Thung lũng búp bê rùng rợn ở Nhật
Trong khoảng thời gian 10 năm, Ayano Tsukimi đã làm khoảng 350 con búp bê với đủ kích cỡ, mỗi một con búp bê như vậy là đại diện cho một người dân trong ngôi làng cũ.
Khi nghệ sĩ Nhật Bản Ayano Tsukimi trở về ngôi làng mình từng sống cách đây 11 năm, nơi đây đã thực sự hoang tàn, không còn là nơi mà cô từng được biết trước đó.
Hầu như không có người sống xung quanh nữa, vì vậy mà cô quyết định phục hồi lại nơi mình từng sống bằng những con búp bê làm bằng tay.
Những con búp bê có thể được nhìn thấy rải rác ở trong làng, trên cánh đồng, trên đường, bên phía ngoài ngôi trường học bị bỏ hoang.
Trong khoảng thời gian 10 năm, Ayano Tsukimi đã làm khoảng 350 con búp bê với đủ kích cỡ, mỗi một con búp bê như vậy là đại diện cho một người dân trong ngôi làng cũ.
Nagoro là một ngôi làng hẻo lánh, nằm sâu trong thung lũng của đảo Shikoku. Ngôi làng từng là một trung tâm nhộn nhịp với một con đập, một công ty lớn và hàng trăm người dân sinh sống ở đó. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, những người trẻ tuổi quyết định rời bỏ ngôi làng vĩnh viễn để chuyển đến các thành phố lớn sinh sống và tìm kiếm việc làm tốt hơn, nên ngôi làng chỉ còn lại những người già.
Chính việc rời bỏ đã làm cho dân số ngôi làng càng ngày càng suy giảm, số chết vì bệnh tật, số chết vì già mà ngày nay, Nagoro chỉ có 37 người sinh sống và dĩ nhiên con số này là ít gấp nhiều lần so với những con búp bê mà nghệ sĩ làm ra tính đến thời điểm này.
Video đang HOT
Nghệ sĩ Ayano còn nghĩ là trong một thời gian nữa có thể sẽ chuyển đến sống trong ngôi làng và nghỉ lại dài lâu hơn bất cứ ai khác từng ở đó.
Đây là một ý nghĩ rất đáng sợ khi sống ở ngôi làng gần như hoang tàn đó, nhưng sở thích làm búp bê kỳ lạ của Ayano thì cũng thực sự dễ hiểu.
Nghệ sĩ Ayano nói “Khi tôi làm búp bê về người chết, tôi nghĩ về họ, nghĩ về thời điểm họ vẫn còn sống và khỏe mạnh”, cô cũng nói thêm “Những con búp bê giống như là con trẻ của mình vậy”.
Tài năng làm búp bê của nghệ sĩ vẫn duy trì sự ẩn dật, cho đến khi một năm sau đó cô quay trở về nhà mình. Trong năm đầu tiên, cô cố gắng chăm chỉ gieo những hạt giống trên cánh đồng, nhưng không có hạt nào trong số ấy nảy mầm. Vì vậy, cô quyết định làm một bù nhìn và con bù nhìn ấy đã thực sự trông giống như cha của cô lúc sinh thời.
Kể từ lần đó, Ayano đã không ngừng nghỉ làm những con búp bê, làm đầy ngôi làng của cô với những người mà cô từng biết trước đó. Công việc của cô gần đây đã được đề cập trong một tài liệu mang tên là “thung lũng của những con búp bê” được nhà báo kiêm nhiếp ảnh gia Fritz Schumann thực hiện.
Fritz Schumann đã khám phá thế giới búp bê của nghệ sĩ Ayano một cách chi tiết, kiểm tra, giải thích kỹ thuật và động cơ mà thúc giục nghệ sĩ làm ra những con búp bê.
Nghệ sĩ Ayano rất tài giỏi trong việc tạo hình khuôn mặt của các cô các bà lớn tuổi trong làng, nghệ sĩ còn cho biết làm những biểu hiện trên khuôn mặt búp bê là phần khó nhất. Nhất là cử động của đôi môi, véo nhẹ trên má búp bê cũng khiến cho khuôn mặt búp bê trở nên giận dữ, hay kéo những sợi dây ở miệng thì búp bê sẽ mỉm cười.
Trong ngôi trường cũ đã đóng cửa cách đây hai năm, chỉ có hai học sinh và một giáo viên. Bây giờ, nghệ sĩ đã làm ra nhiều học sinh, giáo viên và hiệu trưởng. Nghệ sĩ cho biết, cô không thích làm những con búp bê kỳ lạ, nhưng có lẽ là do khung cảnh nơi búp bê được đặt vào khiến cho nó trở nên đáng sợ theo cách mọi người nhìn nhận.
“Tôi đã nghĩ mọi người sẽ quan tâm và chụp ảnh nếu tôi đặt những con búp bê ở lối vào của thung lũng. Tôi đặt chúng trên cánh đồng, như đang làm việc hay đang đứng chờ ở trạm xe buýt”. Nhưng Ayano thừa nhận rằng không phải ai cũng có thể thích những con búp bê của mình. “Ngay cả khi họ không nói trực tiếp, nhưng một số người có thể cảm thấy sợ hãi vì trông vào chúng rất thật”. Cô cũng nói thêm: “Những con búp bê không sống lâu như con người. Chúng chỉ có thể tồn tại tối đa đến ba năm”.
