Thuốc chữa bệnh từ nhựa cây
Nhựa lấy từ thân cây bồ đề vào mùa hạ thu, nhựa hứng được từ lá lô hội, nhựa từ thân cây sung, nhựa được trích từ nhiều loài thông… đều có giá trị chữa bệnh nhất định. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ nhựa cây.
Nhựa bồ đề có tên thuốc là an tức hương: Rạch thân cây, nhựa sẽ chảy ra kết lại thành những giọt to, dẹt, màu trắng đục hoặc vàng nhạt, có mùi thơm dịu như vani, phơi âm can đến khô. Theo các tài liệu cổ, an tức hương có vị cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng khai khiếu, giảm ho, tiêu đờm, chống viêm, làm se, trừ tà khí.
Chữa viêm phế quản mạn tính: An tức hương 5g tán mịn, hòa với ít rượu cho tan rồi trộn với 100ml siro, lắc đều. Ngày uống 10-20g, chia 2 lần.
Chữa nẻ vú, làm lành vết thương: An tức hương 20g ngâm với 100g cồn (80 độ) trong 10-15 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Bôi vào nơi tổn thương ngày 3 lần. Cồn thuốc này còn dùng để ngậm chữa viêm quanh chân răng.
Vị thuốc an tức hương.
Chữa trúng phong, hôn mê, đau bụng, thổ tả: An tức hương 2-4g sắc với nước nhỏ lửa, chia uống trong ngày.
Nhựa trích từ nhiều loài thông được tinh chế như sau: đổ nhựa thu hoạch vào nước, đun nóng, cặn bã trong nhựa sẽ lắng xuống cùng với nước, gạn lấy nhựa tốt ở trên. Nhựa thông được dùng làm thuốc có độ đặc sền sệt, hơi có màu, mùi hăng đặc biệt, chứa tinh dầu. Để yên nhựa chia làm 2 lớp, lớp trên mỏng, trong, màu vàng sẫm. Lớp dưới lượng ít hơn nhưng màu đặc sánh. Khi dùng lắc đều.
Nhựa thông đã tinh chế lấy chất terpin được dụng làm thuốc ho và làm thuốc diệt khuẩn đường tiết niệu. Dùng riêng bôi nhựa thông một lớp thật mỏng để chữa ghẻ lở.
Chữa đau nhức khớp sưng tấy: Nhựa thông 40g, nhựa cây sau sau 40g, sáp ong 10g, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút. Để nguội, phết lên giấy, dán lên chỗ sưng đau.
Chữa nhọt mủ: Nhựa thông vừa đủ với bồ hóng bếp, gai bồ kết, quả bồ hòn (đốt thành than) lượng bằng nhau, đánh nhuyễn thành dẻo quánh mềm, phết vào giấy làm cao để đắp lên nhọt mưng mủ.
Nhựa thông còn cho tinh dầu và tùng hương làm thuốc.
Nhựa thông cho tinh dầu và tùng hương làm thuốc.
Tinh dầu (phần bay lên qua cất kéo hơi nước của nhựa thông đã tinh chế). Dùng chữa các bệnh ngoài da nhiễm khuẩn do tác dụng tiêu sưng, diệt khuẩn. Phối hợp với cồn long não, salixilat metyl làm thuốc xoa bóp chữa đau nhức.
Video đang HOT
Tùng hương (phần còn lại sau khi cất nhựa thông lấy tinh dầu): Tùng hương có vị đắng ngọt, mùi thơm, tính ôn. Có tác dụng khu phong diệt khuẩn, sinh cơ, giảm đau, chữa mụn, nhọt, ghẻ lở. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị khác (hoàng liên, hoàng cầm, khổ sâm, sà sàng tử, đại hoàng, khô phân…) để đắp lên mụn nhọt lâu ngày không khỏi.
Chữa băng huyết, nôn ra máu: Tùng hương đốt hứng lấy muội khói 10g hòa với 20g da trâu đã đun chảy để uống.
Chữa hen suyễn: Tùng hương 200g, tỏi 200g; dầu vừng 100g, riềng 100g, long não 4g. Nấu thành cao dán lên huyệt.
