Thuốc BVTV sinh học: Nông dân nói tốt nhưng rau xấu mã không bán được
Mặc dù có nhiều ưu việt, nhất là đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sản xuất và tiêu dùng, nhưng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học hiện vẫn chưa được nông dân sử dụng rộng rãi.
“Thuốc BVTV hóa học không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, mà còn gây ô nhiễm môi trường, tàn phá đất đai. Đặc biệt, việc lạm dụng thuốc BVTV hóa học là một trong những nguyên nhân khiến nhiều sản phẩm nông nghiệp rơi vào tình trạng “được mùa mất giá”, do không đảm bảo chất lượng, cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm”, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Quảng Ngãi Phạm Bá cho biết.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), trung bình 5 năm trở lại đây, mỗi năm nước ta chi từ 500 – 700 triệu USD, để nhập khoảng 35.000 tấn thuốc BVTV hóa học.
Trong đó, thuốc diệt cỏ chiếm 48% (tương đương 19.000 tấn), còn lại là thuốc trừ sâu, trừ bệnh…
Nông dân vẫn lựa chọn thuốc BVTV hóa học để tận diệt sâu với lý do “rau xấu mã không bán được”. Ảnh: Nguyên Vỹ
Chính vì vậy, khối lượng hoạt chất thuốc BVTV trên 1ha cây trồng lên đến 2kg, trong khi một số nước khác trong khu vực chỉ 0,2 – 1kg/ha.
Bên cạnh đó, có hơn 30% người dân sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định, chủ yếu là không đảm bảo liều lượng và nồng độ, người dân không có bảo hộ lao động…
Video đang HOT
Khắc phục tình trạng trên, ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang tăng cường công tác tuyên truyền, đồng thời công bố rộng rãi thông tin danh mục 231 hoạt chất, với 721 tên thương phẩm thuốc BVTV sinh học, để nông dân biết và sử dụng.
Tuy nhiên, phần vì thói quen, phần do thuốc BVTV sinh học thường tạo ra hiệu quả tương đối chậm, và điều kiện bảo quản khắt khe hơn, nên nông dân vẫn chuộng các loại thuốc BVTV hóa học.
“Sâu cắn lá nhiều lắm, nếu dùng thuốc BVTV sinh học, không biết đến khi nào mới diệt hết sâu. Vậy nên, tôi đành phải phun thuốc BVTV hóa học, mới mong có rau để bán”, bà N.T.S, người trồng rau ở xã Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi), lý giải.
Ngoài vấn đề diệt trừ sâu bệnh nhanh, theo bà S, phun thuốc trừ sâu cũng là việc “chẳng đặng đừng”, vì vừa gây hại bản thân, vừa ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu không sử dụng thuốc trừ sâu, rau không đẹp, người tiêu dùng chê không mua. Ngoài vấn đề diệt trừ sâu bệnh nhanh, theo nhiều nông dân, phun thuốc trừ sâu cũng là việc “chẳng đặng đừng”, vì vừa gây hại bản thân, vừa ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu không sử dụng thuốc trừ sâu, rau không đẹp, người tiêu dùng chê không mua.
Cùng với việc tuyên truyền thay đổi nhận thức, hành vi của người sản xuất về vai trò, lợi ích của các chế phẩm sinh học và thuốc BVTV sinh học, để nâng cao tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV sinh học, rất cần sự chung tay đồng hành của chính quyền các cấp, cũng như sự vào cuộc của các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV sinh học.
Đồng thời, khuyến khích nông dân và doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm chất lượng cao, an toàn; tuyên truyền người tiêu dùng, ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm, được sản suất theo chuẩn VietGAP, GAP, an toàn… nhằm tạo động lực để người sản xuất tăng cường sử dụng thuốc BVTV sinh học, tiến tới hạn chế và không sử dụng thuốc hóa học.
“Nhà nước cần ban hành cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển thuốc BVTV sinh học, cũng như nâng cao hiệu quả quản lý các loại thuốc BVTV sinh học trên thị trường.
Ứng dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học: "Rào cản" ngay từ nhận thức
Nhiều người biết tác hại của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học và muốn dùng thuốc BVTV sinh học. Tuy vậy, để thuốc BVTV sinh học được sử dụng rộng rãi vẫn còn nhiều thách thức, trong đó rào cản trước hết là về nhận thức.
Khó áp dụng đồng bộ
Ông Võ Thành Dũng - Phó Giám đốc HTX rau hữu cơ Trường Thịnh (TP.HCM) kể, nhiều nông dân biết tác hại của thuốc BVTV hóa học, nhưng dịch bệnh hại cây trồng bây giờ rất nhiều và phát triển còn nhanh hơn danh mục thuốc BVTV mà người ta biết.
Thực tế, việc sử dụng thuốc BVTV sinh học cần những hiểu biết không chỉ về dịch hại, mà còn về thổ nhưỡng, thời tiết, mối quan hệ giữa dịch hại và chính những tác nhân sinh học đó. Chi phí cho các loại thuốc BVTV sinh học cao nhưng hoạt lực lại thấp hơn thuốc hóa học.
