Thuốc diệt cỏ cực độc bán tràn lan
Dù ở Châu Âu và các nước phát triển đã cấm thuốc diệt cỏ Paraquat, nhưng ở nước ta, Paraquat vẫn được bày bán công khai và rất dễ mua. Hàng loạt vụ tự tử, ngộ độc Paraquat do uống nhầm đưa đến cấp cứu gần đây tại các BV thường có tỉ lệ tử vong hơn 90%…
Ngộ độc Paraquat: Không tử vong cũng tàn phế!
Vụ việc xảy ra mới đây tại BV Nhi Đồng 2, TPHCM, khi khoa Cấp cứu tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi tên T, 15 tuổi, cư ngụ tại Đồng Nai, sau 8 giờ uống 50ml thuốc diệt cỏ. T được bác sĩ chẩn đoán ngộ độc thuốc Paraquat. Trong thời gian nằm điều trị tại khoa Cấp cứu – Hồi sức -Thận nội tiết, diễn tiến bệnh T nặng dần với suy hô hấp, suy thận, suy gan. Các BS đã tiến hành cấp cứu lọc máu 2 đợt bằng phương pháp lọc với cột than hoạt, sử dụng phác đồ thuốc ức chế miễn dịch mạnh để ngăn ngừa xơ phổi tiến triển.
Nhiều ca ngộ độc được đưa vào cấp cứu tại BV Chợ Rẫy, TPHCM
Sau hơn 1,5 tháng điều trị, sức khoẻ T đã dần ổn định. Tuy nhiên, theo các BS, di chứng bệnh phổi tắc nghẽn ở bệnh nhân này về lâu dài khó tránh khỏi. Điều may mắn, đây là trường hợp hy hữu vì lâu nay, khi bị ngộ độc bằng thuốc diệt cỏ Paraquat thì trên 98% trường hợp đều tử vong.
Trước đó, khoa Cấp cứu của BV Nhi Đồng 1 đã tiếp nhận 3 trường hợp ngộ độc Paraquat là 3 chị em ruột tên Ng.T.N.D (9 tuổi, nữ), Ng.T.N.H (5 tuổi, nữ) và Ng.H.T (3 tuổi, nam) được chuyển từ BV tuyến trước lên. Khai thác bệnh sử, ghi nhận, vì giận chồng nên mẹ cho các cháu cùng uống thuốc diệt cỏ Paraquat tự tử và nói: “Uống ngừa say xe để đi thành phố chơi!”.
Sau khi uống, D phát hiện ra lọ thuốc diệt cỏ nên trốn ra ngoài và báo với hàng xóm. Ngay lập tức, cả 4 mẹ con được đưa đến BV tỉnh sơ cứu, rửa dạ dày, rồi chuyển 3 chị em đến BV Nhi Đồng 1. Các BS đã tiến hành xử lý và truyền dịch để tăng giải độc chất qua thận. Riêng D được tiến hành thay huyết tương khẩn cấp. Mặc dù cả 3 đều xuất viện về nhà, nhưng vẫn được hẹn tái khám theo dõi thường xuyên nhằm phát hiện các biến chứng muộn, đặc biệt là biến chứng xơ phổi.
Không chỉ trẻ em mới là nạn nhân của Paraquat, mới đây nhất, nam công nhân ngành cao su tại Đồng Nai uống liên tiếp hai nắp thuốc diệt cỏ Paraquat. Được chuyển đi cấp cứu nhưng chưa kịp làm thủ tục nhập viện, nạn nhân đã tử vong.
Hoặc trường hợp gây phẫn uất trong dư luận gần đây, vì bị một bạn nam cùng lớp ghép chân dung mình vào ảnh mặc áo cổ rộng rồi đưa lên Facebook làm trò đùa, em N.T.T.L (18 tuổi, ở Hà Nội) đã uống thuốc diệt cỏ tự tử và tử vong trước ngày thi đại học.
Tại các BV như Chợ Rẫy, 115, Trưng Vương, Nhi Đồng 1, 2, hầu như tháng nào các BV này cũng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu do ngộ độc thuốc diệt cỏ ở các vùng ngoại thành TPHCM và các tỉnh lân cận.
Cảnh báo ngộ độc Paraquat đang tăng lên
Video đang HOT
Thống kê sơ bộ từ tháng 9.2004 đến đầu năm 2013 của khoa Bệnh nhiệt đới, BV Chợ Rẫy thì đã có 1.552 ca nhập viện do ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat. Theo TS.BS Trần Quang Bính -Trưởng khoa, hầu hết người uống độc chất này đều muốn tự tử. Độ tuổi trung bình ngộ độc thuốc Paraquat là 27,2, hơn 63% nạn nhân là nam giới, chủ yếu là công nhân. Nguy hiểm hơn, số người ngộ độc Paraquat đang tăng lên theo từng năm.
