Thuê xe ô tô đưa 900 học sinh vượt lũ đến trường
Do nước lũ lên cao, nhà trường đã phải nhờ các mạnh thường quân góp tiền thuê xe ô tô để chở học sinh đến trường nhằm đảm bảo sự an toàn cũng như việc học của các em.
Xe ô tô được huy động để đưa học sinh đến trường nhằm bảo đảm an toàn cho các em
Sáng 16/9, Trường THCS Phước Tân 1, xã Phước Tân, TP Biên Hòa, (Đồng Nai) đã phải nhờ sự đóng góp của các mạnh thường quân để đưa gần 900 học sinh đến trường để đảm bảo an toàn do nước lũ lên cao.
Thầy Lê Văn Lành, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, sáng nay, khi học sinh đến đầu đường vào trường thì nước vẫn còn ngập khoảng 50 – 60cm so với mặt đường.
Lo ngại các em sẽ gặp nguy hiểm, nhà trường, chính quyền địa phương và các phụ huynh đã thống nhất nhờ sự đóng góp để thuê xe ô tô chở các em vượt đường ngập đến trường. Khoảng gần 40 chuyến xe đã chuyên chở học sinh đến trường an toàn. Sau khi các lớp học đã ổn định, nhà trường đã liên lạc với phụ huynh học sinh để đón các em về sau khi tan học nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Video đang HOT
Các em học sinh được đưa đến trường bằng ô tô do nước lũ dâng cao
Bên cạnh đó, hơn 1.000 học sinh thuộc các khối lớp học buổi chiều đã được nhà trường thông báo cho nghỉ học để tránh lũ.
Trước đó, vào tối 15/9 trên địa bàn thành phố Biên Hòa mưa to đã gây ngập nhiều tuyến đường, trong đó xã Phước Tân là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng.
Đến khoảng 1h sáng cùng ngày, nước lũ bắt đầu lên nhanh gây ngập lụt. Theo một số người dân, do nước từ đầu nguồn đổ về nhanh, trong khi luồng thoát nước qua cầu Bà Bướm bị một số hộ dân lấn chiếm khiến nước không thể thoát được gây ngập.
Vĩnh Thủy
Theo Dantri
Người Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ: Sẽ phải khám sức khỏe định kỳ?
Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo Thông tư "Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước". Trong đó có quy định, chủ cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ phải có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh định kỳ, ít nhất 1 lần/năm tại các cơ sở y tế cấp quận hoặc huyện trở lên.
Quán ăn vỉa hè tiềm ẩn nguy cơ mất ATVSTP
Phải khám sức khỏe 1 lần/năm
Theo dự thảo Thông tư này, hồ sơ theo dõi sức khoẻ của chủ cơ sở và người sản xuất, kinh doanh trực tiếp của cơ sở phải được lưu trữ đầy đủ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, Thông tư yêu cầu cả chủ cơ sở và người sản xuất, kinh doanh trực tiếp phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm còn hiệu lực. Giấy phép này do Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương; các cơ quan được Bộ Công Thương chỉ định thực hiện. Ngoài ra, chủ cơ sở cũng phải ban hành các quy định riêng về an toàn thực phẩm cho người lao động tại đây biết.
Đáng chú ý, những quy định trên được thực hiện song song với quy định tại Thông tư 15/2012/TT-BYT ngày 12-9- 2012 của Bộ Y tế, quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nguyên lãnh đạo Sở Thương mại Hà Nội (nay là Sở Công Thương) cho rằng: "Việc áp dụng các quy định nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm là cần thiết.
Tuy nhiên, ngay ở phạm vi áp dụng đã thấy, dự thảo này dường như chia nhỏ thêm đối tượng áp dụng trong Thông tư 15 của Bộ Y tế, tức là đề cập cụ thể đối tượng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ. Từ đó sẽ dẫn đến chồng chéo trong quy định, trong kiểm tra, và chưa biết hiệu lực thực hiện sẽ đến đâu?".
Thêm "giấy phép con"?
Luật Đầu tư sửa đổi quy định, các điều kiện kinh doanh không được quy định ở Thông tư, mà phải từ Nghị định trở lên. Với những điều kiện còn đang tồn tại thì từ ngày 1-7-2016 sẽ hết hiệu lực. "Như vậy, về mặt pháp lý Thông tư này ra đời không có căn cứ vững chắc" - một chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật đầu tư cho hay.
Về từng nội dung cụ thể, vị chuyên gia này đánh giá có nhiều điểm khó khả thi. Chẳng hạn, chủ cơ sở phải khám sức khỏe, nhưng nếu họ không trực tiếp sản xuất, mà thuê người làm thì việc khám sức khỏe không có hiệu quả cho việc đảm bảo an toàn thực phẩm. "Và một khi, các quy định không thuyết phục, khó thực hiện sẽ dẫn đến "xin-cho", mua giấy khám sức khỏe, mua giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm", vị chuyên gia nói.
Trên thực tế, nhiều quy định đặt ra buộc người sản xuất kinh doanh phải thực hiện và họ cũng phải đi đăng ký, kê khai, khám, nộp đủ các giấy tờ cần thiết, nhưng chỉ để cho có. Trong khi đó, cơ quan quản lý lại kiểm tra rất ít do không đủ nhân lực và nhiều lý do khác nên không biết để xử lý. "Theo tôi, quy định này mang tính tiền kiểm, mà để đạt hiệu quả thì hậu kiểm là quan trọng nhất. Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để quản lý hiệu quả, thực tế hơn" - chuyên gia này nhấn mạnh.
Hiện, cả nước có hàng nghìn hộ kinh doanh cá thể. Nếu các hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ này đều phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và Giấy khám sức khỏe định kỳ thì việc kiểm tra chấp hành quy định đối với lực lượng chức năng cũng không đơn giản.
Theo_An ninh thủ đô
Vượt lũ lớn, đưa người ốm đang bị cô lập đi cấp cứu Sau nhiều ngày bị cô lập, ngày 5/8, bản Sa Lắng và bản Vui trong vùng lũ đã được chính quyền địa phương tiếp cận. Người dân bị ốm đã được đưa bằng thuyền vượt sông đi cấp cứu. Thông tin mới nhất từ UBND xã Thanh Xuân, huyện miền núi Quan Hóa cho biết, ngày 5/8, sau nhiều nỗ lực, chính quyền...