Thung lũng Silicon quá khứ màu hồng của cái nôi công nghệ thế giới
Thung lũng Silicon từng là nơi diễn ra hàng loạt các cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ.
Những năm 1960 là sự ra đời của chip bán dẫn, những năm 1990 là sự bùng nổ của internet, và gần đây nhất là cơn sốt smartphone càn quét khắp thế giới cũng bắt đầu ở đây. Đây là cái nôi quy tụ hầu hết những thiên tài công nghệ với những phát minh có thể thay đổi cuộc sống của hàng triệu người. Tuy nhiên, có lẽ trong tương lai vùng đất biểu tượng này sẽ không còn màu hồng như trước nữa.
Cứ vào mỗi tối thứ 6 hoặc thứ 7 hàng tháng, giới tri thức tại thung lũng Silicon rủ rê nhau tham dự các buổi tiệc thác loạn, sử dụng chất kích thích. Sự kiện thường diễn ra tại tòa biệt thự Pacific Heights tọa lạc ở San Francisco hoa lệ hay khu nhà hào nhoáng dưới chân đồi Atherton.
Vào những dịp đặc biệt, các buổi tiệc còn được tổ chức ở thung lũng Napa hay vùng biển thuộc quyền sở hữu của một tay chơi Malibu, hoặc dong buồm ra tận ngoài khơi mũi Ibiza.
Tính chất của những buổi tiệc kiểu này chỉ xoay quanh hai chủ đề: chất kích thích. Những người tham dự không hề tỏ thái độ xấu hổ khi được hỏi về vấn đề này và xem đó là chuyện bình thường. Hơn nữa, họ còn cảm thấy tự hào và mạnh miệng tuyên bố đó là một cách phá vỡ những nguyên tắc truyền thống, giúp họ hoạt động tích cực hơn trong giới công nghệ.
Bữa tiệc của các ông lớn công nghệ
Tất cả những người tham dự vào các bữa tiệc kiểu này đều là các ông lớn, nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp nổi tiếng có máu mặt trong ngành công nghệ. Một vài người trong số đó còn là trụ cột của thung lũng Silicon và đa số đều là nam nhân, trong khi số khách là nữ giới thì đến từ mọi tầng lớp khác nhau. Nhan sắc và tuổi tác là hai yếu tố quan trọng giúp họ có được chỗ đứng tại thung lũng Silicon và một tài khoản ngân hàng không bao giờ vơi tiền.
Bức tranh chế lại bữa tiệc của dân công nghệ thung lũng Silicon.
Những người phụ nữ tham dự vào buổi tiệc hạng nặng kiểu này đa số làm việc trong ngành công nghệ tại Bay Area, một số khác đến từ Los Angeles và nhiều vùng bang khác. Họ chủ yếu làm trong các ngành nghề đòi hỏi các mối “quan hệ” rộng và sâu như bất động sản, chăm sóc khách hàng hay quan hệ công chúng.
“Để phân biệt giữa những buổi tiệc giao lưu bình thường với những bữa tiệc , hãy nhìn vào số lượng nữ giới tham gia”, một người tham dự chia sẻ.
“Ở trong chăn mới biết chăn có rận”, trái với vẻ ngoài hào nhoáng, bề thế của thung lũng Silicon, ít ai biết rằng nữ giới làm việc tại đây luôn bị đè bẹp, áp bức bởi nam giới. Theo lời của một nhân viên nữ tại đây, những bữa tiệc đã trở thành một văn hóa không thể thiếu và nữ giới tận dụng chúng để tự giúp họ thăng tiến. Thế nên, chuyện một ông lớn ngủ với hàng tá phụ nữ cùng lúc là chuyện thường ngày ở huyện.
“Đúng vậy, việc này nghe thật kinh tởm nhưng nó đâu có vi phạm pháp luật”, nhân viên nữ giấu tên trả lời.
Các bữa tiệc tại thung lũng Silicon còn được phân chia thành nhiều loại khác nhau, có loại chỉ nhằm mục đích tìm kiếm bạn tình mà không sử dụng bia hoặc chất kích thích. Loại còn lại sử dụng chất kích thích hạng nặng nhằm gia tăng khoái cảm, thác loạn thâu đêm suốt sáng.