Các BS cho biết, Paraquat là loại hóa chất cực độc có trong thuốc diệt cỏ đã bị cấm ở Châu Âu nhưng lại đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Chỉ cần uống một lượng nhỏ chất này thì nguy cơ tử vong rất cao vì đến nay khoa học chưa nghiên cứu ra thuốc kháng độc, điều trị ngộ độc Paraquat. Cho tới nay chỉ có thể điều trị triệu chứng và nâng đỡ, chứ chưa có biện pháp nào hữu hiệu để can thiệp.
Bệnh nhân uống nhiều sẽ tử vong ngay, uống ít thì tử vong sau 5-7 ngày. Cũng có trường hợp sau ngộ độc 3-4 tháng mới tử vong do xơ phổi. Tại một hội thảo về chống độc do BV Chợ Rẫy tổ chức, PGS-TS Chen Chang Yang -Trung tâm Chống độc quốc gia Đài Loan (Trung Quốc) – cho biết, trung tâm thường từ chối không cấp cứu nếu bệnh nhân chuyển đến BV sau hơn 2 giờ uống Paraquat. Tại VN, thời gian “tận dụng giờ vàng” cho bệnh nhân ngộ độc Paraquat thường dài hơn 6 giờ sau khi uống. Và nếu như áp dụng theo đúng “chuẩn tận dụng giờ vàng” sau 2 giờ, thì tại VN bệnh nhân bị ngộ độc do Paraquat có mặt tại BV sau 2 giờ là… điều không tưởng. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân đến BV Chợ Rẫy đã bước sang ngày thứ ba.
BS Tôn Thất Quỳnh Ái – nguyên Trưởng khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy – cho biết, dù biết rửa ruột làm bệnh nhân đau đớn, tình trạng loét niêm mạc, thực quản, xuất huyết tiêu hoá… nặng hơn, nhưng lương tâm và đạo đức nghề nghiệp khiến các BS vẫn phải làm. 20-30mg/kg là liều lượng cảnh báo bệnh nhân có thể tử vong nếu uống. Qua điều tra bệnh sử, đa số bệnh nhân ngộ độc Paraquat thường là các gia đình nông dân nghèo, ít học. Chỉ một lần chạy thận lọc máu, bệnh nhân phải mua một màng lọc Paraquat 8-12 triệu đồng và chạy thận liên tục trong 8 giờ với sự theo dõi nghiêm ngặt của ít nhất là 2 điều dưỡng.
Cho đến nay, các phương pháp điều trị được áp dụng là chạy thận nhân tạo, lọc máu liên tục. Tuy nhiên phương pháp can thiệp này chỉ mang lại hiệu quả đối với những nạn nhân nhập viện trước 2 giờ kể từ khi uống Paraquat. Với những nạn nhân nhập viện trễ hơn, Paraquat đã ngấm vào các tổ chức, cơ quan của cơ thể nên hầu như vô phương cứu chữa.
Theo Dantri
Bé sinh non thoi thóp thở và chiếc phong thư bí ẩn
Bên cạnh bé trai sinh non 30 tuần tuổi ở khoa Hồi sức sơ sinh - BV Nhi Đồng 2 là một chiếc phong thư mang những lời ấm áp đang an ủi và động viên hài nhi vượt qua bệnh tật, dù giờ đây cha mẹ bé đã bỏ đi xa.
Hàng chục chiếc giường trong phòng cách ly của khoa Hồi sức sơ sinh thoạt nhìn rất giống nhau: đầu giường là máy móc thiết bị, đủ thứ dây nhợ nối từ máy đến những thân hình bé nhỏ quấn trong chiếc chăn hồng. Không một tiếng khóc, tiếng cười, chỉ có âm thanh "tút tút" đều đặn là dấu hiệu sinh tồn rõ ràng nhất ở nơi đây.
Nhưng riêng chiếc giường số 07 có một phong thư dán ngay đầu giường: " Thiên thần nhỏ! Mong con sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này. Gia đình, cha mẹ, các nhà hảo tâm luôn bên cạnh che chở và cùng con đón chào một tương lai tươi sáng, không còn bệnh tật, ốm đau. Cố lên con nhé, yêu con nhiều!" - gửi đến con bà Lê Thị Nguyệt Minh.
