Thuộc cấp bà Hillary Clinton dính scandal coi thường thủ tướng
Trợ lý của bà Hillary Clinton thời bà còn là ngoại trưởng Mỹ đã có những trao đổi khiếm nhã qua thư từ riêng.
Trợ lý của bà Hillary Clinton “ coi thường” chính khách Anh
Trong thư từ trao đổi cá nhân với bà Hillary Clinton, Sidney Blumenthal, một trong những cố vấn cho cựu Ngoại trưởng Mỹ đã đánh giá Thủ tướng Anh David Cameron là chính trị gia “không tự tin và thiếu kinh nghiệm, ông ta sẽ không thể giữ được nước Anh trong Liên minh châu Âu”.
Tờ báo Anh The Times số ra hôm 3/8 còn cho biết thêm, ông Sidney Blumenthal còn nhận định Thủ tướng Anh là người “không sẵn sàng thực hiện cam kết”, đồng thời còn gọi Thị trưởng London Boris Jones là “hoàng tử-thằng hề”.
Vị Trợ lý của bà Hillary Clinton – hiện là ứng cử viên chủ chốt cho chức tổng thống trong cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2016 của Mỹ, còn đưa ra đánh giá về chính phủ của David Cameron, nói rằng nội các này “quý tộc hơn thời con gái người bán tạp phẩm Margaret Thatcher làm thủ tướng”.
Trong một thư khác, ông cảnh báo bà Hilary rằng Liên minh giữa Hoa Kỳ và Anh có thể bị tan vỡ bởi chính quyền Obama luôn tìm cách bôi nhọ Anh.
Ông Blumenthal đưa ra lời cảnh báo đối với bà Hillary Clinton từ năm 2009, khi bà còn là ngoại trưởng Mỹ. Đánh giá này được đưa ra một tuần sau khi Hoa Kỳ kêu gọi Anh ở lại trong EU. Khi đó, lời kêu gọi này được Anh coi là can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.
Suốt từ năm 2009 đến nay, Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố rằng ông dự định đạt được mục đích xem xét lại quan hệ của Vương quốc Anh với Liên minh châu Âu trước khi tiến hành cuộc trưng cầu về quy chế thành viên trong Liên minh vào năm 2017.
Bà Hillary Clinton và Thủ tướng Anh David Cameron trong bức ảnh chụp tại Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 14 tháng 3 năm 2012
Tờ Guardian nhắc lại rằng, Thủ tướng Anh David Cameron suốt 5 năm liền “luôn bày tỏ sự coi thường của mình đối với Liên minh châu Âu”. Các chính khách Anh cũng nhiều lần đe dọa sẽ rời khỏi EU nếu Liên minh không có những cải cách sâu rộng.
Anh đã hoãn cuộc trưng cầu về việc gia nhập vào cộng đồng châu Âu suốt 5 năm. Thậm chí, còn không tham gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Video đang HOT
Vương quốc này cũng đứng bên ngoài các vấn đề quan trọng khác của cộng đồng châu Âu và không có nỗ lực nào để củng cố EU, phó mặc mọi chuyện cho Đức và Pháp, ví dụ như trong cuộc xung đột Ukraine hay vấn đề “đi hay ở” của Hy Lạp.
Bê bối lớn của ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ
Hiện nay, sau scandal bị cáo buộc đã sử dụng kênh liên lạc không an toàn và nhiều dữ liệu nhạy cảm có thể bị lấy trộm, bà Hillary Clinton đang bị các phương tiện truyền thông Anh tiếp tục công bố thư từ của mình trong hộp thư cá nhân.
Cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố đang xem xét khả năng bắt đầu một cuộc điều tra đối với ứng cử viên đang tranh cử chức tổng thống Mỹ là cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Bà Hillary Clinton là ứng cử viên Tổng thống sáng giá của Đảng Dân chủ
Theo tờ báo New York Times, nguyên nhân của việc này là những cáo buộc cho rằng bà Hillary có thể sử dụng hòm thư cá nhân cho việc trao đổi e-mail công việc. Một nguồn tin cao cấp trong chính phủ thông báo là hai thanh tra viên liên bang đã gửi đi các yêu cầu liên quan.
Thanh tra sẽ kiểm tra xem trong các thông điệp e-mail của bà Clinton có chứa những dữ liệu mà, theo luật liên bang, sẽ chỉ được chuyển đi duy nhất qua hệ thống liên lạc đã được bảo vệ của chính phủ. Nếu những dữ liệu này được xác nhận, bà Clinton có thể bị truy tố hình sự.
Bà Clinton đã thừa nhận có sử dụng tài khoản e-mail cá nhân để gửi những thư tín công việc. Và chính bà đã cho phép công bố những e-mail trong thời gian mình đứng đầu Bộ Ngoại giao, trong đó có liên quan đến cuộc điều tra về vụ đại sứ Mỹ thiệt mạng ở Benghazi vào năm 2012.