Nam giới khi tham dự có thể dẫn theo số lượng khách nữ tùy thích, nhưng tuyệt đối không được đi một mình. Facebook, Snapchat và nhiều mạng xã hội khác được dùng thay cho thiệp mời dự tiệc.
Đương nhiên, mọi người sẽ ngầm hiểu tính chất của buổi tiệc và tự chuẩn bị sửa soạn những thứ cần thiết qua những lời mời mọc đầy ẩn ý, chẳng hạn “Tối nay tụi mình cùng đi dự buổi tiệc độc quyền, siêu hot tại biệt thự này nhé”, hoặc “Ông lớn này mời tụi mình đến buổi tiệc kia”…
Những buổi tiệc dùng chất kích thích được tổ chức hàng tháng tại thung lũng Silicon.
Theo lời kể lại của một vài người tham dự, khách mời đến trước buổi tối và phải vượt qua một vòng kiểm tra, bạn sẽ bị mời đi nếu không có tên trong danh sách. Sau đó, mọi người cùng nấu ăn, trò chuyện và tự do giao lưu với nhau cùng với nước uống có cồn nhẹ.
Tiếp theo, tiết mục chính bắt đầu. Đủ loại thuốc kích thích được phục vụ từ Ectasy đến Molly (một dạng chất cấm tổng hợp) nhằm giúp mọi người trở nên “thân thiết” với nhau hơn. Một liều Ectasy hay Molly cung cấp năng lượng cho khách mời phá từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ.
Buổi đêm thành ban ngày, khung cảnh lúc ấy trở nên ma mị, sôi động đến kỳ lạ. Mọi người bắt đầu giao hoan sắc dục với nhau. Trong những ngày sự kiện diễn ra, tất cả hoạt động chỉ xoay quanh ăn, chơi thuốc và lặp lại liên tục.
“Một khi bạn đã quyết định tham dự, bạn sẽ không thể nào quay đầu lại”, một nữ nhân viên giấu tên chia sẻ.
Một lối sống lành mạnh?
Những buổi thác loạn kiểu này diễn ra hàng tháng và được số đông dân công nghệ tại thung lũng Silicon cho rằng đây không phải scandal hay bí mật gì to tát, mà đó là một phong cách sống cách tân.
Mọi người tham gia trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện và không ai giấu diếm điều gì. Người ta tham gia ngay cả khi đã kết hôn hay đang trong một mối quan hệ, tất cả đều mong muốn nương nhờ tại một chốn thiên đường ảo, nhằm trốn tránh thực tại khốc liệt.
Rất nhiều khách mời dẫn theo bạn đời hay người tình cùng tham dự những buổi tiệc . Họ xem đây là một phương thức mở rộng mối quan hệ xã hội hiệu quả.
Đây được cho là lối sống bình thường tại thung lũng Silicon.
Theo Vanity Fair, những doanh nhân giàu có hay ông lớn công nghệ nổi tiếng tìm kiếm bạn tình qua những buổi thác loạn hiện là một công thức chung định hình lối sống hiện đại tại thung lũng Silicon. Đa số những nhân vật hạng A giàu sụ có đời sống tình cảm phức tạp, họ phải đánh đổi tất cả để có được khối tài sản như bây giờ.
Một doanh nhân cho hay thời trẻ anh chỉ dành thời gian cho chơi game, học hành và chưa bao giờ hẹn hò kể cả khi ở lứa tuổi hai mươi. Vì thế, anh cho rằng lối sống buông thả của đồng nghiệp tại thung lũng Silicon là điều dễ hiểu.
Lực lượng ‘đào mỏ’ các đại gia
“Là phụ nữ, họ mới là người lợi dụng chúng tôi, nhắm tới khối tài sản của chúng tôi”, một ông chủ tổ chức bữa tiệc tại thung lũng Silicon trả lời với Vanity Fair khi được hỏi liệu có phải nam giới chủ động dụ dỗ, săn tìm các con mồi là nữ không. Một vài khách tham dự nam giới nắm trong tay khối tài sản lớn còn cho hay có rất nhiều nữ giới chủ động săn đón, tán tỉnh ngay cả khi ngoại hình của họ hoàn toàn không thu hút.
