Thuở hàn vi của các hãng xe nổi tiếng
Đều phải trải qua những biến động thị trường hay hậu quả chiến tranh, các hãng xe nổi tiếng luôn biết cách để tồn tại và xây dựng nên các đế chế như hiện tại.
Toyota: Ban đầu, hãng xe Toyota có tên là Toyoda, do Sakichi Toyoda thành lập vào năm 1924 và chuyên sản xuất khung dệt tự động. Tuy nhiên, mảng kinh doanh này không mang lại những kết quả khả quan. Năm 1929, sau khi bán bằng sáng chế khung dệt cho một công ty Anh, hãng Toyoda bắt đầu nghiên cứu phát triển xe hơi. Sau nhiều thành công với dòng xe AA, năm 1936, hãng được đổi tên thành Toyota do nó mang ý nghĩa con số may mắn trong tiếng Nhật.
BMW: Hãng BMW được thành lập tại Đức vào năm 1917 với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển động cơ máy bay. Một năm sau đó, thế chiến thứ nhất kết thúc, hãng buộc phải tạm dừng việc sản xuất động cơ máy bay và chuyển sang sản xuất xe máy. Đến 1928, hãng bắt đầu sản xuất xe hơi và cho ra mẫu xe hơi đầu tiên mang tên Dixi với động cơ 4 xy-lanh, 15 mã lực.
Suzuki: Vào những năm 1900, công nghiệp tơ lụa phát triển mạnh mẽ tại Nhật Bản, kéo theo sự ra đời của nhiều công ty sản xuất khung dệt, trong đó có Suzuki do Michio Suzuki thành lập. Dù đạt được nhiều thành công, Michio vẫn tìm kiếm cơ hội ở các thị trường khác. Năm 1937, hãng bắt đầu nghiên cứu các nguyên mẫu xe máy và ô-tô, sử dụng các loại động cơ 2 kỳ và 2 xy-lanh. Việc sản xuất khung dệt vẫn phát triển đến năm 1951, ngành công nghiệp này gặp biến động khiến Suzuki đóng cửa hãng dệt.
Video đang HOT
Ducati: Năm 1926, kỹ sư người Ý mang tên Antonio Cavalieri Ducati và 3 người con trai của ông đã thành lập công ty sáng chế radio Ducati. Khi thế chiến thứ hai đạt đỉnh điểm, Ducati phải tạm đóng cửa đến năm 1945, hãng khi đó tiến hành phát triển thêm động cơ xe máy Cucciolo. Do trải qua nhiều tác động của chiến tranh, anh em nhà Ducati đã nhường công ty lại cho chính phủ điều hành từ năm 1948.
Porsche: Được thành lập với cái tên “cực dài” Dr. Ing. h.c. F. Porsche GmbH bởi Ferdinand Porsche vào năm 1931 tại thành phố Stuttgart, Đức. Dịch vụ của hãng khi đó chỉ tư vấn và phát triển động cơ của nhiều loại phương tiện. Đơn hàng đầu tiên của hãng là từ chính phủ Đức, chiếc Volkswagen Beetle do Ferdinand hợp tác với hãng Volkswagen chế tạo. Sản phẩm đầu tiên của Porsche là chiếc Porsche 64 lấy ý tưởng và một vài thiết kế từ chiếc Beetle.
Piaggio: Có lịch sử bắt đầu từ năm 1884, hãng Piaggo do Rinaldo Piaggio gây dựng khi đó sản xuất đầu máy và toa xe lửa. Trong suốt thế chiến thứ nhất và thứ hai, hãng đều tập trung vào sản xuất máy bay và cải tiến lên máy bay ném nom. Sau chiến tranh, nền kinh tế của Ý bị thiệt hại nặng nề, con trai của Rinaldo là Enrico quyết định lái hãng Piaggio sang sản xuất phương tiện nhỏ gọn với chi phí rẻ để phục vụ người dân và quân đội. Dòng xe Vespa từ đó được ra đời.