Nhựa hứng được từ lá lô hội: Sấy cho đặc lại hoặc ép lấy dịch lá, rồi cô cách thủy cho khô. Dược liệu là những cục nhựa có dạng tinh thể màu nâu đen óng ánh, hoặc màu ánh lục, khi khô thì giòn, vị rất đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nhuận tràng, lợi gan mật, thông tiểu, chữa táo bón, khó tiêu.
Trị táo bón mạn tính: Lô hội 20g, chu sa 15g, cùng tán nhỏ, hòa với ít rượu làm viên. Mỗi lần uống 4g với rượu hoặc nước cơm, ngày 2 lần
Trị táo bón, tiểu đỏ, tiểu ít, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn thì co giật, phát cuồng, nói nhảm: Lô hội, đại hoàng, thanh đại (thủy phi), mỗi thứ 4g, đương quy, long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, hoàng bá, hoàng liên mỗi vị 6g, mộc hương 5,5g, xạ hương 0,3g (để riêng). Tán bột, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 6-10g, ngày 3 lần.
Dùng ngoài, nhựa lô hội chưa chế biến đem bôi chữa bỏng, mẩn ngứa, côn trùng đốt. Người ta đã pha chế gel lô hội để điều trị vết thương phần mềm, viêm da thâm tím hoặc trầy xước, vảy nến, trứng cá, trĩ, bỏng do nhiệt ở độ I và độ II.
Chú ý : Không dùng gel lô hội bằng đường uống.
Không dùng lô hội trong những trường hợp viêm ruột, mất nước, co cứng cơ, đau bụng, viêm thận, nôn mửa. Trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Nhựa sung – vị thuốc rất quý: cố GS. TS. Đỗ Tất Lợi có ghi lại công dụng của nhựa sung là để chữa các bệnh nhức đầu và bệnh ngoài da như chốc, nhọt, sưng đau, tụ máu.
Chữa mụn nhọt bắp chuối, chốc lở, tụ máu, sưng vú: Rửa sạch chỗ đau, lau khô. Lấy nhựa sung bôi trực tiếp vào chỗ đau. Có thể trộn nhựa sung với lá sung non, giã nát rồi đắp vào nơi tổn thương.
Đối với mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu mụn đã vỡ mủ, đắp để hở miệng. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi của mụn thì giã thêm 1 củ hành tươi trộn với nhựa sung rồi đắp lên trên, để hở miệng. Trong trường hợp sưng vú, đắp hở đầu vú. Khi ngã bị xây xước, đắp thuốc phải chừa chỗ xây xước, vết thương hở, chỉ đắp nơi sưng đỏ hoặc tím.
Trường hợp có nhiều mụn đỏ mọc trên mặt lấy khoảng 500g lá sung nấu nước xông, ngày một lần, dùng nước xông rửa nơi có mụn.
Trị đau đầu vùng thái dương: nhựa sung mới lấy, phết đều lên mặt của 2 mảnh giấy bản có đường kính khoảng 3cm, dán nhẹ vào 2 bên thái dương, sẽ có tác dụng giảm đau rõ rệt đồng thời có thể ăn 20 – 30g lá sung non hoặc uống khoảng 5ml nhựa sung tươi, hòa với nước sôi để nguội.
Tác hại đáng sợ khi dùng dầu gió cho trẻ sai cách
Dầu gió được sử dụng trong các gia đình để đề phòng cảm cúm, đau bụng, đau đầu. Nhưng trong nhiều trường hợp, chính dầu gió lại gây nguy hiểm con nếu cha mẹ dùng sai cách.
Tác hại khi dùng dầu gió cho trẻ sai cách
Hôn mê sâu, ngưng thở vì uống nhầm dầu gió
Ngày nay gần như bất cứ gia đình nào cũng có 1 chai dầu gió để phòng khi cảm, sốt, đau bụng hay đau đầu... Nhưng chính vì nó quá quen thuộc nên nhiều người nghĩ rằng dầu gió vô hại. Do đó, mọi người thường không có ý thức cất lọai dầu này cẩn thận và xa tầm với của trẻ nhỏ. Dẫn đến rất nhiều trường hợp trẻ vì tò mò đã uống nhầm dầu gió, nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của trẻ.