Mặt khác, cô gái tên Aya – một trợ lý làm việc tại Google – tự nhận đã có kinh nghiệm hẹn hò với nhiều loại người tại thung lũng Silicon cho rằng tất cả những lời nói trên chỉ là lời bào chữa cho sự phô trương quá đà của nam giới hay giảm nhẹ hành vi đeo bám của họ.
Elon Musk tình cờ tham dự một sự kiện mà hoàn toàn không hay biết đó là buổi tiệc .
“Dân công nghệ tại thung lũng Silicon nghĩ rằng họ còn đứng trên cả những người nổi tiếng nhất, kể cả đám diễn viên hay vận động viên chuyên nghiệp. Họ quan niệm làm một bộ phim, người ta chỉ xem qua trong một khoảng thời gian nhất định trong khi chế tạo một sản phẩm có thể ảnh hưởng đến người dùng hàng năm trời”, Aya nhận xét.
Để củng cố cho quan điểm của mình, Aya đưa ra một app hẹn hò và danh sách có tên của dân công nghệ tại Silicon, tất cả đều nhắn tin cho cô nhằm gạ gẫm, lôi kéo không hơn không kém. Những mối quan hệ này thường không được lâu dài và nam giới chủ động dừng lại để tìm kiếm các con mồi khác béo bở hơn.
“Tôi nghĩ rằng cái họ cần chỉ là một phương tiện giúp thỏa mãn nhu cầu chứ không phải một người phụ nữ kiềm giữ họ”, Aya chia sẻ.
Thật vậy, làm giám đốc quản lý các ngân hàng đầu tư top đầu có thể bỏ túi hàng triệu USD mỗi năm thì làm nhân viên quèn tại những công ty công nghệ như Uber, Airbnb đến Snapchat cũng có thể kiếm được số tiền tương đương vậy.
Vì thế, cũng không có gì lạ khi người ta thấy Elon Musk, tỷ phú nổi tiếng, giám đốc SpaceX và Tesla, tham dự một buổi tiệc kiểu này tại San Francisco. Nhưng theo người phát ngôn riêng của ông, Elon Musk hiểu nhầm đây chỉ đơn thuần là một buổi tiệc hóa trang.
“Tôi tham dự buổi tiệc và nói chuyện làm ăn với một vài doanh nhân trong vài giờ. Sau đó rời đi lúc 1h sáng vì quá chán nản. Tôi chẳng thấy dấu hiệu gì của một buổi thác loạn sử dụng chất kích thích “, Elon Musk chia sẻ trên trang cá nhân.
Theo người thành công, zing
Đồng sáng lập Paypal - 'bố già' đầu tư mạo hiểm của thung lũng Silicon
Với khối tài sản khoảng 2,5 tỷ USD và danh mục đầu tư trên dưới 80 công ty, bao gồm Facebook, tỷ phú Peter Thiel đang là cái tên nóng hổi trong làng kinh doanh, nhất là khi những quyết định đổ tiền của ông thường đem lại lợi nhuận và hiếm khi thất bại.
Đặc biệt, phong cách làm việc, quan điểm kinh doanh của ông khá "dị" so với nhiều nhà đầu tư cùng thời.
Vô duyên với ngành luật
Peter Thiel sinh ra tại Đức và chuyển đến Vịnh Area- San Francisco khi mới 10 tuổi. Trên thực tế gia đình của Peter đã đến Mỹ từ khi ông mới 1 tuổi nhưng họ phần lớn di chuyển vòng quanh thế giới nhiều lần trước khi định cư ở Foster City- San Francisco.
Ông theo học trường đại học Stanford với chuyên ngành triết học để rồi sau đó lấy bằng cử nhân luật nhưng lại làm biên tập viên của tờ The Stanford Review. Đây cũng là khoảng thời gian ông gặp rất nhiều nhân vật đóng vai trò chủ chốt trong Paypal (sau này được biết đến với cái tên Paypal Mafia) như Keith Rabois, David Sacks hay Reid Hoffman.
