Thuốc cảm “biến” thành thuốc gây nghiện: Cục – vụ “đá” nhau
Mười loại thuốc cảm mà Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho là thuốc gây nghiện năm 2010 thì giờ Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) lại bảo không. Vấn đề này không chỉ là chuyện chuyên môn của ngành y tế mà đã gây ảnh hưởng lớn, quyết định số phận của nhiều doanh nghiệp dược.
Vụ việc bắt đầu từ cuối tháng 12/2011 khi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm và ma túy (C47) thuộc Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện xảy ra tại Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm và Công ty TNHH liên doanh Stada Việt Nam.
Đầu năm nay, Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ đề nghị Bộ Công an xem xét, xử lý một số công ty, trong đó có hai công ty trên, vì có các vi phạm liên quan đến các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy.
Cục phán là thuốc gây nghiện
Theo tìm hiểu của phóng viên, trước khi khởi tố vụ án đối với hai doanh nghiệp Imexpharm và Stada VN, C47 nhận được văn bản của Cục Quản lý dược (ký ngày 8/12/2011) khẳng định 10 loại thuốc cảm của hai doanh nghiệp này đều có vấn đề.
Theo đó, sáu loại là thuốc “gây nghiện ở dạng phối hợp” và bốn loại là thuốc “hướng tâm thần, tiền chất ở dạng phối hợp”. Văn bản này làm cơ sở cho cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự liên quan đến Imexpharm và Stada Việt Nam.
Trong văn bản này, Cục Quản lý dược dẫn ra hai thông tư của Bộ Y tế để lý giải rằng thuốc gây nghiện ở dạng phối hợp là các thuốc gồm nhiều hoạt chất mà trong công thức có chứa một hoạt chất gây nghiện có hàm lượng bằng hoặc nhỏ hơn hàm lượng quy định theo thông tư 10/BYT.
Còn thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc ở dạng phối hợp là các thuốc gồm nhiều hoạt chất mà trong công thức có chứa một hoạt chất hướng tâm thần hoặc tiền chất có hàm lượng bằng hoặc nhỏ hơn hàm lượng quy định tại danh mục thuốc hướng tâm thần ở dạng phối hợp và danh mục tiền chất dùng làm thuốc ở dạng phối hợp theo thông tư 11/BYT.
Thế nhưng theo ghi nhận của chúng tôi tại nhiều hiệu thuốc ở TPHCM, các dược sĩ đều khẳng định 10 loại thuốc này là các thuốc trị bệnh cảm cúm, cảm ho, sổ mũi và hen suyễn được bán tự do, không cần toa bác sĩ (trừ thuốc Nucofed) và cũng không bị quản lý nghiêm ngặt, ghi chép sổ sách theo dõi về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần.
PGS.TS Phạm Đình Luyến, Trưởng bộ môn Quản lý dược, Khoa Dược Đại học Y dược TPHCM, cho biết: “Theo các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành thì 10 loại thuốc thành phẩm nói trên không phải là thuốc gây nghiện ở dạng phối hợp hoặc thuốc hướng tâm thần dạng phối hợp do hàm lượng, nồng độ hoạt chất gây nghiện, hoạt chất hướng tâm thần, tiền chất thấp hơn nhiều so với mức cho phép của Bộ Y tế”.
Video đang HOT
Và nếu coi các thuốc trên là thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần thì rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, buôn bán, xuất nhập khẩu thuốc, cơ sở y tế, nhà thuốc, đại lý, kể cả bác sĩ kê đơn đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì đều vi phạm pháp luật?
Một trong 10 loại thuốc được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho là thuốc gây nghiện dạng phối hợp được bán tự do, không cần toa bác sĩ ở một nhà thuốc tại TPHCM – Ảnh: THUẬN THẮNG
Vụ nói là không
Ba tháng qua các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế phải tổ chức liên tục nhiều cuộc họp, trao đổi qua lại bằng văn bản giữa các vụ, cục và Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược Việt Nam để xem xét, đánh giá 10 loại thuốc này có phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần hay không.
Trong một văn bản gửi Thanh tra Bộ Y tế, ông Trần Đức Long – Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế – khẳng định các thuốc trên không phải là thuốc gây nghiện, không phải thuốc hướng tâm thần và đều là thuốc không kê đơn (trừ thuốc Nucofed).
