Thuốc cải thiện chức năng phổi ở bệnh nhân bị xơ nang
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt bột hít Bronchitol (mannitol). Đây là dạng bột khô hít đầu tiên và duy nhất được chỉ định như một liệu pháp duy trì bổ sung để cải thiện chức năng phổi ở bệnh nhân xơ nang (CF) từ 18 tuổi trở lên.
Ảnh minh họa
Trong ba thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn trên toàn cầu với tổng cộng 761 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, sử dụng bronchitol giúp cải thiện bền vững FEV1 ( Thể tích thở cưỡng bức trong 1 giây) so với đối chứng. Sự cải thiện có ý nghĩa thống kê FEV1 được quan sát thấy trong thời gian điều trị 26 tuần ở những bệnh nhân dùng bronchitol khi so sánh với những bệnh nhân trong nhóm chứng.
Theo các chuyên gia, bronchitol cung cấp một tùy chọn di động và kín đáo để quản lý CF mà không cần vệ sinh hoặc bảo dưỡng định kỳ thiết bị hít. Với sự chấp thuận của FDA dự kiến bronchitol có mặt ở Mỹ vào tháng 3 năm 2021.
Không dùng bronchitol ở những bệnh nhân quá mẫn với mannitol hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc, những bệnh nhân không vượt qua được Thử nghiệm Dung nạp Bronchitol (BTT).
Thuốc có thể gây co thắt phế quản, có thể nặng ở những bệnh nhân mẫn cảm. Do nguy cơ co thắt phế quản, trước khi kê đơn bronchitol, bệnh nhân phải vượt qua Thử nghiệm Dung nạp Bronchitol (BTT). BTT phải được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chăm sóc sức khỏe, người có thể điều trị chứng co thắt phế quản nghiêm trọng.
Video đang HOT
Ở những bệnh nhân đã dung nạp bronchitol (BTT) vẫn có thể bị co thắt phế quản khi điều trị duy trì bổ sung với bronchitol. Bệnh nhân nên chuẩn bị trước bằng thuốc giãn phế quản dạng hít tác dụng ngắn trước mỗi lần dùng bronchitol. Nếu xảy ra co thắt phế quản, ngưng ngay bronchitol và điều trị co thắt phế quản bằng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn dạng hít.
Ho ra máu có thể xảy ra khi sử dụng bronchitol. Theo dõi bệnh nhân có tiền sử từng đợt ho ra máu. Nếu ho ra máu, ngưng sử dụng bronchitol.
Trước khi bạn dùng bronchitol, người bệnh cần thông báo về tất cả các tình trạng y tế của mình với bác sĩ, bao gồm: Nếu trước đó đã từng ho ra máu hoặc có máu trong chất nhầy (đờm); đang mang thai hoặc dự định có thai; đang cho con bú hoặc dự định cho con bú; và tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng, bao gồm thuốc theo toa và thuốc không kê đơn, vitamin và chất bổ sung thảo dược.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của bronchitol bao gồm ho, ho ra máu, đau hoặc kích ứng ở phía sau miệng và cổ họng và khó chịu khi nuốt, nôn mửa, sốt, đau khớp, vi khuẩn trong đờm… Hãy báo cho bác sĩ biết nếu người bệnh gặp bất kỳ tác dụng phụ nào làm ảnh hưởng hoặc các tác dụng phụ không biến mất.
Xơ nang (Cystic fibrosis -CF) là một rối loạn di truyền ảnh hưởng chủ yếu đến phổi. Các vấn đề dài hạn bao gồm khó thở và ho ra chất nhầy do nhiễm trùng phổi thường xuyên. Dấu hiệu và các triệu chứng có thể bao gồm nhiễm trùng xoang, tăng trưởng kém, phân béo, ngón tay và ngón chân dùi trống, và vô sinh ở hầu hết nam giới. Những người khác nhau có thể có mức độ khác nhau của các triệu chứng trên.
Chữa bệnh bằng muối
Y học cổ truyền cho rằng muối tính hàn, không độc, có tác dụng gây nôn, làm mát, thông tiện, giải độc.
Y học cổ truyền cho rằng muối tính hàn, không độc, có tác dụng gây nôn, làm mát, thông tiện, giải độc. Một số ứng dụng cụ thể:
Chảy máu răng: Sáng và tối dùng muối nhuyễn đánh răng, dùng liên tục sẽ đạt hiệu quả.
Đau bụng do lạnh: Muối 250 gr rang cho nóng, bọc vào túi vải chườm vùng bụng. Mỗi lần chườm 10 phút, ngày 3 lần, có tác dụng giảm đau và làm ấm bụng.
Cổ họng sưng đau: Dùng muối cả hạt mà ngậm, hết hạt này sang hạt khác. Hoặc dùng tỏi giã nhỏ trộn với nước muối mà ngậm và súc miệng nhiều lần.
Giảm thiểu tóc rụng: Khi gội đầu, pha một ít muối vào nước.
Phòng trị viêm da: Dùng một ít nước muối rửa tay chân (sau đó dùng nước trong rửa lại), có tác dụng phòng ngừa viêm da.
Đau khớp: Người bệnh đau nhức khớp hay viêm khớp do phong thấp dùng muối hột 1 kg, rang nóng, bọc trong túi vải, ủ đắp tại chỗ, mỗi tối một lần, thực hiện trong 30 phút, 7 ngày là một liệu trình.
Nổi mề đay: Muối hột 40 gr, cho muối tan trong 100 ml nước nóng, nhiệt độ nước tùy sự chịu đựng của từng người. Trước tiên làm sạch da tại chỗ, sau đó mới dùng nước muối này để chà rửa, chà rửa với số lần càng nhiều, hiệu quả càng cao.
Đau đầu, sổ mũi: Đầu hành 250 gr, cắt nhuyễn, cùng muối cho vào chảo rang nóng, bọc trong túi vải, đắp nóng trên trán.
Chảy nước mắt sống: Chỉ dùng muối tinh luyện một ít chấm vào góc mắt (phía sóng mũi), rồi dùng nước lạnh rửa sạch, thực hiện vài lần sẽ khỏi.
Làm tan phù mắt: Dùng một muỗng muối hòa tan trong 600 ml nước nóng, dùng bông thấm nước muối, đắp lên mắt, giúp chống sưng phù mắt.
Khô cổ, khàn tiếng: Trước khi diễn thuyết, ca hát, hớp một ngụm nước muối nhạt.
Cảm mạo do lạnh: Gừng tươi giã nhuyễn, rang nóng với muối, chứa trong túi vải, đắp lên trán.
Trĩ, nứt hậu môn: Dùng ít muối pha với nước nóng, ngồi ngâm.
Côn trùng cắn: Dùng nước muối thoa tại chỗ, giúp giảm đau, tiêu sưng.
Kỳ tích: Cứu sống bệnh nhân ho ra gần nửa lít máu mỗi lần Bác sỹ Khiếu Mạnh Cường, Khoa Phẫu thuật Lồng ngực chia sẻ chưa từng thực hiện một ca phẫu thuật phức tạp với tình trạng người bệnh rối loạn đông máu như thế này... Bác sỹ kiểm tra sức khoẻ của bệnh nhân sau phẫu thuật. (Ảnh: PV/Vietnamplus) Các bác sỹ Bệnh viện Phổi Trung ương vừa phẫu thuật cấp cứu thành công...