Thuốc cổ truyền “gây họa”, Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm
Giả mạo thuốc cổ truyền, trộn tân dược vào thuốc cổ truyền là thực tế đang khiến nhiều bệnh nhân “gặp họa” trong quá trình sử dụng. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) yêu cầu các địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm.
Như Dân trí đã thông tin (ngày 30/3) trong bài viết: “Trị tiểu đường bằng thuốc “xanh nâu” 2 bệnh nhân bị suy thận cấp” phản ánh thực tế xảy ra tại tỉnh Đồng Nai. Các bệnh nhân gồm bà Lê Thị K.A. (58 tuổi), ông Trần Thanh D. (61 tuổi) bị bệnh tiểu đường, được giới thiệu sử dụng một loại thuốc đông y dạng viên gồm 2 màu xanh và nâu với liều lượng sử dụng 8 viên mỗi ngày.
Các viên màu xanh và nâu được cho là thuốc đông y đã khiến bệnh nhân bị suy thận cấp sau khi sử dụng
Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn sử dụng, người bệnh đã phải nhập viện cấp cứu vì rối loạn tiêu hóa, lơ mơ, nôn ói… Sau thăm khám, bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO xác định cả 2 trường hợp trên đều bị suy thận cấp, nhiễm toan máu nặng, nguy cơ tử vong rất cao. Sau khi điều trị tích cực bằng truyền Insulin tĩnh mạch liên tục để kiểm soát đường huyết, dùng thuốc chống toan máu và truyền dịch cân bằng điện giải, 2 bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai lọc máu tích cực.
Ghi nhận những thông tin Dân trí phản ánh, ngày 8/5, ông Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược Cổ truyền (Bộ Y tế) đã ký công văn về việc “tăng cường kiểm tra, truyền thông sử dụng thuốc cổ truyền có chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng” gửi Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
Nội dung công văn ghi rõ, Cục đã nhận được một số kết quả kiểm nghiệm và thông tin trên các cơ quan truyền thông về những sản phẩm giả mạo thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền có trộn các hoạt chất tân dược không được đăng ký lưu hành, như: thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, thuốc dùng ngoài điều trị trùng thú cắn… và một số loại thuốc khác.
Video đang HOT
Người dân nên đến các bệnh viện để được sử dụng thuốc rõ nguồn gốc và chất lượng.
Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đề nghị sở y tế các tỉnh tăng cường kiểm tra những sản phẩm có trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả cơ sở công lập và tư nhân); cơ sở kinh doanh, sản xuất trên địa bàn tỉnh, thành phố. Xử lý nghiêm các cơ sở sử dụng sản phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ theo quy định của pháp luật.
Cục cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh chủ động phối hợp với các cơ quan, lực lượng có liên quan như Cơ quan Công an, Quản lý thị trường, Ban chỉ đạo về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức kinh doanh thuốc cổ truyền không được đăng ký lưu hành và không có nguồn gốc, xuất xứ.
Tăng cường hoạt động truyền thông, hướng dẫn cho người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở kinh doanh nhận thức rõ sự nguy hại tới sức khoẻ và trách nhiệm của việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc cổ truyền không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng theo quy định của pháp luật và không do các cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Cẩn thận biến chứng hôn mê gan nguy hiểm
Hôn mê gan là biến chứng rất nguy hiểm của xơ gan, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân - ẢNH: BVCC
Hôm 30.4, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) thông tin, ông M.V.V (54 tuổi, ở An Giang) bị hôn mê gan đã được Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc của bệnh viện hồi sức cứu sống thành công.
Ông V. được phát hiện bị viêm gan siêu vi B cách đây hai năm. Bệnh nhân uống thuốc theo toa kèm thuốc nam tự mua được vài tháng sau đó bỏ ngang việc điều trị.
Cách đây 3 tháng, bệnh nhân được chẩn đoán bị xơ gan và cũng tự uống thuốc nam không rõ loại. Đến một tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân thấy đau lưng nhiều và đã đi bác sĩ tư khám bệnh, được chẩn đoán bị thoái hóa cột sống thắt lưng và được chích thuốc, uống thuốc giảm đau không rõ loại.
Sau đó, bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém, nôn ói, tiêu phân đen sệt. Cho đến khi người nhà phát hiện ông V. hôn mê tại giường, lay gọi không dậy mới hốt hoảng đưa nhập viện bệnh viện địa phương, rồi chuyển lên Bệnh viện Nhân dân 115.
Bệnh nhân đã được đặt nội khí quản, thở máy.
Qua thăm khám và các kết quả xét nghiệm, bác sĩ xác định ông V. bị hôn mê gan, xơ gan, viêm gan siêu vi B mạn tính, có xuất huyết tiêu hóa trên nghi do loét dạ dày tá tràng, tăng huyết áp.
Bệnh nhân được các bác sĩ tiến hành hồi sức tích cực và điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhân dân 115.
Sau sáu ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân cải thiện rõ rệt, dần phục hồi sức khỏe.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Huyền, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhân dân 115: Xơ gan là bệnh lý gan mạn tính gây suy giảm chức năng tế bào gan và có biến chứng hôn mê gan rất nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong
Người bệnh nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, khi có dấu hiệu bất thường cần lập tức đến các trung tâm y tế chuyên khoa, uy tín để thăm khám.
"Đặc biệt, cần hỏi có ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống, kết hợp các loại thuốc đông tây y", bác sĩ Huyền khuyến cáo.
Bên cạnh đó, theo bác sĩ Huyền, người bệnh gan cần tránh làm nặng thêm tình trạng suy tế bào gan bằng cách tránh dùng chất kích thích, rượu bia, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, ăn uống dư protein.
Ngoài ra cần tránh bị táo bón bằng cách ăn các thực phẩm giàu chất xơ (rau, củ, quả...).
Nên chích ngừa vắc xin cúm định kỳ để hạn chế bị nhiễm trùng.
Theo Thanh niên
Ngày tàn của tập đoàn đông dược lừa đảo bé gái ung thư Quanjian (Quyền Kiện) từng là một trong các ông lớn của ngành chăm sóc sức khỏe Trung Quốc, trụ sở tại thành phố Thiên Tân. Tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực y học cổ truyền, thuốc đông y, mỹ phẩm, ngân hàng, bảo hiểm, bóng đá, đua ngựa... Cho đến đầu năm nay, Quanjian từ lâu là một thế lực lớn. Quá...