Thuộc cấp lên tiếng “bênh” bị cáo Phạm Công Danh
Thuộc cấp của bị cáo Phạm Công Danh cho rằng, trong vụ án này, Danh bị thiệt hại nặng nhất bởi sau khi tiếp quản Ngân hàng Đại Tín, Phạm Công Danh phải dùng tài sản gồng gánh trả nợ và hôm nay trở thành bị cáo tại phiên tòa này.
Ngày 23.1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê cùng 44 bị cáo phạm tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại các ngân hàng: VNCB, Sacombank, TPBank và BIDV tiếp tục với phần tranh luận.
Đáng chú ý trong phần này, một số bị cáo là thuộc cấp của Phạm Công Danh đã lên tiếng nói giúp cho Danh liên quan đến các hành vi gây thiệt hại cho VNCB. Trong phần tự bào chữa, bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) đã đưa ra câu hỏi: “Bị cáo Phạm Công Danh được gì từ khi tiếp quản Ngân hàng Đại Tín từ bà Hứa Thị Phấn?”. Bị cáo Khương chia sẻ, khi đó, ngân hàng âm 2.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm 5.000 tỷ đồng. Ngân hàng này đang nợ 22.000 tỷ đồng nên bị cáo Danh phải dùng tất cả nguồn lực của mình để duy trì hoạt động VNCB.
Bị cáo Khương nêu thời điểm đó, Ngân hàng Đại Tín không thể huy động được vốn nên Phạm Công Danh đứng ra huy động và ôm khoản nợ 22.000 tỷ đồng. Cũng theo bị cáo Khương, sau khi nhận nợ bị kiểm soát đặc biệt, không cho tăng trưởng tín dụng, hàng năm ngân hàng phải trả lãi hơn 2.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bị cáo Danh được cho là bị thiệt hại nhiều sau khi tiếp quản Ngân hàng Đại Tín.
Riêng về khoản tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ, khi Ngân hàng Nhà nước buộc tăng từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng, số tiền này do 22 cổ đông đóng góp nhưng bị cáo Khương cho biết, thực chất tiền đó là của Phạm Công Danh. Thời điểm năm 2013, VNCB đã âm vốn nên ông Danh dùng giấy đất cầm cố nhằm tăng vốn điều lệ giữ ngân hàng. “Con số mà CB Bank nêu ra là gộp chung, cần tách bạch mới rõ ràng được. Huy động vốn dân 9%, cho vay 14%, vì vậy việc ông Danh làm là có lợi cho VNCB. Nay CB Bank cho rằng đã dùng hết là sai, không đúng. Tổng số tiền phải chăm sóc trên 4.000 tỷ (trả Dr.Thanh 2.760 tỷ, trả bà Phấn trên 3.000 tỷ). Ông Danh đã bỏ tiền của mình trên 20.000 tỷ để duy trì VNCB nhưng không được vì nhiều nguyên nhân, mong Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét bối cảnh”, bị cáo Khương nêu.
Trước đó, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB) cho rằng, trong giai đoạn 1 hay giai đoạn 2, bị cáo thấy có nhiều điểm không phù hợp trong số liệu. Thứ nhất là số liệu về tài chính của ngân hàng CB (trước đây là VNCB) do ngân hàng đưa ra. Bản thân bị cáo không hiểu số liệu về khoản âm vốn điều lệ của VNCB vì theo con số cuối cùng bị cáo biết có sự khác biệt lớn. Còn nhiều khoản treo từ thời của Mai lại không thấy trong số liệu…Ngoài ra, với số tiền gửi trên thị trường giai đoạn 2, Mai cho rằng, số liệu khác với số liệu bị cáo được biết trước đó, đồng thời cho rằng không biết vì sao vốn điều lệ lại âm nhanh như vậy.
Về khoản tiền 4.500 tỷ, bị cáo Phan Thành Mai cho rằng, số tiền đó đã quay về Ngân hàng Xây dựng và nếu không trả về cho cổ đông, cần phải làm rõ vì nó đã ở trong VNCB. Về khoản tại TPBank, Mai cho biết, lúc đó VNCB có ý định đầu tư trái phiếu. Bị cáo cũng nghĩ rằng, lúc đó đầu tư trái phiếu sẽ mang lại lợi ích cho ngân hàng. Còn khoản tại BIDV, do lúc đó Ngân hàng Xây dựng chưa được tăng trưởng tín dụng nên mới sử dụng phương án để BIDV cho vay các doanh nghiệp. Bị cáo Mai tiếp tục xin HĐXX xem xét cho các bị cáo ở các ngân hàng khác, bị cáo ở các công ty thành viên khác do họ vô tình mà phạm tội, họ không biết câu chuyện thực ở VNCB.
Trong khi đó, luật sư bào chữa cho các bị cáo đề nghị HĐXX xem xét bối cảnh xảy ra vụ án để đánh giá toàn diện. Các luật sư cũng cho rằng, đại diện Viện kiểm sát (VKS) đề nghị mức án cho một số bị cáo là quá nặng cần xem xét lại, đồng thời luật sư đưa ra nhiều thông tin xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo bởi gia đình khó khăn, có công cách mạng… Một số bị cáo như Mai Hữu Khương, Phạm Việt Thép, Lê Đài, Nguyễn An Vinh cũng cho rằng, VKS đề nghị mức án quá nghiêm khắc nên mong HĐXX xem xét lại.
Theo Danviet
Ông Trần Bắc Hà xin vắng mặt vì bị ung thư gan, tòa không chấp nhận
Nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án có đơn xin vắng mặt tại tòa nhưng không được chấp thuận, HĐXX cho biết tiếp tục viết giấy triệu tập những người này đến tòa để làm rõ các vấn đề liên quan.
Chiều 9.1, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) cùng đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tiếp tục với phần công bố cáo trạng của đại diện VKS.
Đáng chú ý, HĐXX thông tin đã nhận được kiến nghị cùng bệnh án của luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Hứa Thị Phấn (cố vấn cao cấp Ngân hàng Đại Tín) về việc đề nghị cho bà Phấn vắng mặt do sức khỏe. Theo đơn trình bày, bà Phấn mất 93%, chỉ còn 7% sức khỏe nên không đủ sức khỏe tham gia phiên tòa.
HĐXX trong phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và Trầm Bê.
Bên cạnh đó, HĐXX cũng cho biết vừa nhận được tất cả những đơn xin vắng mặt tại phiên tòa của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trong đó có ông Trần Bắc Hà, đã có đơn xin vắng mặt do đang điều trị bệnh ung thư gan tại bệnh viện và các lãnh đạo BIDV như ông Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang... xin vắng mặt vì sức khỏe yếu hoặc bận công tác. Những người có đơn xin vắng mặt tại tòa, giữ nguyên lời khai của mình tại cơ quan điều tra và sử dụng những lời khai này làm căn cứ để phục vụ cho việc làm rõ vụ án (nếu cần).
Tuy nhiên, chủ tọa Phạm Lương Toản cho rằng lời khai của những người này rất quan trọng, sự có mặt của những người này giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề cốt lõi của vụ án nên đã không chấp nhận đơn xin vắng mặt của những người trên. Đồng thời, chủ tọa phiên tòa cũng tiếp tục ký giấy triệu tập ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang và một số người khác tới tham dự phiên tòa.
Trước đó, trong chiều 8.1, đại diện VKS đề nghị phải triệu tập tất cả những người, đơn vị có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tòa để làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án. Trong đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX bằng mọi giá phải triệu tập ông Trần Bắc Hà đến tòa.
Theo như cáo trạng, trong vụ án này có gần 200 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng được triệu tập đến tòa để làm rõ vụ án. Trong đó có nhiều người có đơn xin vắng mặt. Trong phần thủ tục phiên tòa, HĐXX cho biết nhiều người có đơn xin vắng mặt đã khai báo đầy đủ nội dung với cơ quan điều tra, không cần thiết phải triệu tập đến tòa nên phiên tòa vẫn tiếp tục diễn ra.
Cũng trong chiều 9.1, do sức khỏe nhiều bị cáo tại tòa bị yếu nên HĐXX cho phép các bị cáo ngồi nghe đọc cáo trạng, chỉ đến phần kết luận các bị cáo mới đứng lên nghe. Riêng bị cáo Phạm Công Danh do sức khỏe yếu và bị suy thận độ 3 nên HĐXX cho phép bị cáo được vào phòng chăm sóc y tế để nghe cáo trạng. Ngoài ra các bị cáo: Trầm Bê, Nguyễn Việt Hà, Đặng Thị Bích Thuỷ và Trần Hiệp cũng được chủ toạ cho phép ngồi nghe cáo trạng vì lý do sức khoẻ.
Theo Danviet
Vụ Phạm Công Danh: Tòa không chấp nhận luật sư của ông Trần Bắc Hà Người đại diện của ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã nộp đầy đủ các giấy tờ chứng minh ông đang điều trị bệnh tại Singapore, sự vắng mặt của nguyên lãnh đạo ngân hàng BIDV được HĐXX chấp thuận. Sáng nay (16.1), phiên tòa xét xử Phạm Công Danh...