Các mẹ lưu ý, đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi tuyệt đối không sử dụng dầu gió để cho bé uống, dù có pha loãng. Nó chỉ có tác dụng bôi ngoài da, nếu uống sẽ hủy hoại niêm mạc hệ tiêu hóa, gây suy hô hấp...
Ảnh minh họa
Nhiều loại dầu gió không an toàn cho trẻ nhỏ
Không thể phủ nhận rằng dầu gió có rất nhiều công dụng. Nhưng một số loại không thể dùng cho trẻ nhỏ, bởi chúng không an toàn. Đó là các loại dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà hàm lượng cao, dù chỉ bôi bên ngoài nhưng quá tay cũng gây suy hô hấp, ức chế tuần hoàn khiến tim ngừng đập và ngừng thở rất nguy hiểm.
Do đó, đối với trẻ nhỏ mẹ nên sử dụng loại dầu gió chuyên dùng cho trẻ, không chứa tinh dầu bạc hà, phù hợp với thể trạng yếu và chưa hoàn thiện ở trẻ.
Dùng nhiều gây suy hệ hô hấp
Theo các chuyên gia, việc thường xuyên bôi dầu gió hay hít dầu gió thường xuyên cũng khiến hệ hô hấp của trẻ bị suy yếu, dễ mắc bệnh, đặc biệt khi thay đổi thời tiết. Việc làm dụng dầu gió bôi cho con cũng gây ra hiện tượng nhờn dầu, khiến dầu mất tác dụng và gây ra các tác hại.
Tốt nhất, mẹ chỉ nên dùng dầu gió cho con trong trường hợp thực sự cần thiết như: cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau khớp, đau gân, đầy hơi, khó tiêu, chống lạnh đường hô hấp...
Ảnh minh họa
Trong dầu gió có chứa một số chất độc hại cho trẻ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thành phần của dầu gió còn có chứa eukalyptol và camphor, đặc biệt camphor là một chất độc đối với trẻ em. Lượng camphor cho phép trong các chế phẩm dầu gió chỉ khoảng 3 - 11%. Nếu lạm dụng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) thì hệ hô hấp bị tổn thương, thậm chí ngưng thở.
Tùy vào lượng dầu nhiều hay ít, khi bị ngộ độc, camphor có thể gây tác hại với những triệu chứng xuất hiện chỉ trong vòng 5 - 90 phút sau tiếp xúc.
Biểu hiện sớm là bỏng miệng, hầu họng, buồn nôn, nôn mửa, lừ đừ, sau đó là co giật, hôn mê, suy hô hấp nặng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng.
Có thể gây hạ thân nhiệt
Khi dùng nhiều dầu gió có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi nên dễ gây hạ nhiệt thân thể. Do đó nếu trẻ bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp phải đặc biệt chú ý không nên dùng.
Ảnh minh họa
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng dầu gió cho trẻ
Đối với trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng các sản phẩm dầu gió dành riêng cho trẻ.
Hạn chế tối đa việc sử dụng với trẻ sơ sinh.
Tuyệt đối không để trẻ uống.
Trước khi bôi dầu cần rửa sạch tay và rửa sạch, lau khô vùng da bị đau. Nên lấy đầu ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp thay bằng việc đổ dầu trực tiếp lên vùng da, bôi lên chỗ đau nhức hay vết côn trùng cắn đốt.
Đau bụng, khó tiêu bôi vào vùng quanh rốn, còn nhức đầu bôi thái dương. Lưu ý khi bôi miết nhẹ nhàng, day tròn, ấn bằng ngón tay trỏ.
Trong một ngày không dùng quá hơn 3 - 4 lần; không bôi lên niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở.
Trường hợp mắc bệnh mãn tính, khi dùng cần có sự tư vấn của các bác sỹ.
Người đàn ông Hải Phòng tử vong vì ăn hải sản sống Sau khi ăn hải sản chưa nấu chín vài giờ, ông Đ. rơi vào trạng thái sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và không qua khỏi sau 4 ngày điều trị. BS Vũ Viết Sáng, Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, BV Trung ương Quân đội 108 cho biết, khoa vừa tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân...