm, có độc tính cao.
Không chỉ ớt bột, ở những thực phẩm nhiều dầu, có thành phần protein cao như ngô, gạo, lạc, đỗ tương, ớt... đều dễ bị nấm mốc và xuất hiện độc tố aflatoxin.
Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm), Aflatoxin là một nhóm các chất chuyển hóa của vi nấm, có độc tính cao. Tổ chức Nghiên cứu Ung thư quốc tế IARC đã xếp loại aflatoxin B1 vào nhóm tác nhân gây ung thư cho người.
"Aflatoxin B1 có thể gây một số triệu chứng độc đối với gan nếu ở hàm lượng rất cao (vài mg/kg). Còn về độc tính lâu dài, aflatoxin B1 là chất gây ung thư, được xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư trên người. Nếu hàm lượng aflatoxin B1 trong thực phẩm vượt quá mức quy định và sử dụng thực phẩm trong thời gian dài, người sử dụng có nguy cơ mắc ung thư", PGS.TS Trần Đáng cho hay.
Điều đáng nói là, hầu như không có trường hợp nào tử vong ngay lập tức khi ăn thực phẩm nhiễm lượng lớn Aflatoxin. Giống như cả một quá trình tích tụ dần dần, chúng ta bị tích độc theo thời gian, ảnh hưởng đến rất nhiều các cơ quan, bộ phận khác nhau trong cơ thể, nhất là gan, lâu dần sẽ dẫn tới ung thư gan.
Trong trường hợp ăn phải thực phẩm nấm mốc mà không hay biết, chúng ta nên đi tiêm ngừa viêm gan siêu vi B để ngăn ngừa tác động phối hợp giữa Aflatoxin và viêm gan siêu vi B.
"Aflatoxin không bị phân hủy ở nhiệt độ cao, dù được nấu nướng ở nhiệt độ trên 200 độ C nên có suy nghĩ dùng nhiệt độ cao để khử chất này là hết sức sai lầm. Hay nhiều người có thói quen chà xát mốc ở lạc, đậu... rồi đem phơi khô, sau đó sử dụng bình thường cũng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe vì cách làm này không giúp loại bỏ độc tố", PGS.TS Trần Đáng khẳng định.
Làm sao để phân biệt bột ớt có nhiễm độc?
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để kiểm tra bột ớt có nhiễm độc ung thư hay không cũng như phòng tránh nguy cơ ung thư từ việc ăn ớt bột, người tiêu dùng cần chú ý: Khi thấy ớt bột hay bất cứ sản phẩm nào bị mốc thì phải vứt đi ngay, tránh rửa, đun nấu, phơi lại... để sử dụng lại. Đối với người sản xuất bột ớt cần phải sấy khô sản phẩm theo tiêu chuẩn và bảo quản ở nhiệt độ, môi trường đảm bảo, có thời hạn sử dụng rõ ràng cho sản phẩm.
Trong trường hợp ăn phải thực phẩm nấm mốc mà không hay biết, chúng ta nên đi tiêm ngừa viêm gan siêu vi B để ngăn ngừa tác động phối hợp giữa Aflatoxin và viêm gan siêu vi B trong ung thư tế bào gan.
Mặc dù vậy giới chuyên gia cũng khuyên, người dân không cần phải quá lo lắng vì thông thường mỗi người không ăn quá nhiều ớt, lựa chọn mặt hàng có xuất xứ, thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng và chỉ tiêu chất lượng rõ ràng là có thể hoàn toàn yên tâm.
Theo Helino
Robot phẫu thuật cho người đàn ông mắc hai loại ung thư Nam bệnh nhân 58 tuổi sau khi sang Singapore hóa trị đã quay về Bệnh viện Chợ Rẫy để phẫu thuật hai khối u ung thư. Tháng 12/2017, bệnh nhân quê Vũng Tàu phát hiện khối u ác tính tại thực quản, bác sĩ chỉ định hóa trị và phẫu thuật. Cùng lúc đó, bệnh nhân phát hiện thêm khối u ác tính...