Thủng màng nhĩ có biểu hiện như thế nào?
Thủng màng nhĩ là một tình trạng thường gặp trong chuyên ngành tai mũi họng, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Vậy thủng màng nhĩ do đâu, có biểu hiện thế nào?
Thủng màng nhĩ là khi màng nhĩ xuất hiện một lỗ thông thương giữa ống tai ngoài và hệ thống tai giữa. Màng nhĩ là một lớp mô liên kết có 3 lớp, gồm lớp da ở mặt ngoài, liên tục với da ống tai, lớp niêm mạc ở mặt trong, liên tục với niêm mạc tai giữa, và lớp mô sợi ở giữa.
Màng nhĩ có chức năng dẫn truyền âm thanh, khuếch đại âm thanh, bảo vệ tai giữa. Khi màng nhĩ bị thủng, chức năng đó không còn toàn vẹn và người bệnh sẽ giảm thính lực một mức độ nhất định.
Thủng màng nhĩ có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên thường gặp nhất là ở độ tuổi nhi đồng đi kèm với viêm tai giữa. Lứa tuổi thanh thiếu niên, trung niên thì chấn thương gây thủng nhĩ là nguyên nhân thường gặp, nam giới nhiều hơn nữ giới.
1. Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ
Có nhiều nguyên nhân có thể gây thủng màng nhĩ, chia làm hai loại chính là chấn thương và viêm nhiễm.
Chấn thương
Chấn thương trực tiếp: Do các vật nhọn đâm vào màng nhĩ, thường do lấy ráy tai không cẩn thận, hoặc do các vật thể lạ như hạt, đinh, que, kẹp… bị rơi vào tai.
Chấn thương gián tiếp: Do sự thay đổi áp lực giữa tai ngoài và tai giữa quá lớn, làm màng nhĩ không chịu được và bị thủng. Các tình huống thường gặp là bị tát tai, đi máy bay, lặn sâu, nổ súng, nổ bom…
Chấn thương đầu nặng: Do tai nạn giao thông, ngã, đánh nhau… gây vỡ xương sọ, làm tổn thương đến cấu trúc của tai giữa và tai trong, bao gồm cả màng nhĩ.
Viêm nhiễm
Video đang HOT
Khi màng nhĩ bị thủng người bệnh sẽ giảm thính lực một mức độ nhất định.
Viêm tai giữa cấp: Do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào tai giữa, gây viêm nhiễm và tích tụ dịch mủ trong hòm nhĩ, làm tăng áp lực và đẩy màng nhĩ ra ngoài, gây thủng màng nhĩ. Viêm tai giữa cấp thường do nhiễm trùng từ mũi họng lan lên qua ống Eustachio, hay gặp ở trẻ em.
Viêm tai giữa mạn tính: Do viêm tai giữa cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, gây viêm nhiễm kéo dài và tiêu hóa màng nhĩ, tạo ra các lỗ thủng lớn và khó liền lại. Viêm tai giữa mãn tính thường gặp ở người lớn, có thể gây ra các biến chứng như viêm xương chũm, viêm não màng não, viêm màng não…
2. Dấu hiệu thủng màng nhĩ
Triệu chứng của thủng màng nhĩ thường là:
Thủng màng nhĩ đột ngột: Có cảm giác đau nhói trong tai, ù tai, chảy máu tai, chóng mặt, buồn nôn, nôn và có thể dẫn đến mất thính lực (điếc tai).
Thủng đơn thuần sẽ điếc nhẹ, giảm khả năng nghe.
Thủng màng nhĩ nguyên nhân do viêm tai giữa cấp: Triệu chứng sốt, ăn uống kém kèm đau nhức trong tai, ù tai hoặc nghe kém. Khi màng nhĩ thủng, mủ thoát ra được ngoài ống tai thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm đi.
Nhìn chung, thủng màng nhĩ thường có tiên lượng tốt và ít khi có biến chứng. Lỗ thủng màng nhĩ do chấn thương thường tự lành mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, thủng màng nhĩ cũng cần được khám và đánh giá, tùy thuộc vào kích thước lỗ thủng, vị trí lỗ thủng, và triệu chứng đi kèm, để quyết định điều trị.
Khi bị thủng màng nhĩ, có dấu hiệu nghe kém, cần tới chuyên khoa để thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân. Thủng màng nhĩ đơn thuần có thể tự liền từ sau vài tuần đến một tháng. Tuy nhiên nếu thủng màng nhĩ do nhiễm trùng lâu ngày sẽ gây viêm xương chũm làm giảm khả năng nghe nghiêm trọng và có thể biến chứng viêm màng não, áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch hoặc liệt mặt.
Nên thận trọng khi vệ sinh tai cho trẻ.
3. Điều trị thủng màng nhĩ
Điều trị thủng màng nhĩ cơ bản là điều trị hỗ trợ, vì màng nhĩ có khả năng tự lành rất tốt, miễn là giữ tai khô sạch, do môi trường ẩm ướt có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát. Nếu nguyên nhân thủng nhĩ là chấn thương, kháng sinh thường không cần thiết.
