Thuê xe ôtô tự lái rồi chiếm đoạt: Thủ đoạn cũ, nạn nhân mới
Những tháng đầu năm 2020, tại nhiều tỉnh thành phía Nam như TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, Kiên Giang,… xảy ra hàng loạt vụ thuê ôtô tự lái rồi lừa đảo cầm cố, bán sang Campuchia để chiếm đoạt tiền tỷ.
Thủ đoạn cũ nhưng nhiều người vẫn dính bẫy vì hám lợi nhuận. Sau quá trình lập chuyên án và qua nhiều tháng điều tra, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã khám phá ổ nhóm tội phạm này và khởi tố vụ án, khởi tố bị can 8 đối tượng.
Anh T.V. (nạn nhân của băng nhóm thuê ôtô tự lái chiếm đoạt tài sản) kể lại: “Các đối tượng ăn mặc, nói chuyện rất lịch sự như những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khiến tôi không chút nghi ngờ. Chúng đi khoảng 2 người đến để thuê xe ôtô với giá chênh lệch thực tế so với người khác từ 1 đến 1,5 triệu đồng.
Trong 2 người, có người đóng vai sếp, người còn lại khép nép giống nhân viên cấp dưới. Để tin tưởng hơn, đối tượng cũng đưa ra đầy đủ giấy tờ như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ khẩu để hoàn tất thủ tục thuê xe ôtô. Vừa xong thủ tục, chúng đưa tiền ứng trước nên hoạt động giao xe ôtô diễn ra nhanh chóng. Thời điểm hoạt động kinh tế khó khăn mà được khách hàng hào phóng như vậy thì ai cũng thích…”.
Đối tượng Diệp Kiếm Lâm.
Video đang HOT
Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã xác lập chuyên án đấu tranh để làm rõ hoạt động của băng nhóm trên. Qua nhiều ngày, xác minh nhiều lớp trung gian, trinh sát mới phát hiện được đối tượng cầm đầu tên là Diệp Kiếm Lâm (sinh năm 1985, ngụ phường 10, quận 5, TP Hồ Chí Minh). Nhóm Lâm hoạt động lưu động trong thời gian dài và chiếm đoạt tài sản lớn tại các tỉnh thành phía Nam. Dưới trướng của Lâm có 7 đối tượng. Cả nhóm hoạt động kín kẽ, có sự phân công công việc từng thành viên.
Một chiếc xe tang vật của vụ án.
Quá trình bắt giữ Lâm và đồng bọn, Ban Chuyên án gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, những đối tượng này hầu hết sử dụng ma túy đá, thuê nhà, sống lang thang ở nhiều nơi, không cố định. Quá trình điều tra đến nay, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an bước đầu xác định, từ tháng 3/2019, Lâm cùng với đối tượng tên Út (ở Campuchia), Luận, Lê Đức Thắng, Trần Ngọc Chung, Võ Ngọc Cảnh, Nguyễn Thảo Phương Trang, Trần Thái Trọng Nghĩa Nhân, Chan Kim Thanh và một số đối tượng khác có dính líu đường dây này.
Sau khi thống nhất giá bán, Luận thông báo để Lâm phân công đồng bọn đưa xe ôtô qua biên giới. Bọn chúng đưa xe qua cửa khẩu Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, An Giang giao lại cho Luận mang sang Campuchia bán, cầm cố. Các đối tượng chủ yếu chọn loại xe gầm cao, đời mới, có giá trị từ 800 triệu đồng trở lên. Khi thuê xe, Lâm là người trực tiếp bỏ tiền ra thế chấp cho các chủ xe. Bằng thủ đoạn này, nhóm Lâm đã thực hiện hàng loạt vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại các tỉnh thành phía Nam.
Nhóm đối tượng trong đường dây lừa đảo của Diệp Kiếm Lâm.
Tuy nhiên, vì các ôtô không chính chủ nên chúng chỉ bán được khoảng 25% trị giá xe thực tế. Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an bước đầu làm rõ được 14 vụ với tổng giá tiền thiệt hại hơn 12 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm Lâm còn khai nhận đã thực hiện trót lọt hàng chục vụ chiếm đoạt ôtô khác tại các tỉnh thành.
Ông cụ ăn xin có trong người 12 chứng minh thư, 4 thẻ bảo hiểm, 54 triệu
5 giấy chứng minh nhân dân và 7 căn cước công dân được tìm thấy trong người cụ ông 77 tuổi hành nghề ăn xin. Các giấy tờ này đều trùng thông tin về năm sinh, quê quán, nơi đăng kí hộ khẩu thường trú.
Chiều 17/4, ông Nguyễn Trung Sơn, Chủ tịch UBND phường 4 Quận Tân Bình, TP.HCM cho biết, sáng cùng ngày, công an phường đi tuần tra, kiểm soát người lang thang trên địa bàn và phát hiện cụ ông Đ.V.Đ (sinh năm 1943) đi ăn xin ở giao lộ Út Tịch - Hoàng Văn Thụ nên đưa về trụ sở.
Tại thời điểm được đưa về phường, trong người ông Đ. có hơn 54 triệu đồng, 5 giấy chứng minh nhân dân có số giống nhau, 7 căn cước công dân có số giống nhau, 1 sổ hộ khẩu và 4 thẻ bảo hiểm y tế.
5 giấy chứng minh nhân dân và 7 căn cước công dân đều trùng tên, năm sinh, nguyên quán và nơi đăng kí hộ khẩu thường trú của ông Đ.
Tất cả thông tin về tên, nơi sinh, nguyên quán và nơi đăng kí hộ khẩu thường trú trên các loại giấy tờ trên đều giống nhau, cụ thể, đều mang tên ông Đ., năm sinh 1943, nguyên quán An Giang và có hộ khẩu thường trú tại phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM.
Ông Đ. cho biết, ông đã đi xin tiền được 6 tháng và mỗi ngày ông xin được khoảng 500.000 đồng. Số tiền hơn 54 triệu đồng trong người là do ông Đ. tích cóp sau 3 tháng. Số tiền sau khi xin được, ông Đ. thường đưa cho con trai tên là Đ.T.S. cất giữ.
Được đưa về trụ sở UBND phường, ông Đ. cam kết sẽ không đi xin tiền ngoài đường trong thời gian tới.
Vấn đề 5 giấy chứng minh nhân dân và 7 căn cước công dân đều mang tên ông Đ.V.Đ. đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Hoàng Thuận
Thẻ CCCD gắn chip cần áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm an ninh Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quyết định mẫu, chất liệu thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử. Theo yêu cầu của Thủ tướng, thẻ cần áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo an ninh, an toàn. Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử sẽ hỗ trợ chuyển đổi số quốc gia Ngày 7/10, Văn phòng Chính...