Hoàng Vinh
Theo Zing
2 thương hiệu xe Anh rút khỏi triển lãm ôtô nhập khẩu 2016
Một tuần trước khi Vietnam International Motor Show 2016 khai mạc, nhà phân phối Jaguar và Land Rover ở Việt Nam tuyên bố rút khỏi triển lãm với lý do thay đổi nội bộ lãnh đạo.
Ngày 19/10, công ty cổ phần ôtô UK - nhà phân phối 2 thương hiệu xe sang Anh là Jaguar và Land Rover thông báo rút khỏi triển lãm ôtô quốc tế Việt Nam 2016.
"Việc không tiếp tục tham gia triển lãm ôtô quốc tế năm 2016 do có sự thay đổi đột xuất trong cơ cấu cổ đông và ban lãnh đạo nội bộ công ty cổ phần ôtô UK", thông cáo của Jaguar Land Rover Việt Nam cho biết.
Hai ngày sau thông báo của Jaguar Land Rover Việt Nam, ban tổ chức triển lãm Vietnam International Motor Show 2016 cũng đã lên tiếng xác nhận sự rút lui của 2 thương hiệu xe Anh.
"Lý do chính dẫn tới việc 2 hãng xe buộc phải rút khỏi triển lãm là những vấn đề nhân sự nội bộ của JLR. Bên cạnh đó, trước tình hình các vấn đề về chính sách không ổn định, JLR thể hiện sự lo lắng về thị trường Việt Nam và buộc phải rời khỏi triển lãm VIMS 2016 để chuẩn bị những kế hoạch tiếp theo cho 2 thương hiệu này", thông cáo của ban tổ chức có đoạn viết.
Jaguar và Land Rover sẽ vắng mặt ở triển lãm ôtô nhập khẩu Việt Nam 2016.
Năm 2010, công ty cổ phần ôtô UK giành quyền nhập khẩu và phân phối chính thức thương hiệu Land Rover ở Việt Nam. Hai năm sau, đơn vị này nắm thêm quyền phân phối Jaguar.
Không giống như các dòng xe Đức, 2 thương hiệu xe Anh khá kén khách, doanh số bán hàng những năm đầu tiên ở Việt Nam tương đối thấp. Đến năm 2015 doanh số cộng dồn cả Jaguar và Land Rover có nhỉnh hơn với khoảng 200 chiếc.
Theo đại diện truyền thông của hãng, việc thay đổi cơ cấu nội bộ nhà phân phối có phần liên quan đến tình hình kinh doanh không mấy khả quan ở Việt Nam cũng như một số vấn đề khác. Khi đề cập đến vấn đề truy thu thuế liên quan đến các mẫu xe Jaguar, Land Rover do công ty UK phân phối, đại diện hãng không đưa ra bình luận nào.
Với việc Jaguar và Land Rover rút lui, đến thời điểm hiện tại, triển lãm ôtô quốc tế Việt Nam 2016 có sự tham dự của 16 thương hiệu gồm: Audi, Bentley, BMW, BMW Motorrad, Infiniti, Lamborghini, Maserati, Mercedes-Benz, MINI, Nissan, Porsche, Renault, Subaru, Suzuki, UD Trucks, Volkswagen.
Ngoài ra, hãng xe Nga UAZ cũng sẽ góp mặt với 3 mẫu xe đã lộ diện gồm Pickup, Patriot và Hunter, cùng với đó là sự xuất hiện của thương hiệu Peugeot Scooter - dòng xe máy tay ga đến từ Pháp.
Vietnam International Motor Show 2016 diễn ra từ 26 đến 30/10 tại TP.HCM.
Hân Nguyễn
Theo Zing
Tân binh Yamaha Janus chưa hút khách như kỳ vọng Sau tháng đầu tiên bán ra, doanh số của Yamaha Janus chỉ đạt 1.520 chiếc, kém khá xa so với kỳ vọng 8.300 xe một tháng hay 100.000 xe một năm. Yamaha Janus có mặt trên thị trường từ 10/8 và sau tháng đầu tiên lên kệ, mẫu xe ga này chỉ đạt doanh số khiêm tốn 1.520 chiếc bán ra. So với...