Thủng trực tràng vì nhét con lươn sống và quả chanh vào hậu môn
Nam thanh niên quốc tịch Ấn Độ, bị thủng trực tràng-đại tràng phải vào bệnh viện cấp cứu vì nhét một con lươn sống dài khoảng 65cm và một quả chanh vào hậu môn.
Tối ngày 27-7, nam thanh niên (SN 1993, quốc tịch Ấn Độ) được đưa vào Bệnh viện Việt Đức cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội.
Con lươn và quả chanh sau khi lấy được ra khỏi cơ thể người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Qua khai thác bệnh sử, thanh niên này trình bày đã nhét một con lươn vào hậu môn, trưa cùng ngày. Kết quả chụp chiếu, xét nghiệm cho thấy dị vật nằm vắt ngang ổ bụng từ trái sang phải.
BS.CKII Lê Nhật Huy-Phó Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng-Tầng sinh môn (Bệnh viện Việt Đức), cho biết ê kíp nội soi đại trực tràng gắp dị vật qua hậu môn. Tuy nhiên, khi đưa ống soi qua bộ phận này, họ phát hiện một quả chanh to, đường kính 4 cm chặn ở trực tràng cao.
Con lươn còn sống được mổ lấy ra khỏi ổ bụng, dị vật quả chanh cũng được lấy bỏ qua hậu môn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Không thể tiếp cận con lươn qua đường hậu môn, kèm theo tình trạng người bệnh đau tăng, kíp trực quyết định mổ cấp cứu. Khi mở bụng, bác sĩ phát hiện 1 con lươn dài khoảng 65 cm, chu vi 10 cm còn sống nằm trong ổ bụng người bệnh; con lươn đã cắn thủng trực tràng-đại tràng người bệnh để chui ra ngoài ổ bụng.
Sau khi lấy con lươn ra, các bác sĩ đã đẩy quả chanh ra ngoài qua đường hậu môn. Kiểm tra không còn dị vật nào khác, lỗ thủng trực tràng-đại tràng được khâu lại. Tuy nhiên do trực tràng rất bẩn, bác sỹ đã quyết định đưa đoạn trực tràng phía trên ra ngoài ổ bụng.
Hiện, chưa rõ nguyên nhân nam thanh niên này nhét con lươn và quả chanh vào hậu môn.
Nguyên nhân nào gây ra polyp đại tràng?
Polyp đại tràng là những khối u, giống như những vết sưng nhỏ, hình thành ở lớp lót bên trong của đại tràng hoặc trực tràng.
Bình thường polyp vô hại nhưng một số loại có thể biến thành ung thư sau nhiều năm.
Video đang HOT
Polyp đại tràng là phổ biến và nhiều polyp là vô hại. Nhưng một số loại có thể phát triển thành ung thư nếu chúng không được loại bỏ. Mặc dù polyp không phải là ung thư nhưng hầu hết ung thư đại trực tràng đều bắt đầu từ polyp.
Hút thuốc và sử dụng rượu bia quá mức có nguy cơ mắc polyp đại tràng cao hơn.
Polyp đại tràng có thể được phân thành 3 loại
- Polyp tăng sản chiếm khoảng 90%, thường xảy ra nhất ở vùng đại tràng sigma ở người trưởng thành và thường lành tính, không phát triển thành ung thư.
- Polyp u tuyến chia thành u tuyến ống, u tuyến ống nhung mao. Khả năng ung thư ở các polyp u tuyến là cao hơn so với nhóm polyp tăng sản.
- Polyp ác tính là polyp được ghi nhận tồn tại tế bào ung thư khi soi dưới kính hiển vi.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây polyp đại tràng
Có nhiều nguyên nhân gây ra polyp đại tràng. Người ta ghi nhận thấy đột biến ở một số gen có thể làm cho tế bào tiếp tục phân chia ngay cả không cần những tế bào mới. Sự tăng trưởng bất thường này ở đại trực tràng có thể hình thành polyp. Vì lẽ đó nên polyp có thể phát triển bất cứ nơi nào trong đại tràng.
Những yếu tố góp phần vào sự hình thành polyp đại tràng thường thấy có sự liên quan đến lối sống, tuổi tác, yếu tố gia đình và di truyền.
Trong đó, các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống như chế độ ăn nhiều chất béo, ăn nhiều thịt đỏ, ít chất xơ, hút thuốc lá, béo phì... dễ có polyp đại tràng.
Ung thư đại tràng rất hiếm gặp trước tuổi 40 và có khoảng 90% các trường hợp xảy ra sau tuổi 50, vì vậy, khuyến cáo được đưa ra là nên khám tầm soát ung thư đại tràng khi đến tuổi 50.
