Thùng rác có nắp đậy chính thức ‘lên’ phố ở New York
Nghe có vẻ khó tin nhưng trong nửa thế kỷ qua, người dân thành phố New York vứt rác bằng cách đặt túi nilon rác ngay xuống vỉa hè, trước khi xe chở rác đến thu gom.
Thùng rác có nắp đậy chính thức ‘lên’ phố ở New York (Mỹ). Ảnh: nytimes.com
Trong nhiều trường hợp, túi rác bị rách khiến rác thải tràn ra đường phố một cách bừa bãi. Còn vào mùa Đông, những đống đầy túi rác bị chôn vùi trong tuyết và băng hằng ngày, thậm chí hằng tuần, gây ra tình trạng mất vệ sinh công cộng ở thành phố danh tiếng này. Thế nhưng, giờ đây, người dân bang New York đang dần thích nghi với một thói quen hoàn toàn mới, ít nhất là đối với thành phố cùng tên này. Đó là bỏ rác vào thùng có nắp đậy.
Đầu tháng 11 này, việc sử dụng thùng rác có nắp đậy đã trở thành bắt buộc đối với tất cả các khu chung cư có ít hơn 10 đơn nguyên. Trong khi đó, các khu lớn hơn, từ 31 đơn nguyên trở lên, cũng đều có thùng rác riêng được đặt bên ngoài tòa. Quy định về việc sử dụng thùng rác có nắp chính thức có hiệu lực từ ngày 12/11 vừa qua. Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp trong thành phố đã phải bắt đầu sử dụng thùng rác từ đầu năm nay.
Những người đã từng sinh sống và trải nghiệm việc đổ rác ở những thành phố khác trên thế giới đều cho rằng New York đã quá chậm trễ trong vấn đề này. Cư dân John Midgley ở quận Brooklyn và đã từng sống ở London (Anh), Paris (Pháp) và Amsterdam (Hà Lan), cho biết việc túi nilon rác bị rách trong quá trình rác thải thực phẩm đang phân hủy gây mất vệ sinh môi trường.
Vào đầu thế kỷ 20, chính quyền thành phố New York quy định người dân phải để rác vào thùng kim loại mà không bọc vào túi nilon, khiến chính những thùng rác như vậy trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường. Sau cuộc đình công của công nhân vệ sinh môi trường vào năm 1968, chính quyền áp dụng quy định đựng rác trong túi nilon với ưu điểm nhẹ và tiện lợi hơn đối với công nhân vệ sinh. Thế nhưng, một vấn đề khác nảy sinh là túi nilon dễ bị rách hoặc chuột gặm thủng. Vì vậy, sử dụng thùng rác chắc chắn có nắp đậy như hiện nay được xem là giải pháp thay thế tốt hơn.
Video đang HOT
Theo ông Harry Nespoli, Chủ tịch nghiệp đoàn đại diện cho khoảng 7.000 công nhân vệ sinh thành phố, việc sử dụng thùng rác có nắp đậy sẽ giúp việc thu gom dễ dàng và sạch sẽ hơn, mặc dù có thể mất nhiều thời gian hơn.
Chính quyền thành phố sẽ thông báo bằng văn bản đến những người chưa nắm được quy định sử dụng thùng rác có nắp đậy. Trong trường hợp họ không tuân thủ, thì đến ngày 2/1/2025, chính quyền sẽ áp dụng mức phạt từ 50 – 200 USD.
Mỗi ngày, các hộ gia đình, doanh nghiệp và các cơ quan khác ở thành phố New York thải ra khoảng 20.000 tấn chất thải bên lề đường.
Trong đó, Sở Vệ sinh thành phố thu gom khoảng 11.000 tấn, phần còn lại chủ yếu do các nhà vận chuyển rác tư nhân xử lý.
Tranh cãi ý định dùng quân đội trục xuất người nhập cư trái phép của ông Trump
Thượng nghị sĩ Rand Paul của đảng Cộng hòa đã phản đối ý định của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sử dụng quân đội để tiến hành trục xuất hàng loạt những người sống bất hợp pháp tại Mỹ.
Tuần trước, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump xác nhận chính quyền sắp tới của ông dự định ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và sử dụng quân đội Mỹ để tiến hành trục xuất hàng loạt những người nhập cư bất hợp pháp. Ông từng tuyên bố sẽ tiến hành đợt trục xuất lớn nhất lịch sử khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.2025, theo tờ The Guardian.