Chiếc phong thư nói lên tất cả: cháu bé chưa được đặt tên đã bị người thân ruồng bỏ rồi!
Người thân của con bà Lê Thị Nguyệt Minh chỉ xuất hiện trong tuần đầu tiên bé nhập viện
Lần giở hồ sơ, thông tin về người mẹ rất sơ sài. Chị khám thai ở BV Hồng Ngọc, sinh nở tại BV Hoàn Hảo (Bình Dương), và một dòng địa chỉ mong manh ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bác sĩ Xuân An tại khoa Hồi sức sơ sinh cho biết: "Bé trai con bà Lê Thị Nguyệt Minh sinh non khi mới 30 tuần tuổi và được chuyển đến đây ngay trong đêm 19/4/2013. Do sinh non nên bé bị bệnh màng trong độ 3 (còn gọi hội chứng suy hô hấp sơ sinh do phổi chưa trưởng thành), nhiễm trùng và rối loạn đông máu sơ sinh".
Từ ngày 6/7, bé được ngưng máy thở, sức khỏe cải thiện theo chiều hướng tốt nhưng chưa thể tiên lượng sắp tới sẽ thế nào. Trong tuần đầu tiên vẫn có cha bé túc trực ở phòng thân nhân nhưng sau đó, loa gọi mãi không thấy anh vào nữa.
Ngày qua ngày, bé trai chống chọi với bệnh tật cùng với tình yêu thương của y bác sĩ và lời động viên của "người bạn" đặc biệt nơi đầu giường
Con bà Lê Thị Nguyệt Minh chỉ là một trong 7 cháu bé bị bỏ rơi tại BV Nhi Đồng 2, đang có tên trong danh sách kêu gọi giúp đỡ tại Tổ trợ giúp bệnh nhân nghèo. Danh sách này sẽ còn thay đổi vì có những trường hợp không chắc chắn cha mẹ đã bỏ rơi hay chưa, và cũng có những bé sẽ khỏi bệnh, được chuyển về trung tâm bảo trợ xã hội.
Đa số bé bị bỏ rơi thường có dị tật hay bệnh bẩm sinh, phải điều trị lâu dài. Cha mẹ ít hiểu biết về chế độ ưu đãi dành cho trẻ dưới 6 tuổi, sợ không lo nổi viện phí nên trốn luôn. Hoặc ròng rã nhiều ngày tháng túc trực ở bệnh viện, họ chán nản mà bỏ cuộc.
Cũng có trường hợp vợ chồng giận nhau, bỏ mặc con cho bác sĩ: "Con anh đó, đi mà chăm sóc". Nếu may mắn, người cha hoặc người mẹ xót con mà quay lại bệnh viện. Đôi khi có cha mẹ bỏ con nhưng vẫn âm thầm theo dõi xem con mình có được người ta cưu mang hay không...
Vậy thì bé trai có chiếc phong thư ở đầu giường ơi, con ở trường hợp nào? Con chưa biết nói, chỉ nằm yên thở nhẹ. Đôi mắt thỉnh thoảng hé mở rồi nhắm nghiền, phải chăng con tìm người thân, tìm lại giọng nói thân quen mà con mơ hồ nghe được khi còn trong bụng mẹ? Phải chăng con đang nằm đợi số phận nào sẽ xảy đến với mình?
Dù cho điều gì sẽ xảy ra, cầu mong ý chí sinh tồn nơi con luôn mạnh mẽ. Bởi vì chiếc phong thư bên cạnh con đang nói: " Gia đình, cha mẹ, các nhà hảo tâm luôn bên cạnh che chở và cùng con đón chào một tương lai tươi sáng, không còn bệnh tật, ốm đau".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1073: Con bà Lê Thị Nguyệt Minh, khoa Hồi sức sơ sinh, BV Nhi Đồng 2 (14 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, quận 1, TPHCM). Hoặc: Tổ trợ giúp bệnh nhân nghèo, BV Nhi Đồng 2. Điện thoại: 08.2228.4692
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Bé 3 tháng tuổi tổn thương não do bị cha ném xuống đường Bé Nguyễn Văn Tuấn, 3 tháng tuổi phải điều trị tại khoa Hồi sức Chống độc - BV Nhi Đồng 2 với do bị xuất huyết não sau khi bị chính cha ruột của mình ném xuống đường. "Đời người con gái mười hai bến nước...", chị Kim Thị Thu Lan (27 tuổi), một thôn nữ hiền lành ở xã Phú Tâm, huyện...