Với các nguyên nhân nhiễm trùng (viêm tai ngoài, tai giữa, nấm) thì điều trị nguyên nhân, sau đó cũng là giữ tai khô sạch, và màng nhĩ sẽ tự lành. Tuy nhiên, với các lỗ thủng rộng, hoặc vị trí thủng ở góc phần tư sau trên, hoặc các lỗ thủng chậm lành, hoặc có nghe kém đi kèm, bệnh nhân cần được can thiệp y tế. Các bác sĩ có thể phẫu thuật vá nhĩ, sau phẫu thuật cần tránh nước vào tai, không bơi lội và đội mũ tắm để chống nước khi tắm; khi hắt hơi nên mở miệng để không gây tăng áp lực lên tai.
Phẫu thuật vá nhĩ nội soi là phương pháp phẫu thuật an toàn, ít xâm lấn, vết thương mau lành. Thời gian phẫu thuật 60-90 phút. Người bệnh có thể xuất viện sau hai ngày hậu phẫu.
Phòng tránh bệnh tai mũi họng
Nhiều người nghĩ rằng đau họng hay viêm mũi là bệnh xoàng xĩnh. Tuy nhiên, bệnh ở tai mũi họng gây khó chịu và dẫn tới nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh tai mũi họng
Theo bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, nhắc đến bệnh tai mũi họng, nhiều người thường đề cập đến thời tiết, môi trường.
Những tác nhân không kém nguy hại của bệnh còn đến từ chính những thói quen rất phổ biến trong sinh hoạt đời sống như:
Thói quen sinh hoạt: Uống nước đá, nằm máy lạnh thường xuyên, đi bơi ở những bể bơi còn nhiều hóa chất... là điều kiện thuận lợi cho bệnh tai mũi họng phát sinh và phát triển.
Vệ sinh cá nhân kém: Vệ sinh cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng để phòng tránh những bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc bệnh lý tai mũi họng.
Nghe headphone với âm lượng lớn: Nhiều người bệnh đến bác sĩ trong tình trạng tai bị chấn thương âm do nghe tai nghe tần số quá cao, nếu không được điều trị kịp thời tai sẽ dần bị điếc. Thực tế, không ít người đã bị giảm thính lực vĩnh viễn do dùng tai nghe.
Hút thuốc và lạm dụng bia, rượu: Thuốc lá là tác nhân số một gây ung thư vòm họng, rượu có thể làm bỏng thanh quản. Các tác hại này trở thành cơ hội để rất nhiều loại bệnh tấn công vòm họng như viêm họng, viêm amidan...
Sử dụng thuốc sai cách: Lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh trong điều trị khiến cơ thể bị "lờn" thuốc. Tình trạng này xảy ra khiến việc tái phát các bệnh tai mũi họng là rất cao, và việc điều trị trở nên khó khăn hơn bình thường.
Bên cạnh đó, việc dùng thuốc không đúng liều, không đúng cữ, không tái khám theo lời hẹn của bác sĩ, sử dụng toa thuốc cũ,... là nguyên nhân khiến bệnh tai mũi họng hay tái phát.
Bác sĩ khuyến cáo các biện pháp phòng chống bệnh tai mũi họng
Đối với người lớn, bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương khuyến cáo, các biện pháp phòng chống bệnh tai mũi họng dưới đây như sau:
- Luôn luôn giữ ấm là điều rất quan trọng, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi khi trời lạnh.
- Dùng khẩu trang hoạt tính khi đi ra ngoài đường nhằm hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.
- Vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý.
- Hàng ngày nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
- Rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây nhiễm vi khuẩn. Khi ho hoặc hắt hơi cần dùng tay che miệng và mũi.
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống điều độ, nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả. Năng tập thể dục thể thao.
Đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, hợp vệ sinh, uống đủ nước. Tuyệt đối tránh cho trẻ tiếp xúc với các môi trường có nhiều bụi bặm và khói thuốc (các ông bố nghiện thuốc lá cần hết sức lưu tâm vấn đề này).
Vào những khi thời tiết trở lạnh, nên chú ý giữ ấm cho trẻ, đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh dẫn đến mắc các bệnh về mũi họng. Cùng với đó, chú ý thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giữ nhà cửa thông thoáng.
Rèn luyện cho trẻ thói quen tự giác đánh răng, rửa mặt, súc miệng sẽ là phương cách hữu hiệu nhất ngăn ngừa vi khuẩn có thể tấn công trẻ.
Khi có các biểu hiện của bệnh tai mũi họng, không tự đi mua thuốc uống hoặc dùng lại đơn thuốc được kê từ lần trước, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Lấy thành công hạt hồng xiêm tại gốc phế quản phổi Thông tin từ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, các bác sĩ khoa Tai mũi họng của bệnh viện đã tiến hành gắp dị vật thành công cho một trường hợp hóc hạt hồng xiêm tại vị trí gốc phế quản phổi. Người bệnh cho biết, trong lúc ăn hồng xiêm người bệnh không may bị sặc và hóc hạt...