Theo giải thích của Vụ Pháp chế, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần hiện nay được điều chỉnh theo quy định của Luật phòng chống ma túy, Luật dược và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã ban hành danh mục thuốc gây nghiện, danh mục thuốc hướng tâm thần, danh mục tiền chất đi kèm theo hai thông tư 10 và 11. Ngoài ra theo thông tư 08, bất kỳ thuốc nào có chứa các hoạt chất gây nghiện hay tiền chất như codein, PSE HCL… với hàm lượng thấp hơn hàm lượng quy định của thông tư 10 và thông tư 11 thì đều là thuốc không kê đơn, được bán tự do và không gọi là thuốc gây nghiện hay thuốc hướng tâm thần.
Không chỉ Vụ Pháp chế mà Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược Việt Nam khi được Bộ Y tế hỏi ý kiến cũng có văn bản (ngày 23/2) trả lời rằng nếu coi các thuốc trên là thuốc gây nghiện thì trái điểm 12 điều 2 Luật dược vì 10 thuốc này khi sử dụng ở liều điều trị đều không dẫn tới nghiện và không nằm trong danh mục thuốc gây nghiện do Bộ Y tế ban hành trái điểm 2 điều 26 Luật dược: cơ sở bán lẻ thuốc không được bán thuốc gây nghiện, vì 10 thuốc này đều được bán ở các cơ sở bán lẻ thuốc trái điểm 2 điều 63 Luật dược, điểm 5 điều 2 và điểm 1 điều 40 của Luật phòng chống ma túy vì 10 thuốc này có hàm lượng như vậy không nằm trong danh mục thuốc gây nghiện do Bộ Y tế ban hành trái điều 14 của thông tư 10 vì 9/10 thuốc được bán tự do, cả 10 thuốc khi mua bán không cần hồ sơ sổ sách theo mẫu quy định về thuốc gây nghiện của Bộ Y tế…
Một thành viên của hội đồng tư vấn Bộ Y tế (đề nghị không nêu tên) cho biết ngày 2/3/2012, hội đồng tư vấn (do Bộ Y tế thành lập gồm 27 thành viên do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến làm chủ tịch hội đồng) đã họp về vụ việc gây tranh cãi này.
Đa số thành viên của hội đồng cho rằng các loại thuốc trên không phải là thuốc gây nghiện hay thuốc hướng gây nghiện dạng phối hợp và cũng không phải là thuốc hướng tâm thần hay thuốc hướng tâm thần dạng phối hợp vì hàm lượng, nồng độ của hoạt chất gây nghiện, tiền chất có trong các thuốc thành phẩm này thấp hơn mức quy định rất nhiều, không thể gây nghiện hay gây độc.
Như vậy, vấn đề cần phải làm rõ là vì sao Cục Quản lý dược lại khẳng định 10 loại thuốc trên là thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng tâm thần? Trách nhiệm của cục này và của Bộ Y tế tới đâu trong vụ án hình sự vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện liên quan đến các doanh nghiệp dược? Câu hỏi này đang chờ lãnh đạo Bộ Y tế.
Theo Lê Thanh Hà
Tuổi Trẻ
Bao hiểm hoạ từ một tẩu shisha
Hiện nay trên thị trường vẫn tồn tại một loại thuốc hút tên gọi shisha, rất được tuổi teen quan tâm. Mặc dù shisha không có mặt trong danh mục chất cấm mua bán nhưng thực chất về mặt y học, shisha rất độc hại đối với sức khoẻ con người.
Đừng tưởng khói được lọc qua nước là giảm phần nào độ độc hại. Ảnh: K.A.O
Tên nguyên thuỷ của shisha là hookah (hoặc waterpipe, narghile...) với cách hút tương tự như thuốc lào. Đây chính là trò tiêu khiển của các lãnh chúa Ấn Độ, Dubai, các tiểu vương ở Arập, Trung Đông. Chính vì shisha mang hương vị trái cây nên mặc dù nhiều người có cảm giác "phê thuốc" sau khi hít nhưng ai cũng nghĩ nó vô hại. Nhiều người còn cho rằng vì hút dạng tẩu nên nó an toàn hơn hút thuốc lá, do nước trong bình sẽ làm sạch khói trước khi đến miệng tẩu. Có người còn tin rằng shisha là một thay thế tuyệt vời cho thuốc lá! Thật ra shisha còn độc hại hơn thuốc lá ở cả hai nguy cơ gây nghiện và gây bệnh.