Trong khi đó, các sản phẩm rau quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có giá bán không chênh lệch nhiều với sản phẩm thông thường. Đây là một khó khăn lớn trong việc sử dụng và phổ biến kiến thức về thuốc BVTV sinh học cho người dân.
Ông Dũng lưu ý, việc sử dụng biện pháp phòng trừ sinh học không có nghĩa là diệt trừ tất cả các sâu hại hoặc bệnh hại, mà là làm giảm áp lực của sâu bệnh xuống dưới ngưỡng gây hại. Vì thế, biện pháp sinh học phải được áp dụng chung với các biện pháp canh tác phù hợp khác; áp dụng trong khoảng thời gian đủ lâu, khoảng không gian đủ rộng mới phát huy hiệu quả.
Nông dân TP.HCM phun thuốc diệt cỏ trên ruộng ớt. ảnh Nguyễn Vy
Một vườn rau sạch nằm giữa 10 vườn rau phun thuốc thì làm sao đảm bảo hiệu quả. Để đảm bảo năng suất và thu nhập, người dân đành quay trở lại sử dụng thuốc hóa học. "Thói quen duy trì lâu năm rồi thành quen. Không thể trách nhận thức của người dân" - ông Dũng nói.
Ông Lê Quang Khải - cán bộ kỹ thuật của nông trường VinEco (thuộc Masan) kể, tại các trang trại của mình, dù đã có sự thống nhất cao để áp dụng đồng loạt nhưng hiệu quả đến nay vẫn chưa cao và chi phí giá thành tăng lên.
Theo ông Khải, trong thống kê danh mục thuốc BVTV, chỉ có khoảng 20% là thuốc sinh học và thảo mộc, còn lại là thuốc hóa học. Trong cơ cấu cây trồng cũng có sự mất cân đối khi 90% loại thuốc tập trung cho cây lúa. Chỉ có số ít sản phẩm cho các cây trồng khác.
Nhiều nhưng chưa đủ
Cũng theo ông Khải, VinEco đang tuân thủ và hướng tới việc sử dụng thuốc theo các tiêu chuẩn của nước sở tại. Nhưng ở điều kiện trong nước, nhiều cây trồng chưa có thuốc sử dụng hoặc rất ít loại thuốc, khiến doanh nghiệp không thể trồng các loại rau đó và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Tại các trang trại của VinEco, lượng thuốc BVTV đăng ký sử dụng một số loại rau đặc thù, có tiềm năng xuất khẩu như măng tây, cà rốt, cải thảo... là không nhiều. Với măng tây là hoàn toàn không có nên sản phẩm này cũng gặp vấn đề về kiểm dịch, phát hiện bọ trĩ trong quá trình xuất khẩu đi Hàn Quốc.
PGS - TS Nguyễn Xuân Hồng - Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuốc BVTV cho biết, danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện có hơn 1.000 chất với hơn 4.000 tên thương phẩm.
Trong đó, thuốc BVTV sinh học có 231 hoạt chất, với 721 tên thương phẩm (chiếm 18% trong các thuốc BVTV). So với các nước trong ASEAN, con số này khá nhiều và đa dạng. Tuy nhiên, so với lượng thuốc BVTV nhập khẩu, lượng thuốc BVTV sinh học mới chiếm khoảng 10%. Các loại thuốc sinh học có thành phần hữu hiệu là vi sinh vật có ích hầu hết được sản xuât trong nước với quy mô nhỏ lẻ.
Thuốc BVTV sinh học, đặc biệt là các chế phẩm vi sinh trên đồng ruộng được sử dụng rất hạn chế. "Vì thế, công tác BVTV ở nước ta nhiều năm qua vẫn dựa chủ yếu vào thuốc hóa học. Đây là điểm yếu cần tập trung mọi nỗ lực để khắc phục trong thời gian tới" - TS Hồng nói.
Còn theo PGS - TS Phạm Thị Vượng - nguyên Viện trưởng Viện BVTV, cái khó trong sử dụng thuốc BVTV sinh học lâu nay tồn tại ngay từ khâu nhận thức, ở cả cán bộ khoa học và lực lượng quản lý, chỉ đạo sản xuất. Nhiều người tin rằng chỉ có thuốc BVTV hóa học mới có thể giải quyết được tất cả các dịch hại một cách dễ dàng.
Theo bà Vượng, từ những năm 1980 đến nay, nhà nước đã đầu tư nhiều nhân lực cho lĩnh vực này và cũng đã có nhiều sản phẩm tốt. Hiện nay, nhiều nông dân, trang trại rất muốn giảm lượng thuốc BVTV hóa học nhưng lại không biết rõ thuốc nào là sinh học. Cung, cầu đến nay chưa gặp nhau...
Bán gần 88 tấn phân bón không đủ chuẩn ra thị trường, cặp vợ chồng bị khởi tố Cặp vợ chồng ở Cần Thơ bị khởi tố vì bán gần 88 tấn phân bón không đủ chuẩn ra thị trường. Người nông dân cần hết sức cảnh giác trước nạn phân bón giả. Ngày 20.7, Công an quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ) thông tin, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Văn Bình (44 tuổi) cùng vợ...