Được biết, vụ bê bối này được phanh phui ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barak Obama lên tiếng khen ngợi rằng, bà Hillary Clinton sẽ là một Tổng thống xuất sắc của nước Mỹ.
Tuyên bố với các nhà báo vào hồi giữa tháng 4 tại một cuộc họp báo ở Panama, nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ tuyên bố, bà Hillary “từng là một ứng viên tuyệt diệu hồi năm 2008″ và là một Ngoại trưởng ưu tú, đồng thời là một người bạn của ông Obama.
Huy Bình
Theo_Báo Đất Việt
Khám phá xưởng nhồi 6000 xác động vật mỗi năm
Tại Namibia, nhồi xác động vật được xem là hợp pháp. Mỗi năm, các xưởng nhồi thú như Louw Mel có thể nhồi xác khoảng 6.000 con vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm như sư tử, tê giác. "Vua sư tử" Cecil sau khi bị giết hại, có thể bị đem tới đây để biến thành chiến lợi phẩm giá trị treo trong phòng khách.
9.000 USD cho phần đầu một chú hươu cao cổ hay 15.000 USD cho một con tê giác là mức giá những con vật đã được nhồi xác tại cửa hàng Louw Mel"s, một địa điểm tập kích ưa thích của các thợ săn thú tại thủ đô Windhoek, Namibia.
Nhồi xác động vật là một nghề phổ biến và hợp pháp ở Namibia nên không khó để tìm thấy các cửa hàng tương tự như LouwMel"s trên khắp đất nước miền Nam châu Phi này. Riêng tại cửa hàng này, có thể tìm thấy hơn 35 loại động vật hoang dã quý hiểm khác nhau từ sư tử, báo, voi cho đến tê giác.
Trong ảnh là cảnh các công nhân đang nhồi phần vòi voi vào mô hình.
Một chú cá sấu như trong hình sau khi được nhồi xác sẽ có giá 400 USD/mét.
Theo quy định của luật pháp Namibia, các thợ săn phải được cấp phép và bị giới hạn số lượng thú săn. Tuy nhiên, chia sẻ với tờ Daily Mail, những thợ săn dày dạn kinh nghiệm ở đây cho biết, chỉ cần có số tiền lót tay với ban quản lý khu vực bảo tồn thiên nhiên hoang dã thì có thể săn bắn bao nhiêu tùy ý.
Để giết chết một con voi, các thợ săn phải trả khoảng 21.000 USD, một con báo là 7,600 USD, còn một con sư tử là 16.000 USD. Bởi vậy, những loại động vật này sau khi bị giết hại, nhồi xác lại có giá cao ngất ngưởng ví dụ như nếu muốn có một chú voi nhồi xác trang trí ở phòng khách bạn phải bỏ ra khoảng 1,4 tỉ đồng (65.000 USD).
Các công nhân trong xưởng LouwMel"s mỗi năm nhồi xác khoảng 6.000 con vật và theo chủ cửa hàng này thì công việc làm ăn cực kỳ phát đạt khi đơn đặt hàng luôn tấp nập còn nguồn cung thì luôn dồi dào.
Xưởng nhồi xác động vật này mỗi năm lại nhận hàng trăm đơn hàng của các thợ săn nước ngoài như Mỹ, Đức đến Namibia săn bắn và để lại các chiến lợi phẩm. Xưởng sản xuất với 45 công nhân này luôn trong tình trạng không ngơi tay.
Bước đầu tiên trong công đoạn nhồi bông động vật là lột và giữ được những bộ da. Thịt, xương và các bộ phận khác của con thú sẽ được phân phát làm thực thẩm cho những công nhân địa phương, ngoại trừ thịt rắn. Ở Namibia, người ta không ăn rắn.
Các phần da được tách riêng được ngâm hóa chất để bảo quản. Mỗi loại động vật ở đây đều có khuôn riêng được đúc theo 3 kích cỡ, nhỏ, vừa và lớn. Các khuôn này sẽ được gọt dũa cho vừa với kích cỡ của bộ da và được các thợ thủ công khâu tay lên trên.
Mỗi loại động vật lại có bộ mắt giả riêng được nhập khẩu từ châu Âu. Lắp ghép mắt gần như là khâu cuối cùng trước khi hoàn thiện sản phẩm. Con vật sau đó sẽ được vận chuyển tới khắp nơi trên thế giới.
Theo docbao
Thủ tướng Anh Cameron chỉ trích Nga cản trở việc xét xử vụ MH17 Thủ tướng Anh David Cameron vừa chỉ trích Nga cản đường công lý sau khi nước này ngăn chặn việc tiến hành một cuộc điều tra về vụ rơi máy bay MH17. Thủ tướng Anh cho biết quyết định của Tổng thống Vladimir Putin phủ quyết dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về lập một tòa án...