Gây nghiện
Đừng tưởng shisha thảo dược không chứa nicotine nên không gây nghiện. Nếu là cây cỏ thông thường thì sao khi hít vào lại thấy "phê"? Ngoài ra, trong shisha còn chứa ít nhựa, kim loại nặng và các hoá chất độc hại. Shisha "biến tướng" thường đi kèm những hương vị khác nhau giúp cho người dùng có nhiều lựa chọn, chính những hương vị này che giấu độc chất bên trong làm cho người sử dụng không biết họ có thể bị nghiện sau khi dùng một thời gian. Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo về nguy cơ làm hại sức khoẻ của loại thuốc hút này.
Gây bệnh
TS Richard D. Hurt (Mỹ) đã đưa ra các kết quả sau khi nghiên cứu: Shisha gây nhiều bệnh hơn thuốc lá. Nước trong bình shisha không lọc được các thành phần độc hại trong khói thuốc. Người hút shisha hít độc chất từ hắc ín gồm monoxide carbon (CO), các kim loại nặng và các hoá chất gây ung thư (carcinogen) gấp 100 lần so với hút thuốc lá! KhíCO làm giảm lượng oxy đến phổi và gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng như hẹp mạch máu, ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đẻ con thiếu ký...
Nguy cơ ung thư phổi, lao phổi là rất lớn vì đây là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc. Các chất khí này sau đó nhanh chóng kích hoạt một loạt phản ứng hoá học trong các dây thần kinh và sản sinh dopamine gây khoái cảm. Trong 4.000 hoá chất có trong khói thuốc, 100 chất độc đã được xác định và 63 loại chất được biết là nguyên nhân gây ung thư. Những chất này gây hỏng mô màng phổi và giúp ung thư phổi dễ tiến triển. Bình nước trong shisha còn là nơi tiềm ẩn rất nhiều vi trùng có thể gây bệnh lao, nhất là khi nhiều người sử dụng chung, và không ai kiểm tra sức khoẻ của khách khi vào quán bar hoặc càphê bao giờ!
Ung thư vòm miệng và miệng cũng dễ xảy ra do sự tăng trưởng tế bào ung thư trong khoang miệng. Ngoài ra còn có thể bị ung thư lưỡi, niêm mạc má, nướu, môi... 75% ung thư dạng này có liên quan đến việc hút khói thuốc.
Thời cổ đại, shisha là biểu tượng của những người giàu có và hùng mạnh. Ngày nay, shisha dễ dàng đến với mọi người, mọi lứa tuổi nên nhiều thanh thiếu niên muốn thử một chút cho biết để có những trải nghiệm trong cuộc sống, rồi sau đó phải trả giá bằng cả cuộc đời! Cần mạnh dạn nói không với shisha, để dành tâm trí và trái tim cho một lối sống lành mạnh.
Phát triển ung thư dạ dày, với tỷ lệ nguy cơ tăng từ 40% lên 82% trong những năm gần đây đối với người nghiện thuốc lá, chủ yếu xảy ra ở phần trên của dạ dày gần thực quản. Nếu kết hợp với uống rượu thì càng làm tăng yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh ung thư dạ dày và miệng.
Viêm gan siêu vi vốn dễ lây lan qua nước bọt, có năm loại viêm gan siêu vi nhưng viêm gan A và B là những bệnh rất dễ lây truyền bởi ống hít shisha.
Dùng lâu dài, nam giới còn có thể bị bất lực!
Sau một thời gian hít shisha, phần lớn con nghiện đều rơi vào cảm giác mơ ảo và lệ thuộc về mặt tinh thần, trầm cảm, sống không thực tế, không mục đích. Từ đó sinh ra tiêu cực trong suy nghĩ và dễ tự tử khi thất vọng hoặc chán nản.
Theo DS Lê Kim Phụng
Nguyên giảng viên khoa y học cổ truyền,
đại học Y dược TPHCM/SGTT
Hoảng hồn vì nhiều trẻ bỗng dưng loét miệng Miệng ngậm bung búng nước bọt, đòi ăn nhưng khi cho ăn thì các bé đều khóc thét lên vì đau đớn. Kiểm tra thấy miệng con nhiều vết loét, nhiều mẹ hoảng hồn tức tốc đưa đến viện bất kể đêm hôm vì sợ tay chân miệng. Đau đớn không ăn, không uống... Chị Lê Thị Minh (Khu phố Trang Hạ, phường...