Ngoài ra, Peter cũng là một trong những kỳ thủ cờ vua được xếp hạng trên thế giới khi còn rất trẻ. Ông thậm chí đã từng trở thành kỳ thủ có thứ hạng cao nhất trong lứa vận động viên dưới 21 tuổi tại Mỹ.
Trước khi thâm nhập vào ngành công nghệ, Thiel đã từng cố theo mảng luật theo đúng ngành nghề của mình. Cụ thể ông đã tham gia phỏng vấn làm nhân viên cho thẩm phán tối cao Anthony Hennedy và Antonin Scalia nhưng không thành công.
"Vào thời điểm đó, tôi cảm thấy khá kiệt quệ", ông Thiel nói trong quyển tự truyện "Zero to One" của mình.
Nhận ra rằng luật không phải niềm đam mê của bản thân, Thiel quyết định chuyển hướng sự nghiệp của mình theo con đường mới.
Những thương vụ bạc tỷ
Sau khoảng 7 tháng làm trong chuyên ngành luật mình theo học, Thiel quyết định chuyển hướng mới khi nhận công việc môi giới phái sinh tại Credit Suisse, từ đó tích lũy đủ tiền để khởi nghiệp startup Paypal cùng người bạn Max Levchin để rồi sau đó sáp nhập với X.com của Elon Musk.
Sau đó, Paypal phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và được bán lại cho eBay vào năm 2002 với 1,5 tỷ USD. Những người sáng lập ban đầu của startup này, hay còn được gọi là nhóm Paypal Mafia đã trở thành những nhà đầu tư mạo hiểm giàu có nhờ thương vụ trên.
Khi Paypal được bán vào năm 2002, số cổ phần của Thiel trị giá khoảng 55 triệu USD, qua đó giúp ông đủ tiền xây dựng quỹ đầu tư Clarium Capital của riêng mình. Khi Thiel 37 tuổi, quỹ Clarium của ông đã quản lý khối tài sản lên tới 270 triệu USD. Hàng loạt những dự đoán chính xác của Thiel như việc đồng USD sẽ giảm giá vào năm 2003 và tăng trở lại vào năm 2005 đã giúp Clarium đạt được nhiều thành công.
Năm 2004, Thiel cùng Alexander Karp thành lập nên Palantir, một hệ thống sử dụng phần mềm xác minh các vụ lừa đảo tài chính để dò tìm những hoạt động khủng bố. Palantir có thể dựa trên những bức ảnh, video và các số liệu khác để theo dõi hoạt động tội phạm và công ty này đang là một trong những doanh nghiệp thành công nhất ở Thung lũng Silicon.
Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) là một trong những nhà đầu tư sớm nhất vào Palatir. Cho đến hiện tại, Palatir đã gọi vốn được 2,42 tỷ USD với tổng giá trị tài sản lên tới 20 tỷ USD.
Cũng vào năm 2004, Thiel trở thành nhà đầu tư đầu tiên không liên quan gì đến đội ngũ sáng lập bỏ tiền vào Facebook. Ông đã bỏ 500.000 USD tiền đầu tư cho 10% cổ phần, để ngồi vào ghế hội đồng quản trị.
Vào thời kỳ đó, chủ tịch của Facebook là Sean Parker nhắm tới CEO Reid Hoffman của LinkedIn nhưng ông từ chối đầu tư do lo ngại xung đột lợi ích với chính công ty của mình, để rồi hướng Parker qua gặp Thief.
Khi nằm trong ban quản trị, Thiel đã giúp đỡ nhà sáng lập Mark Zuckerberg rất nhiều trong những vòng gọi vốn nhưng ông không hề can thiệp quá sâu vào công việc điều hành hàng ngày. Theo nhiều ước tính, Thiel thu về khoảng 1 tỷ USD lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu Facebook.
Không lâu sau khi gia nhập hội đồng quản trị Facebook, Thiel sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Founders Fund tạo nên danh tiếng ngày nay cho chính bản thân ông. Với quan điểm thế giới đang thiếu sự sáng tạo từ những nhà khởi nghiệp, Founders Fund đã đầu tư hơn 80 startup đình đám như LinkedIn, Yammer hay Yelp và tạo nên những thành công vang dội, đem về tên tuổi cho Thiel.