"Bạn không làm điều đó với quân đội vì điều đó là bất hợp pháp. Nếu họ cử quân đội vào New York và bạn có 10.000 quân diễu hành mang theo vũ khí bán tự động, tôi nghĩ đó là một hình ảnh tồi tệ và tôi sẽ phản đối điều đó", ông Paul nói trên chương trình "Face the Nation của Đài CBS hôm 24.11 (giờ Mỹ).
Ông Paul lưu ý rằng ông ủng hộ ý tưởng trục xuất những người sống bất hợp pháp tại Mỹ có tiền án, nhưng cho rằng các cơ quan thực thi pháp luật được trang bị tốt hơn quân đội để thực hiện vai trò đó, theo Reuters. Ông Paul còn cho rằng "người Mỹ đang có sự ngờ vực về việc đưa quân đội vào đường phố".
Thượng nghị sĩ Mỹ Rand Paul phát biểu với giới truyền thông tại Washington D.C (Mỹ) ngày 9.2. ẢNH: REUTERS
Khi được hỏi liệu đây có phải là lằn ranh đỏ đối với ông hay không và liệu điều này có ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu của ông tại Thượng viện để xác nhận việc Tổng thống đắc cử Trump chọn Thống đốc bang Nam Dakota Kristi Noem làm Bộ trưởng An ninh Nội địa hay không, ông Paul trả lời: "Tôi sẽ không ủng hộ và sẽ không bỏ phiếu cho việc sử dụng quân đội tại các thành phố của chúng ta".
Ông Paul nhấn mạnh rằng các đặc vụ từ Cục Điều tra liên bang (FBI), Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ và Cơ quan Bảo vệ biên giới và Hải quan Mỹ có thể thực hiện các cuộc trục xuất này.
Trong khi đó, bà Karoline Leavitt, phát ngôn viên cho nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Trump, ngày 24.11 nhấn mạnh trong một tuyên bố: "Tổng thống Trump sẽ huy động mọi quyền lực liên bang và tiểu bang cần thiết để tiến hành chiến dịch trục xuất tội phạm bất hợp pháp, kẻ buôn ma túy và kẻ buôn người lớn nhất trong lịch sử Mỹ, đồng thời giảm chi phí cho các gia đình".
Bà Leavitt còn nhấn mạnh cử tri Mỹ đã trao cho ông Trump "quyền thực hiện những lời hứa mà ông ấy đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử, như trục xuất tội phạm nhập cư và khôi phục sự vĩ đại của nền kinh tế".
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng các đề về xuất nhập cư cứng rắn của Tổng thống đắc cử Trump, bao gồm cả kế hoạch trục xuất hàng loạt gây tranh cãi, có thể gây thiệt hại về kinh tế, với những ngành của Mỹ phụ thuộc nhiều vào lao động nước ngoài như nông nghiệp và xây dựng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, theo AFP.
Giới chức Mỹ ước tính có khoảng 11 triệu người nhập cư trái phép đang sinh sống tại Mỹ, phần lớn trong số họ đến từ Mexico. Theo ước tính gần đây của Trung tâm nghiên cứu Pew, có khoảng 8,3 triệu người nhập cư trái phép tham gia lực lượng lao động ở Mỹ vào năm 2022. Con số này tương đương với chưa đầy 5% lực lượng lao động nói chung, theo AFP.
"Ngày nay, các thành phố của chúng ta tràn ngập người nhập cư bất hợp pháp. Người Mỹ đang bị đẩy ra khỏi lực lượng lao động và công việc của họ bị tước đoạt", ông Trump từng nói trong chiến dịch tranh cử của mình.
Tuy nhiên, thực tế phức tạp hơn; nhiều ngành có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất lâu nay đã phải vật lộn để thu hút lao động Mỹ, theo AFP.
"Ngành xây dựng, nông nghiệp lẫn dịch vụ khách sạn sẽ bị ảnh hưởng, Hội đồng Nhập cư Mỹ (AIC), một tổ chức phi lợi nhuận, dự đoán trong một báo cáo gần đây về kế hoạch trục xuất của ông Trump, theo AFP. Các vụ trục xuất cũng sẽ ảnh hưởng đến "hơn 30%" thợ trát tường, thợ lợp mái và thợ sơn, cùng với 25% nhân viên vệ sinh, theo báo cáo.
New York đẩy nhanh việc thu phí giao thông ở Manhattan dù ông Trump phản đối Bộ Giao thông Mỹ hôm 22.11 đã thông qua đề xuất của chính quyền thành phố New York (bang New York) về việc áp phí từ 9 USD cho xe cộ lưu thông ở khu Manhattan, bắt đầu từ ngày 5.1.2025. Khu Manhattan của thành phố New York (bang New York, Mỹ) khét tiếng vì tình trạng kẹt xe. ẢNH: REUTERS Thành phố...