Một số quan điểm cho rằng, polyp và ung thư đại tràng có tính chất gia đình - là một trong những nguyên nhân quan trọng. Nhiều người mắc polyp đại tràng hoặc ung thư có tiền sử có cha mẹ, anh chị em hoặc con bị bệnh này, vì lẽ đó nên nhiều thành viên trong gia đình bị bệnh, nguy cơ sẽ có thể cao hơn rất nhiều.
Những bệnh rối loạn di truyền gây ra polyp tiến triển thành ung thư đại trực tràng sớm với tần suất cao. Một trong những bệnh này là đa polyp tuyến gia đình với rất nhiều polyp trong đại tràng.
Các yếu tố có thể gây ra polyp đại tràng gồm:
- Tuổi cao, đều từ 50 tuổi trở lên.
- Nam giới dường như có tỷ lệ mắc polyp đại tràng cao hơn so với nữ giới.
- Lịch sử gia đình có cha mẹ, anh chị em ruột bị polyp hoặc ung thư đại tràng.
- Hút thuốc và sử dụng rượu bia quá mức có nguy cơ mắc polyp đại tràng cao hơn.
- Béo phì, lười vận động và chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ.
Ppolyp đại tràng thường không gây triệu chứng gì đặc biệt nên cần kiểm tra nội soi đại tràng để tầm soát ung thư
Chẩn đoán polyp đại tràng
Các xét nghiệm sàng lọc rất quan trọng trong việc tìm ra polyp trước khi chúng trở thành ung thư và có cơ hội phục hồi tốt. Các phương pháp chẩn đoán gồm:
- Nội soi đại tràng. Nếu tìm thấy polyp trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy mẫu mô sinh thiết để phân tích hoặc loại bỏ trực tiếp ngay lúc đó. Nội soi đại tràng là tiêu chuẩn vàng để phát hiện polyp đại tràng với độ nhạy với polyp khoảng 80 - 90%.
- Soi đại tràng sigma là phương pháp tương tự như nội soi nhưng chỉ được sử dụng để quan sát trực tràng và đại tràng dưới.
- Thủ thuật khám X-quang ở đại tràng, sử dụng tia X đặc biệt để chụp ảnh đại tràng dễ dàng được xác định polyp.
- Chụp CT scan đại tràng giúp tạo ra hình ảnh của đại tràng và trực tràng, hiển thị các mô sưng, khối, loét và polyp.
- Xét nghiệm phân giúp kiểm tra máu ẩn trong phân hoặc đánh giá DNA có trong phân để tìm bằng chứng về polyp hoặc ung thư đại tràng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nếu xuất hiện các dấu hiệu:
- Đau bụng.
- Máu trong phân.
- Mệt mỏi, uể oải kéo dài trên 2 tuần.
- Thói quen đại tiện bị thay đổi kéo dài hơn một tuần.
Đồng thời, chúng ta cũng nên thực hiện tầm soát và khám bệnh định kỳ khi ở độ tuổi từ 50 trở lên và có các yếu tố nguy cơ mắc polyp đại tràng đã kể trên.
Chính vì polyp đại tràng thường không gây triệu chứng gì đặc biệt nên đối với người có nguy cơ cao và độ tuổi được khuyến cáo cần kiểm tra nội soi đại tràng để tầm soát ung thư, hoặc xét nghiệm phát hiện khi có nghi ngờ mắc bệnh.
Về điều trị, tùy theo từng cá nhân mà các bác sĩ chỉ định cụ thể nhưng đa số các polyp đều có thể được cắt bỏ khi thực hiện nội soi đại tràng. Điều đáng lưu ý với người bệnh là polyp đại tràng có khả năng tái phát rất cao.
Theo nghiên cứu, kể từ ngày cắt polyp đại tràng lần đầu đến 3 năm sau đó, khả năng tái phát polyp là 25 - 30%. Chính vì vậy, sau khi cắt polyp nên nội soi đại tràng kiểm tra sau 3 - 5 năm.
Tùy thuộc vào các yếu tố như: số lượng và kích thước polyp, đặc điểm giải phẫu bệnh của polyp hoặc khi soi đại tràng, nếu thấy còn nhiều phần khó quan sát, nhận diện được các polyp nhỏ thì các bác sĩ sẽ chỉ định tái khám sớm hơn các khuyến cáo trước đó.
Kẹt đồ chơi tình dục dài 30cm trong hậu môn, nam sinh suýt thủng ruột Để tìm khoái cảm mới lạ, nam sinh 19 tuổi lên mạng đặt mua bộ "đồ chơi tình dục". Trong lúc dùng, nam sinh không kiểm soát được hành vi làm dụng cụ tụt sâu vào hậu môn, nguy cơ thủng trực tràng và ruột rất cao. Hình ảnh dụng cụ "đồ chơi tình dục" dài 30cm được nam sinh 19 tuổi đặt...