Tiếp theo những thành công đó, Thiel tiếp tục mở các quỹ đầu tư mạo hiểm như Valar Ventures, chuyên đầu tư ở New Zealand, và Mithril Capital.
Năm 2011, chương trình The Thiel Fellowship được thực hiện với giải thưởng 100.000 USD và 2 năm hỗ trợ cho 20 ứng cử viên trúng tuyển dưới tuổi 20 nhằm giúp họ bỏ học và khởi nghiệp. Bản thân Thiel và đội ngũ của chương trình này cho rằng trường học đang tiêu tốn sinh viên mức chi phí vượt quá những gì họ có thể kiếm được sau này. Bởi vậy các học sinh nên khởi nghiệp càng sớm càng tốt.
Năm 2016, Thiel là một trong số ít những nhà đầu tư ở Thung lũng Silicon ủng hộ kiên định ứng cử viên tổng thống Donald Trump bất chấp quan điểm này đi ngược lại số đông.
Vào tháng 1/2018, nhà đầu tư Thiel đã trở thành tâm điểm chú ý trong hội nghị Đảng Cộng hòa khi kêu gọi sự đoàn kết của người dân Mỹ cũng như cộng đồng công nghệ Silicon. "Trong khi những người phía bên kia chiến tuyến không quan tâm đến bạn thì ngay cả những người bên cạnh bạn cũng chẳng quan tâm đến bạn bởi họ không bắt buộc phải làm như thế", tỷ phú Thiel nói.
Tuy nhiên, câu chuyện điên rồ hơn về nhà đầu tư này còn ở phía trước khi ông đang đầu tư vào công nghệ kéo dài tuổi thọ. Thiel tuyên bố có ý định sống đến 120 tuổi và sẽ tiêm hóc môn tăng trưởng của con người mỗi ngày. Ông đã quyên góp 6 triệu USD cho tổ chức Methuselah Foundation chuyên nghiên cứu công nghệ chống lão hóa. Thiel cũng ký hợp đồng với hãng Alcor, cung cấp dịch vụ đông lạnh cơ thể bị bệnh của con người để có thể duy trì sự sống cho đến khi có phương thuốc chữa trị trong tương lai.
Không chỉ khác biệt mà còn phải tốt hơn
Trong cuốn "Zero to One" của mình, tỷ phú Thiel cho biết người thành công cần tạo nên sự khác biệt, mới mẻ nhưng chúng phải tốt hơn những thứ trước đó, tương tự như khi chúng ta đi từ 0 tới 1. Thậm chí, ông còn không đánh giá cao những doanh nhân mặc vest sang trọng, bảnh bao bởi cho rằng họ đang ngụy trang để bán những sản phẩm có chất lượng thường.
Ngoài ra, việc có quan điểm đối lập với Thiel là điều đáng ủng hộ. Trong khi cả thung lũng Silicon ủng hộ ứng cử viên Hillary Clinton cho chức tổng thống thì Thiel lại quyên góp 1,25 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của tỷ phú Donald Trump. Ông Thiel cho rằng cả 2 ứng cử viên đều có điểm yếu nhưng ông thích yếu tố "ngoại đạo" của tỷ phú Trump hơn phong cách chính trị gia lão luyện của bà Clinton.
Đúng như những gì Thiel đã dự đoán, ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ năm 2016 và đem về chiến thắng vang dội, vượt xa cuộc đầu tư vào Facebook cho Thiel.
Với quan điểm sàng lọc những yếu tố độc đáo, tự chủ, đề cao tính thực chất hơn là vẻ bề ngoài hay những quan điểm thông thường của xã hội, tỷ phú Thiel thường đối đầu với cả thế giới trong nhưng quyết định của mình. Ví dụ như trong giáo dục, ông khuyên giới trẻ nên bỏ học để khởi nghiệp sớm vì số tiền học phí họ bỏ ra không tương xứng với những gì kiếm lại sau này.
Theo người thành công, kicoworking
Khởi nghiệp ở Mỹ, startup Việt có cơ hội và gặp khó khăn gì? Việc tạo cơ hội kết nối các startup Việt với hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, trong đó có thung lũng Silicon là một chủ trương đúng đắn. Nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới, trung tuần tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên, Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc...