Thung lũng Silicon có thể làm thay đổi những tính toán ở Biển Đông?
Với Việt Nam, câu trả lời để đối phó với các động thái của Trung Quốc có thể đến từ San Francisco chứ không phải Bắc Kinh hay Washington.
Tàu cá Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
The Diplomat ngày 28/9 đăng bài phân tích của Scott Hartley, thành viên Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết, thung lũng Silicon đang phát triển những công nghệ có thể mang lại sự minh bạch hơn cho những khu vực gặp khó khăn, ví dụ như Biển Đông.
Với 72% diện tích bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước, việc nâng cao nhận thức hàng hải trở thành vấn đề lớn. Hơn 90% của 18 ngàn tỉ USD tổng giá trị thương mại toàn cầu di chuyển thông qua đường hàng hải được điều hành và theo dõi liên tục bởi một số ít hệ thống nhận dạng tự động (AIS).
Về mặt lý thuyết, hệ thống nhận dạng tự động là báo hiệu hàng hải bắt buộc của luật pháp quốc tế cho phép các cơ quan chức năng theo dõi tên, số hiệu, nguồn gốc, điểm đến, tốc độ, chủng loại, hàng hóa và vị trí toàn cầu (GPS) của mỗi con tàu trên đại dương.
Trong thực tế Mỹ đang bị giới hạn bởi đường chân trời của Trái Đất khoảng 50 dặm ngoài khơi bờ biển tính từ điểm theo dõi. Do đó họ không thể mở rộng việc quan sát và theo dõi hoạt động của tàu thuyền hàng hải trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế từ trên bờ. Với những hạn chế này, cách duy nhất để giám sát hiệu quả các tàu trên biển là từ không gian.
Những vệ tinh đang chạy trong quỹ đạo cực Bắc hoặc Nam quét qua các đại dương cho ra các chỉ số hệ thống nhận dạng tự động, nhưng vì chi phí khởi động và phát triển khá cao, mật độ phủ sóng vệ tinh thấp nên hoạt động theo dõi tàu thuyền truyền thống chỉ được cập nhật khoảng 4 lần mỗi ngày.
Tần suất và mức độ theo dõi như vậy sẽ có rất ít bằng chứng cho ngành bảo hiểm hàng hải phải chi tiêu bình quân 32 tỉ USD mỗi năm hoặc bằng chứng cho bên thứ 3 xác minh các trường hợp phạm tội hoặc đánh cá bất hợp pháp.
Vấn đề này có thể được giải quyết bằng vùng phủ sóng vệ tinh lớn hơn, cung cấp hệ thống nhận dạng tự động với tần suất cao hơn. Nếu các con tàu được theo dõi 12 lần mỗi giờ hoặc cứ 5 phút một lần, nó sẽ không chỉ tạo ra sự an tâm cho các công ty vận tải hàng hải chuyên chở khoảng 16 ngàn tỉ USD hàng hóa trên các đại dương, mà còn dễ dàng hơn để chứng minh yêu cầu bảo hiểm, giúp các nhà chức trách ngăn chặn ngư dân đánh cá bắt hợp pháp và nạn cướp biển.
Video đang HOT
Hệ thống nhận dạng tự động hàng hải không chỉ giúp theo dõi và giám sát hoạt động hàng hải mà còn có thể cung cấp các số liệu vi phạm của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông. Hình minh họa, nguồn: The Diplomat.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang hung hăng thúc đẩy tuyên bố chủ quyền (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông và Hoa Đông, chính phủ các nước liên quan đang ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức hàng hải ngoài bờ biển trực tiếp của mình và những gì hệ thống nhận dạng tự động có thể cung cấp. Do đó họ phụ thuộc vào phạm vi bảo hiệm vệ tinh hệ thống nhận dạng tự động thường được cung cấp bởi một đối tác quốc tế.
Biển Đông cung cấp 10% sản lượng đánh bắt cá toàn cầu và mang theo khoảng 5 ngàn tỉ USD kim ngạch thương mại phát sinh mỗi năm và được cho là có dự trữ năng lượng phong phú. Tuy nhiên những dữ liệu đầu tiên được cung cấp bởi Hoa Kỳ còn nặng về chính trị trong một khu vực phức tạp nhằm thiết lập các mối quan hệ.
Trong những năm gần đây Washington đã có những lời đề nghị đến thung lũng Silicon. Thung lũng Silicon không phải thuốc chữa bách bệnh, nhưng nó là trung tâm công nghệ tạo ra sự thay đổi đột phá của thế giới, và nó có thể cung cấp một cái nhìn trực quan, minh bạch giúp giải quyết các vấn đề công cộng.
Thập kỷ qua, Internet đã san phẳng thông tin toàn cầu, trong khi lợi nhuận tăng theo quy mô đã làm giảm chi phí và mở rộng thông qua các “siêu máy tính” trong túi của bạn, còn được gọi là điện thoại thông minh. Những rào cản rườm rà của hệ thống phần cứng khi khởi động, ngày nay đã được giải quyết bởi thuật toán đám mây cho phép các công ty duy trì cấu trúc, phát triển nhanh hơn với vốn đầu tư ít hơn.
Kết quả của những xu hướng này có nghĩa là giá rẻ hơn, công nghệ khởi động nhanh hơn ở một phạm vi rộng rãi hơn. Spire, một doanh nghiệp ở thung lũng Silicon đã tung ra dịch vụ cung cấp dữ liệu vệ tinh nano ra thị trường phi truyền thống toàn cầu từ văn phòng ở San Francisco với 25 triệu USD đầu tư. Spire đang xây dựng chòm vệ tinh nhỏ để giải quyết vấn đề thương mại hàng hải toàn cầu và an ninh.
Thung lũng Silicon không phải chiếc chìa khóa vạn năng, nhưng hữu ích cho các vùng biển phức tạp như Biển Đông.
Chòm vệ tinh nano của Spire sẽ giám sát 3/4 diện tích bề mặt trái đất bao phủ bởi nước, cung cấp dữ liệu phù hợp về tất cả các tàu mỗi giờ, cải thiện tần số hệ thống nhận dạng tự động cũng như mức độ nhận thức hàng hải với chi phí thấp và khả năng lặp đi lặp lại cao hơn.
Trong khi các dự án không gian vũ trụ quy mô lớn có chi phí hàng trăm triệu USD, các vệ tinh loại này chỉ có giá ở con số hàng ngàn USD, kết quả là tốc độ cập nhật được cải thiện với các phầm mềm có tốc độ nhanh hơn, phạm vi lớn hơn.
Đối với những nước đang tìm cách cải thiện nhận thức hàng hải (MDA) xung quanh các vùng biển của họ như Nhật Bản, Philippines hay với Việt Nam, câu trả lời để đối phó với các động thái của Trung Quốc có thể đến từ San Francisco chứ không phải Bắc Kinh hay Washington. Những dữ liệu họ được cung cấp bởi một bên thứ 3 tư nhân không phụ thuộc vào vấn đề chính trị sẽ cung cấp dữ liệu thô hỗ trợ họ đẩy lùi các hoạt động phi pháp thông qua ngoại giao và luật pháp quốc tế.
Nhìn chung thung lũng Silicon không phải là câu trả lời cho mọi vấn đề, nhưng nó cung cấp một công nghệ tốt, làm giảm chi phí và tăng hiệu quả quản lý, giám sát trong lĩnh vực hàng hải, an ninh, có thể ảnh hưởng tích cực đến hòa bình, ổn định trong khu vực.
Theo Giáo Dục
California sẽ bị tách thành 6 bang nhỏ?
Một nỗ lực lâu nay nhằm chia bang California của Mỹ thành 6 bang nhỏ vừa có một diễn biến mới, khi một tỷ phú đứng sau đề xuất này cho biết ông đã thu thập đủ chữ ký để đưa vấn đề ra bỏ phiếu trong 2 năm nữa.
Tỷ phú Timothy Draper, người đề xuất kế hoạch chia California thành 6 bang nhỏ.
Timothy Draper, người sáng lập một công ty đầu tư mạo hiểm tại Thung lũng Silicon từng đầu tư vào Twitter, Skype và Tesla và các công ty khác, đã vận động trong nhiều tháng qua về một sáng kiến bỏ phiếu nhằm chia bang đông dân nhất nước Mỹ thành các bang nhỏ hơn.
Ông Draper hôm 14/7 cho biết chiến dịch vận tách bang California đã thu thập được nhiều hơn 808.000 chữ ký cần thiết để đưa đề xuất ra bỏ phiếu vào tháng 11/2016.
Theo ông Draper, bang California hiện thời có diện tích quá lớn và quá đa dạng về văn hóa xã hội. Tỷ phú này nói rằng việc chia nhỏ sẽ giúp quản lý hiểu quả hơn, mang lại lợi ích cho toàn thể người dân.
"Kế hoạch rất quan trọng vì nó giúp tạo ra một chính phủ sáng tạo hơn, thuận lợn hơn, và điều đó có lợi cho tất cả người dân California", Roger Salazar, một phát ngôn viên của chiến dịch, nói.
Tuy nhiên, kế hoạch trên cũng gây ra những bất đồng phe phái trên khắp California. Những người phản đối thì nói rằng đề xuất ít có khả năng nhận được sự ủng hộ của cử tri. Thậm chí nếu hội đủ sự ủng hộ, đề xuất cũng phải được quốc hội thông qua - điều mà những người chỉ trích nói là không có khả năng xảy ra.
Kế hoạch chia nhỏ California thành 6 bang gồm: Jefferson, Bắc California, Thung lũng Silicon, Trung California, Tây California và Nam Calfornia.
"Điều này chỉ lãng phí thời gian, năng lượng và tiền bạc. Nó sẽ làm tổn tại tới thương hiệu California", Steven Maviglio, một chiến lược gia chính trị đảng Dân chủ, người đã thành lập một nhóm có tên gọi OneCalifornia cùng chiến lược gia Cộng hòa Joe Rodota để chống lại kế hoạch của tỷ phú Draper, nhận định.
Theo kế hoạch của ông Draper, bang California được tách thành 6 bang nhỏ, gồm: Jefferson, Bắc California, Thung lũng Silicon, Trung California, Tây California và Nam Calfornia.
Những người ủng hộ nói rằng việc chia nhỏ California sẽ tạo ra một môi trường thân thiện với kinh doanh hơn, giải quyết các vấn đề nước sạch và giảm ùn tắc giao thông.
California nằm ở bờ biển phía tây nước Mỹ. Với diện tích 423.970 km2, đây là bang lớn thứ 3 của Mỹ, sau Alaska và Texas. California cũng là bang đông dân nhất nước Mỹ, với 38 triệu người.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
10 thành phố công nghệ nổi tiếng Mặc dù công nghệ đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới, không ít thành phố đặc biệt nổi lên với danh hiệu "trung tâm công nghệ". Nếu là một người yêu công nghệ và phiêu lưu, danh sách dưới đây sẽ mang đến gợi ý về những điểm dừng chân thú vị trên hành trình khám phá. Tất cả những thành...