Ayano gặp nhiều khó khăn để đương đầu với cuộc sống trong một ngôi làng bỏ hoang như Nagoro. Nhưng cô đã phát triển theo cách riêng của mình để làm việc và sống ở đó. “Tôi không nghĩ về cái chết. Phải mất 90 phút để đến một bệnh viện tư. Vì vậy, nếu có một điều gì đó xảy ra, có lẽ tôi sẽ chết trước khi đi đến bệnh viện cấp cứu. Nhưng tôi không nghĩ rằng cái chết là đáng sợ. Có lẽ tôi sẽ mãi mãi tồn tại”.
Theo ngôi sao
Đại lộ cây tuyết tùng dài nhất thế giới ở Nhật Bản
Đại lộ tuyết tùng ở Nikko là tài sản văn hóa và là đại lộ duy nhất được Chính phủ Nhật Bản chọn cả hai mặt là một địa điểm di tích lịch sử đặc biệt và đài tưởng niệm tự nhiên đặc biệt của quốc gia.
Con đường cây dài 37 km ở thành phố Nikko, Nhật Bản được đưa vào sách kỷ lục Guinness như đại lộ rợp bóng cây dài nhất thế giới được tạo ra gần 400 năm trước.
Đại lộ là những cây tuyết tùng được trồng xếp hàng dài ngay ngắn nằm ở hai bên vệ đường, được gọi là Sugi.
Cây tuyết tùng do lãnh chúa phong kiến, Matsudaira Masatsuna trồng trong khoảng thời gian 20 năm, bắt đầu từ năm 1625. Matsudaira Masatsuna là thuộc hạ cao cấp của tướng quân Tokugawa Ieyasu (vị tướng đầu tiên của Mạc phủ Tokugawa). Sau khi tướng quân Tokugawa Ieyasu chết vào năm 1616, Masatsuna Matsudaira đã tiến hành xây dựng ngôi đền Nikko Toshogu và bắt đầu trồng cây tuyết tùng Nhật Bản dọc theo con đường chính như một lối vào dẫn đến ngôi đền.
Người ta ước tính có khoảng 200.000 cây tuyết tùng được trồng trong giai đoạn này. Việc đốn hạ cây để xây dựng con đường được thực hiện ở quy mô lớn và cũng như xe cộ vận chuyển đã từng lưu tới khu vực này không ngơi ngớt mà làm cho một lượng lớn cây bị chết, số lượng cây giảm đi rất nhiều và hiện nay chỉ còn 13.000 cây.
Trở lại thời kỳ Edo, đại lộ tuyết tùng được sự kiểm soát của văn phòng Nikko Bugyo (viên chức tư pháp địa phương) một cách chặt chẽ nên đại lộ đã được chăm sóc tốt. Bất cứ khi nào cây tuyết tùng khô héo hay bị bật gốc thì chúng đều được phát hiện và cán bộ của làng làm nghĩa vụ thông báo cho văn phòng Nikko Bugyo để giải quyết.
Những cây bị hư hỏng chỉ được chặt bỏ sau khi được sự cho phép của văn phòng Nikko Bugyo và bắt buộc phải trồng cây mới vào đúng vị trí của cây bị hỏng được đốn trước đó. Đồng thời, các ngôi làng dọc theo hai bên đường phải chịu trách nhiệm sửa chữa con đường, làm cỏ và giữ cho toàn bộ đại lộ tuyết tùng sạch sẽ.
Nhưng đến thời Minh Trị, những chính sách hiện đại hóa được đưa ra như công trình dân dụng đã được thực hiện trên toàn quốc. Trong thời gian này, hàng ngàn cây tuyết tùng bị chặt để bảo trì đường bộ. Hơn nữa, kế hoạch đã đưa ra là việc soạn thảo văn bản để thực hiện công cuộc khai thác gỗ ở đại lộ tuyết tùng với quy mô lớn vì mục đích tái thiết tài chính, nhưng may mắn thay kế hoạch này đã dừng lại đúng lúc.
Ngày nay, đại lộ tuyết tùng của Nikko là tài sản văn hóa và là đại lộ duy nhất được Chính phủ Nhật Bản chọn cả hai mặt là một địa điểm di tích lịch sử đặc biệt và đài tưởng niệm tự nhiên đặc biệt của quốc gia.
Theo ngôi sao
Độc đáo hai ngôi làng cổ Nhật Bản Shirakawa và Gokayama là hai ngôi làng cổ nằm ở hai quận quận Gifu và Toyama thuộc miền Trung Nhật Bản. Nơi đây nổi tiếng với những trang trại được xây dựng theo phong cách gassho-zukuri truyền thống, trong đó rất nhiều trang trại đã có trên 250 năm tuổi. Gassh-zukuri trong tiếng Nhật có nghĩa là chấp tay cầu nguyện, bởi vậy...